Phân tích mô hình SWOT của công ty G’brand

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu trên thị trường dịch vụ tư vấn thương hiệu ở Việt Nam (Trang 30)

G’brand hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: Tư vấn xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, truyền thông thương hiệu, quản lý và phát triển thương hiệu, tổ chức sự kiện, sản xuất phim quảng cáo, chụp hình quảng cáo, tư vấn chiến lược truyền thông.

Trong tình hình kinh tế hiện nay và những biến đổi của môi trường hoạt động xung quanh, G’brand cũng có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cụ thể:

Điểm mạnh:

+Công ty có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, tiện nghi được sắp xếp và bố trí một cách bài bản, hợp lý tạo điều kiện cho một môi trường làm việc năng động, sáng tạo.

+Có đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động và có trình độ chuyên môn rất cao.Tất cả mọi người đều có lòng đam mê sáng tạo. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của công ty.

+Có cơ cấu nhân sự và các phòng ban được “đo ni đóng giầy” phân công, bố trí rất phù hợp tạo không khí làm việc vô cùng thoải mái, phấn khích.

+Có đội ngũ lãnh đạo công ty và cố vấn “có đẳng cấp cao” và ổn định. Có sự hiểu biết sâu rộng về thị trường nội địa.

+Hiện nay trên thị trường, G’brand có chỗ đứng tương đối ổn định và là một công ty có tiếng ở Hà Nội, được biết đến với vai trò là nhà tư vấn chiến lược, truyền thông, xây dựng thương hiệu và các dịch vụ sáng tạo có uy tín hàng đầu.

+Công ty có lượng khách hàng trung thành cao và tương đối ổn định.

+ G’brand có mối quan hệ rất tốt với lực lượng bên ngoài, các đối tác, các tổ chức trong ngành, có mối quan hệ rất tốt với chính quyền, các ban ngành, tổ chức nhờ vào sự năng động và uy tín của đội ngũ lãnh đạo cấp cao trong công ty.

+Luôn chấp hàng tốt các quy định của Nhà nước, tạo niềm tin cho cơ quan pháp luật và khách hàng.

Điểm yếu:

+Công ty chưa có phòng Marketing nên khiến cho hoạt động truyền thông của công ty không có kế hoạch, không rõ ràng và mọi người cũng chưa thực sự quan tâm.

+Công ty chưa có phòng PR nên khiến cho việc PR cho công ty gặp khó khăn.

+Thông tin trong công ty đôi khi chưa được thông suốt.

+Một số nhân viên trẻ vẫn còn thiếu kinh nghiệm

Cơ hội

+Thị trường truyền thông, xây dựng thương hiệu đang rất rộng mở.

+Ngành quảng cáo, xây dựng thương hiệu tại thị trường Việt Nam đang rất mới

mẻ và phát triển nhanh là cơ hội cho các công ty truyền thông, thương hiệu và cũng là cơ hội rất lớn cho G’brand bởi nó đang là nhu cầu rất lớn, tiến lên cùng bước tiến của các doanh nghiệp trên quốc tế.

+Sự xuất hiện ngày càng nhiều những công ty hoạt động trên cùng lĩnh vực khiến cho tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, thị trường bị thu hẹp lại. Đó

cũng là thách thức không nhỏ cho công ty, đòi hỏi công ty phải đẩy mạnh hoạt động truyền thông hơn nữa-một trong những hoạt động cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh.

+Hiện nay, ngày càng có nhiều quảng cáo gây phản cảm,khiến người dân vô

cùng bức xúc. Và nhà nước cũng đang quan tâm và có những biện pháp siết chặt các quy định về quảng cáo. Vì thế, cần hết sức lưu ý vấn đề này.

+Sự xâm phạm bản quyền quảng cáo, thương hiệu cũng là vấn đề công ty cần

phải quan tâm.

+Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện cho những doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào, hơn nữa truyền thông mới chỉ là ngành mới ở Việt Nam, chưa thực sự sánh ngang tầm với các công ty nước ngoài, điều này đã tạo ra một mối lo ngại lớn đối với những công ty trong nước. Không những thế, những người có trình độ chuyên môn cao rất dễ đầu quân cho các công ty nước ngoài bởi một môi trường làm việc chuyên nghiệp và chế độ lương thưởng hấp dẫn…

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN THƯƠNG HIỆU TOÀN CẦU 3.1. Mô hình truyền thông trực tiếp

3.1.1. Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh luôn là nhân tố vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp. Hiểu được điều này, có thể khẳng định rằng nhân viên kinh doanh sẽ là yếu

tố then chốt làm nên thành công của G’brand trong chiến lược phát triển lâu dài. Nhân viên kinh doanh chính là công cụ kinh doanh phù hợp nhất cho những chiến lược bán hàng đa dạng như:Cá nhân-Cá nhân, Doanh nghiệp-Doanh nghiệp.

Nhân viên kinh doanh chính là “bộ mặt” của một công ty. Hình ảnh, thái độ, tính cách, kiến thức sản phẩm của một người nhân viên kinh doanh khi tiếp xúc và làm việc với khách hàng cũng chính là thước đo thực tế nhất về mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp đó trong mắt khách hàng hay nói một cách khác, chính họ sẽ góp một phần lớn tạo nên danh tiếng cho doanh nghiệp. Từ đó, hệ thống nhân viên kinh doanh sẽ trở thành một mạng luới then chốt của doanh nghiệp, bản thân họ đã

mặc nhiên là một công cụ quảng cáo hữu hiệu cho chính công ty thông qua phương thức truyền thông truyền miệng.

Chính vì vậy, chiến lược truyền thông thương hiệu nên tập trung mạnh vào nhân viên kinh doanh, coi nhân viên kinh doanh là một yếu tố chủ chốt. Nhân viên kinh doanh là cầu nối thông tin chính của: (1) truyền thông; (2) nhận thức về chất lượng sản phẩm/dịch vụ; (3) uy tín của công ty và (4) quan hệ khách hàng.

Vì vậy, Công ty cần đầu tư đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh dưới nhiều

hình thức: đào tạo nội bộ, cử đi đào tạo trong các chương trình chuyên môn, hỗ trợ một phần kinh phí để nhân viên tự tham gia các khóa học để nâng cao trình độ của mình, mời chuyên gia, luân chuyển vị trí công tác…Ngoài ra, G’brand cần tạo ra một cơ chế làm việc tốt, một môi trường văn hóa doanh nghiệp gắn bó, thân thiết để tạo động lực cho nhân viên tích cực làm việc và cống hiến cho Công ty.

3.1.2. Truyền thông xã hội-Chương trình Trách nhiện của Doanh nghiệp với Cộng đồng Cộng đồng

Có những chào hàng sản phẩm

tốt nhất

Truyền thông xã hội có hiệu quả - Sản phẩm hấp dẫn nhất - Kênh bán hàng tốt nhất - Chất lượng dịch vụ tốt nhất - Giá tốt nhất Chứng tỏ doanh nghiệp THỰC SỰ có TRÁCH NHIỆM với cộng đồng

Theo định nghĩa khá hoàn chỉnh của Nhóm phát triển kinh tế Tư nhân của Ngân hàng Thế giới, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển

chung của xã hội”.

Hãy nghĩ đến 3 từ mà CSR đại diện cho:

+Hợp tác-Điều cần thiết cho một công ty tồn tại và phát triển là yếu tố căn bản

chính cho CSR.

+Xã hội-Khả năng dành cho xã hội và cộng đông hưởng lợi từ mối quan hệ lâu dài với công ty hay nhà máy trong sự đầu tư tốt nhất của họ.

+Trách nhiệm-Định ra mối quan hệ thông minh giữa việc kinh doanh và cộng đồng xung quanh

Quazi và O’Brien (2000) phân tích CSR gồm hai bộ phận cấu thành, là trách nhiệm của doanh nghiệp và kết quả của những cam kết xã hội. Mỗi doanh nghiệp có chính sách chính thức về trách nhiệm xã hội thường nói rất rõ: Trách nhiệm xã hội

của doanh nghiệp là chứng tỏ thái độ có trách nhiệm trong nhiều vấn đề (Xem sơ đồ

dưới đây). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải đơn thuần là hoạt động

tham gia giải quyết các vấn đề xã hội mang tính nhân đạo, từ thiện mà là tổng thể các tiêu chí thể hiện sự cam kết và tuân thủ của doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Sơ đồ 3.1. Những vấn đề cơ bản thuộc trách nhiệm xã hội (CSR)

Trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp là yếu tố tối quan trọng trong việc duy trì thành công của doanh nghiệp. Các khách hàng quan tâm đến CSR, nhà đầu tư có trách nhiệm, nhà hoạch định chính sách và tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới ngày càng quan tâm tới tác động của toàn cầu hoá đối với cuộc sống của người lao động, môi trường và phát triển cộng đồng. CSR được coi là một yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. CSR trở thành nhân tố chính cần xem xét trong các quyết định của đầu tư có trách nhiệm. Khi doanh nghiệp được công chúng ghi nhận là có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, doanh nghiệp đó sẽ được công chúng tin tưởng, điều đó tác động trực tiếp đến số khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hay giới thiệu doanh nghiệp cho các khách hàng tiềm năng khác.

Ngoài doanh tiếng, doanh nghiệp còn thu được nhiều lợi ích khác như quan hệ

Đóng góp cho cộng đồng XH Quan hệ tốt với người lao động Bảo vệ môi trường CSR

Đảm bảo lợi ích cho cổ đông

Lợi ích & an toàn cho khách hàng Thực hiện tốt trách

nhiệm với nhà cung cấp

Bên cạnh đó, CSR giúp các doanh nghiệp có cùng những dòng sản phẩm giống nhau trở nên khác biệt; giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ vững chắc với chính phủ; cung cấp những chủ để truyền thông thú vị và mang lại giá trị thiết thực.

Tuy nhiên, điều quan trọng là các chiến dịch CSR cần phải có sự tham gia của các nhân viên trong doanh nghiệp và ngoài ra, doanh nghiệp phải có khả năng đánh giá được mức độ hiệu quả của từng chiến dịch truyền thông

Các phương tiện truyền thông thường dùng cho một chiến dịch CSR cũng cần được đặc biệt quan tâm đến như:

- Quan hệ công chúng - Quảng cáo

- Bản tin ngắn - Các cuộc thi tuyển - Tổ chức sự kiện

G’brand nên tập trung triển khai các hoạt động CSR với những lưu ý sau đây:

3.1.2.1. Gắn kết nhân viên và CSR

Một tồn tại rất phổ biến là nhân viên thường biết rất ít về các nỗ lực thực hiện CSR của chính doanh nghiệp mình. Ví dụ, thường ít ai biết doanh nghiệp đang làm gì để xử lý chất thải hay giảm ô nhiễm tại nơi làm việc. Vì không biết nên họ không quan tâm và cũng không đánh giá đúng những gì doanh nghiệp đang làm. Như vậy doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội tốt để làm “tiếp thị nội bộ” với nhân viên, nâng cao giá trị của những CSR đang thực hiện.

Rõ ràng G’brand cần phải tăng cường sử dụng các kênh thông tin nội bộ để giúp nhân viên hiểu và tự hào rằng công ty mình không chỉ biết có mỗi việc tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng chỉ thông tin tiếp thị không thì chưa đủ.G’brand cần làm cho nhân viên tham gia nhiều hơn vào các chương trình CSR. Tùy từng thời gian mà những chương trình đó có thể rất đơn giản như làm “kế hoạch nhỏ” là không vứt giấy chung với rác để góp phần bảo vệ môi trường; tổ chức cho nhân viên tham gia làm

sạch bãi biển trong một kỳ nghỉ hè; dọn dẹp nơi làm việc; đi thăm, phát quà cho các trường học, viện mồ côi…

Những chương trình đó nếu trở thành một hoạt động thường xuyên của G’brand sẽ giúp phát huy tinh thần, ý thức và tự hào về CSR, thắt chặt thêm những mối dây liên hệ giữa nhân viên với nhau và với G’brand.

3.1.2.2. Tìm hiểu và thực hiện CSR theo nguyện vọng của nhân viên

Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh không chỉ liên quan đến các vấn đề hướng ra bên ngoài để thỏa mãn yêu cầu của xã hội, các cơ quan chức năng và khách hàng, mà còn phải xem nội bộ nhân viên như một trọng tâm. Không thể nói một G’brand có “đạo đức tốt” nếu chỉ biết đánh bóng hình ảnh bên ngoài bằng những đợt công tác xã hội, các chương trình từ thiện nhưng bên trong lại có những bê bối với chính nhân viên của mình.

