Mạng lưới trường của các vùng kinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 32 - 34)

I. Căn cứ lập quy hoạch

e. Mạng lưới trường của các vùng kinh tế trọng điểm

3 vùng kinh tế trọng điểm được đề án nêu ra là 3 đầu tàu kinh tế của cả nước vì thế việc đầu tư cho giáo dục của 3 vùng này là tất yếu. Đề án cũng đã khẳng định phải “ phát triển các trường đại học, cao đẳng theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực nhằm khai thác tối đa các cơ sở đào tạo hiện có”.

2. Mặt hạn chế của đề án

Nội dung quy hoạch

a. Tổng số sinh viên đại học và cao đẳng

Với mục tiêu tăng quy mô đào tạo lên gấp 4 lần năm 2005 vào năm 2020 là một mục tiêu không khả thi. Với thực trạng nền giáo dục đại học nước ta vừa thiếu vừa yếu như hiện nay việc tăng quy mô quá nhiều như trên chỉ làm giảm ngày một trầm trọng hơn chất lượng lực lượng lao động. Hơn nữa việc đào tạo ở trình độ đại học không phải là con đường duy nhất để đào tạo đội ngũ nhân công phục vụ cho phát triển kinh tế; kinh tế nước ta cần nhiều những công nhân trình độ cao hơn là những chuyên gia, kỹ sư. Việc để cho đội ngũ nhân lực được đào tạo ở trình độ đại học làm thay công việc của đội ngũ nhân lực đào tạo ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề là một sự lãng phí

Mở rộng hội nhập và tham gia sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế là một xu thế tất yếu của quá trình toàn cầu hóa; tuy nhiên việc quốc tế hóa các chương trình đào tạo đại học là một việc cần được xem xét kỹ lưỡng. Các chương trình đào tạo ở bậc đại học của mỗi quốc gia được thiết kế theo những định hướng đào tạo phù hợp với yêu cầu nhân lực và mặt bằng trí tuệ của xã

hội nước họ vì thế việc sao chép các chương trình đào tạo có sẵn của các nước khác là một việc cần phải xem xét lại

Yêu cầu phát triển nhanh những ngành công nghiệp hiện đại tuy nhiên để thực hiện được điều này thì cần lưu ý rằng nếu không có sự tự nghiên cứu và phát triển công nghệ của bản thân thì sự “đi tắt đón đầu” đó chỉ là một hình thức làm thuê và phụ thuộc rất nhiều và công nghệ nước ngoài

b. Ngành nghề đào tạo

Bản quy hoạch cơ cấu ngành nghề cũng chưa được hợp lý: tỷ trọng sinh viên/ tổng sinh viên/ tổng sinh viên ngành nông – lâm – ngư nghiệp từ 7-9% tương đương với khoảng 80.000 sinh viên (2010) và 160.000 sinh viên (2020) là quá nhiều vì nước ta có sự hạn chế về các nguồn lực tự nhiên phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; nhóm ngành dịch vụ nhằm nâng cao mức thụ hưởng của dân cư như ngành du lịch, giải trí, … (trong nhóm các ngành/ lĩnh vực khác) thì lại có tỷ lệ khiêm tốn

c. Cơ cấu trình độ đào tạo đại học

Việc từng bước phát triển hệ trung cấp chuyên nghiệp thành hệ cao đẳng 2 năm là không cần thiết vì mục đích của đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo cao đẳng là khác nhau vì thế chỉ nên nâng cao trình độ trung cấp chuyên nghiệp chứ không nên chuyển thành trình độ cao đẳng

Định hướng điều chỉnh cơ cấu đào tạo giữa các trình độ đại học/cao đẳng/trung cấp chuyên nghiệp/dạy nghề cũng chưa được hợp lý. Với một nước thuần nông đang trong quá trình chuyển thành nước công nghiệp như nước ta thì việc giải quyết việc làm cho lực lượng lao động dôi dư rất lớn là rất quan trọng. Và cách giải quyết hiệu quả nhất là tạo điều kiện cho họ học nghề tại các trường nghề vì thế tỷ lệ đào tạo ở trình độ dạy nghề cần được chú trọng với một con số lớn hơn nữa

d. Mạng lưới trường của các vùng lãnh thổ

Phần này đề án đã không đưa ra được sự đánh giá riêng cho từng vùng kinh tế của nước ta, những nhận định còn rất chung chung và giống hệt nhau giữa 6 vùng kinh tế. Điều này là bất hợp lý vì mỗi vùng kinh tế có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau vì thế các ngành nghề thế mạnh và ưu tiên cũng phải khác nhau tùy theo điều kiện của mỗi vùng

e. Mạng lưới trường của các vùng kinh tế trọng điểm

Việc đặt mục tiêu đến năm 2020 có xấp xỉ 60% dân số từ 18 đến 24 tuổi của các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và 50% dân số từ 18 đến 24 tuổi của các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam là không hợp lý. Mặc dù chúng ta hướng tới xây dựng lực lượng lao động có chất lượng cao nhưng chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông của chúng ta chưa cao, nên để tạo việc làm thì sẽ có một bộ phận không nhỏ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông chỉ có thể đủ trình độ học trung cấp chuyên nghiệp và học nghề. Điều này vẫn đúng với định hướng tạo điều kiện học tập ở bậc đại học cho tất cả mọi người tuy nhiên không được phép buông lỏng quản lý chất lượng đầu vào và tương lai gần là cả đầu ra.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện đề án Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước giai đoạn 2006 – 2020 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w