Các điều kiện thực hiện tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 38 - 41)

của ngân hàng Công thương Việt Nam.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng bao gồm nhiều nghiệp vụ như chiết khấu thương phiếu, cho vay, cho thuê tài sản, bảo lãnh, … Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và khách hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro. Chính vì vậy khi thực hiện hoạt động tín dụng doanh nghiệp cần thực hiện các điều kiện chặt chẽ từ phía ngân hàng để hạn chế rủi ro đồng thời doanh nghiệp được tư vấn về dự án để làm sao có kết quả tốt hơn.

Điều kiện vay vốn đối với khách hàng là doanh nghiệp:

1. Có năng lực Pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật

2. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:

• Phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

• Có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có lãi, nếu lỗ thì phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ.

• Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản là đối tượng vay vốn, mà theo pháp luật Việt Nam quy định phải mua bảo hiểm.

3. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

6. Có trụ sở làm việc cùng địa bàn tỉnh, thành phố với NHCT cho vay. 7. Trường hợp khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc của pháp nhân, ngoài các điều kiện trên phải có thêm các điều kiện sau:

• Pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ

• Pháp nhân khác: Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền vay vốn của đơn vị chính. Nội dung uỷ quyền phải được thể hiện rõ: mức dư nợ cao nhất, thời hạn vay vốn, mục đích vay vốn và cam kết trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ. Ngoài ra, phải có văn bản bảo lãnh của NHTMQD, NHĐT&PT, Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cho đơn vị chính vay hoặc được Tổng giám đốc NHCTVN chấp thuận bằng văn bản.

Khi thực hiện tín dụng đối với ngân hàng, Doanh nghiệp phải thực hiện theo quy trình cho vay của ngân hàng. Quy trình đó như sau:

Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng.

Đây là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng của sản phẩm tín dụng. Đây là bước ngân hàng thu thập thông tin và xử lí các thông tin liên quan tới khách hàng như: Năng lực sử dụng vốn vay, uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận, tình hình sử dụng ngân quỹ, tình hình tài sản, các mối quan hệ kinh tế khác …

Khi phân tích cán bộ tín dụng phân tích theo các nội dung sau:

Đánh giá tài sản của khách hàng: Các thông tin về tài sản của doanh nghiệp cho phép ngân hàng biết về quy mô, khả năng quản lí của khách hàng, đó là yếu tố quan trọng khi quyết định cho vay. Tài sản của khách hàng được xem là vật đảm bảo cho khả năng thu hồi nợ, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Đánh giá các khoản nợ khác của ngân hàng: Đây là yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng , ngân hàng luôn luôn quan tâm tới các chủ nợ của khách hàng, lịch sử vay nợ, các khoản nợ ưu đãi, có đảm bảo …

Phân tích luồng tiền: Luồng tiền là căn cứ để xác định khả năng trả nợ của khách hàng. Các khách hàng có thể tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận này có thể chỉ thu được trong quá khứ, hay trong tương lai, trong khi đó kì thu nợ của ngân hàng chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định, có thể xuất hiện tình trang lệch pha giữa các khoản thu của người vay và kì thu nợ, dẫn đến tình trạng khách hàng vẫn có lợi nhuận nhưng không thể trả nợ được cho ngân hàng.

Sử dụng các tỉ lệ: Để quá trình phân tích thực hiện với sự chuẩn hóa, rút ngắn thời gian các ngân hàng đã xây dựng các tỷ lệ liên quan tới khả năng trả nợ của người vay.

Các kết quả phân tích để cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng các kết quả, số liệu trong quá khứ, vì vậy nó có thể không đúng trong tương lai. Do vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phân tích phải tập trung nghiên cứu những thay đổi kinh tế có khả năng làm giảm hoặc mất khả năng trả nợ của khách hàng.

Bước 2: Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng.

Hợp đồng tín dụng là văn bản pháp luật xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tín dụng. Hợp đồng tín dụng thường bao gồm những nội dung như: Các nội dung về khách hàng, mục đích sử dụng vốn, số lượng tín dụng, lãi suất, phí …

Bước 3: Giải ngân và kiểm soát sau khi cấp tín dụng.

Sau khi kí kết hợp đồng, ngân hàng có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng đồng thời ngân hàng phải có sự kiểm tra, kiểm soát, nhắc nhở đối với khách hàng như: Nguồn vốn có được sử dụng đúng mục đích hay không, tiến độ thực hiện dự án, quá trình kinh doanh …

Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra quyêt định tín dụng mới.

Đến thời hạn thu nợ ngân hàng tiến hành thu của khách hàng. Mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng chỉ kết thúc khi ngân hàng nhận được đầy đủ cả vốn và lẫn lãi từ khách hàng. Tuy nhiên cũng có thể sau khi hết hank trả nợ mà khách

hàng không trả, lúc đó sẽ phát sinh them những mối quan hệ khác giữa ngân hàng và khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm (Trang 38 - 41)