CSR trước hết cần được thực hiện với nhân viên và nên bắt đầu bằng những việc cơ bản như tạo các điều kiện làm việc tốt, giảm bớt nóng bức, đóng bảo hiểm xã hội và y tế cho nhân viên… Tiến thêm một bước, G’brand cần thực hiện nghiên cứu và phân khúc nhu cầu của nhân viên để đáp ứng tốt hơn. Giống như ta phải làm nghiên cứu và phân khúc thị trường với khách hàng.

Vì cùng một vấn đề CSR như bảo hiểm y tế nhưng nhân viên có thể có những nhu cầu khác nhau, nam khác nữ, già khác trẻ, có gia đình khác với độc thân. Rõ ràng G’brand sẽ tạo được sự khác biệt trên thị trường lao động và giữ được nhân viên chặt hơn nếu biết cách tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ một cách cụ thể và chi tiết.

3.1.2.3. Giao quyền chủ động thực hiện CSR cho nhân viên

Cách tốt nhất để gắn CSR với nhân viên và đáp ứng tốt các phân khúc nhu cầu là nên để cho chính nhân viên tự đề xuất và tổ chức thực hiện những chương trình về CSR. Ví dụ, nhân viên có thể đề nghị nên thực hiện các hoạt động xã hội gì, ở đâu, nên tài trợ cho tổ chức nào, hay tự thương thuyết các hợp đồng bảo hiểm y tế cho phù hợp. Dĩ nhiên các quyền chủ động đó phải nằm trong khuôn khổ điều lệ và ngân quỹ của G’brand.

Nhưng khi có quyền chủ động, nhân viên sẽ thấy mình thật sự là một phần quan trọng của G’brand, sẽ thấy việc của G’brand cũng là của mình. Qua đó nhân viên cũng sẽ thấy tự hào, gắn kết hơn với G’brand và muốn ở lại lâu hơn để cùng nhau thực hiện những điều cần làm.

động của tổ chức việc tự tin giới thiệu mình với công chúng còn là cách thể hiện cam kết về chất lượng cũng như uy tín và sự minh bạch của tổ chức đó.

Quảng cáo là công cụ mang tính đại chúng rất cao, có sự lựa chọn của khán

giả thấp, nhưng có phạm vi hoạt động tương đối rộng, mức độ tác động sâu, có ảnh hưởng lâu dài,cường độ tác động mạnh mẽ. Hiện nay,đây là phương tiện được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ và công ty mình. Đặc biệt là hình thức quảng cáo trên Tivi, sách báo, đài, tạp chí.

Do sự ồ ạt của các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay đã dẫn đến hiện tượng tràn ứ quảng cáo. Vì vậy phải xây dựng một chương trình quảng cáo tạo được

sự khác biệt, tránh dập khuôn dễ tạo sự nhàm chán khi công chúng tiếp xúc với chương trình quảng cáo của công ty.

3.2.1.1. Kế hoạch truyền thông nội bộ

a. Đối tượng mục tiêu

+Ban lãnh đạo +Các phòng ban

+Nhân viên kinh doanh

b. Mục tiêu của chương trình

+Giúp toàn thể cán bộ nhân viên của G’brand hiểu được ý nghĩa của Thương

hiệu, Triết lý, các giá trị nền tảng, sứ mệnh, tầm nhìn những giá trị cốt lõi, văn hóa thương hiệu…

+Giúp toàn thể cán bộ, nhân viên hiểu được hình ảnh doanh nghiệp thông qua

- Logo

- Màu sắc logo - Ý nghĩa biểu tượng

- Ý nghĩa phông chữ,kiểu chữ

+Giúp toàn thể nhân viên hiểu được danh mục các sản phẩm công ty cung cấp,

đặc biệt là các sản phẩm chủ chốt để nhân viên kinh doanh có thêm kỹ năng bán hàng.

+Thông qua cán bộ,nhân viên, G’brand sẽ truyền tải được các thông điệp về thương hiệu của mình, về các sản phẩm của công ty tới khách hàng, đối tác, công chúng một cách hiệu quả nhất, chính xác nhất và cụ thể nhất.

+Giúp các cán bộ từ cấp phòng trở lên xây dựng được một đầu bài cụ thể cho

Một phần của tài liệu Hoạt động truyền thông của công ty cổ phần thương hiệu toàn cầu trên thị trường dịch vụ tư vấn thương hiệu ở Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w