GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo (Trang 53 - 58)

SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

Về đối tượng, phương pháp kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm:

- Đối với việc phân bổ chi phí Công cụ dụng cụ xuất dùng: Với những khoản chi phí CCDC nhỏ thì việc phân bổ một lần vào CP SXC trong kỳ là hoàn toàn phù hợp, tuy nhiên, với những chi phí CCDC có giá trị lớn, việc phân bổ một lần hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ thì chưa thực sự hợp lý, điều này sẽ làm tăng đột biến chi phí trong kỳ, làm sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong kỳ. Do đó, với những khoản chi phí CCDC xuất dùng có giá trị lớn, kế tóan cần tiến hành phân bổ vào chi phí thành nhiều lần trong nhiều kỳ. Ví dụ như: phân bổ 50% ( lần đầu ghi nhận 50% giá trị CCDC xuất dùng vào sản xuất kinh doanh, khi CCDC sử dụng hết sẽ phân bổ nốt vào chi phí trong kỳ tương ứng) như vậy sẽ phản ánh đúng hơn kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong kỳ.

- Để tránh công việc dồn dập vào cuối tháng, cuối kì trong khi Công ty vẫn đang dùng kế toán thủ công thì Công ty nên nghiên cứu để thay thế phương pháp tính giá xuất kho vật tư cho phù hợp như phương pháp hệ số giá. Trong kì đối với mỗi loại vật tư thì Công ty lựa chọn một giá hạch toán mỗi khi xuất vật tư để ghi vào phiếu

xuất kho cũng như Sổ chi tiết, cuối kì tiến hành điều chỉnh khi có chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế. Cụ thể như sau:

Hệ số giá = Giá thực tế / Giá hạch toán

Ví dụ: Đối với thép C45-20 làm động cơ Diesel DH80H có thể sử dụng giá hạch toán là 6000 VNĐ

Căn cứ vào SCT vật liệu thép C45-20. Ta có bảng tính giá thực tế vật liệu này như sau

Biểu số 2.22: Bảng tính giá thực tế vật liệu

Chỉ tiêu Giá hạch toán Giá thực tế

Tồn đầu kì 6000 x 500 = 3000000 3200500 Nhập trong kì 6000 x 7500 = 45000000 48300500 Tồn + Nhập 48000000 51501000 Hệ số giá 51501000/48000000 = 1.073 Xuất trong kì 6000 x 10000 =60 000 000 60 000 000 x 1.073 = 64376250

Trong kì ta tính ra giá trị xuất kho la 60 000 000 theo giá hạch toán và định khoản: Nợ TK 621- DH80H: 60 000 000

Có TK 152: 60 000 000

Cuối kì ta tính ra giá trị thực tế xuất kho là 64376250. Cuối kì ta điều chỉnh chênh lệch giữa giá hực tế và giá hạch toán như sau:

60 000 000 (1.073 - 1) = 4376250

Giá hạch toán đã ghi sổ nhỏ hơn giá thực tế, ta điều chỉnh thông qua bút toán sau để tính đúng giá trị xuất kho

Nợ TK 621 – DH80H: 4376250 Có TK 152: 4376250

Theo cách tính này thì giá thực tế vật liệu xuất dùng cũng không chênh lệch nhiều so với cách tính của Công ty hiện nay là 64000000 mà cách tính này lại nhanh chóng tiện lợi, giúp giảm nhẹ khối lượng ghi chép vào cuối kì. Cuối kì, kế toán chỉ cần ghi thêm một bút toán điều chỉnh cuối kì.

lý. Do đó, Công ty cũng nên chia thang bậc lương cho nhân viên gián tiếp phân xưởng tùy theo lượng công việc và trách nhiệm mà họ phải đảm nhận. Như vậy mới khuyến khích được nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn, cẩn thận hơn và muốn làm việc hơn. Về phía công ty, việc chia mức lương cho từng cấp nhân viên gián tiếp, cũng là một biện pháp để tiết kiệm chi phí nhân công, khi đó vừa có thể hạ giá thành sản phẩm lại vừa tăng hiện quả sử dụng lao động của Công ty.

- Về phân bổ CP SXC: Để có thể tính phân bổ hợp lí CP SXC cũng như khấu hao TSCĐ, động lực, tiền điện cho các sản phẩm có số giờ tay chiếm ưu thế, Công ty có thể tiến hành phân bổ các loại CP SXC này theo số giờ máy hoạt động. Theo tiêu thức này, những sản phẩm có số giờ máy hoạt động nhiều sẽ chịu chi phí khấu hao, động lực, điện... cao hơn những sản phẩm sử dụng nhiều giờ tay lao động.

Ví dụ: Theo bảng tính và phân bổ KH, và giá thành SP PX rèn: Tổng chi phí KH phát sinh: 80256453

Tổng tiền lương của CNSX PX rèn: 45982156 Tiền lương của CNSX Động cơ DH80H: 17 440 000

Tổng số giờ máy hoạt động sản xuất SP tại PX rèn: 450 giờ Số giờ máy hoạt động SP Động cơ DH80H: 15 giờ

* Nếu phân bổ chi phí KH theo tiền lương CNSX:

Khi đó chi phí KH phân bổ cho các SP như sau: + Động cơ DH80H: 1.745x 17 440 000= 30439471.79

* Nếu phân bổ theo số giờ máy hoạt động Hệ số phân bổ chi phí

KH cho SP

= Tổng chi phí KH = 80256453 = 178347.67 Tổng số giờ máy hoạt

động 450

Khi đó chi phí KH phân bổ cho từng loại SP sẽ là: + Động cơ DH80H: 178347.67 x15= 2675215.1

Như vậy, với hai phương pháp phân bổ khác nhau ta sẽ có hai kết quả khác nhau nhưng cách tính thứ hai phản ánh chính xác hơn thực tế hoạt động. Cách tính thứ nhất cho kết quả cao hơn, điều này là chưa phản ánh đúng vì thực tế trong tháng, số giờ máy hoạt động của phân xưởng rèn để sản xuất ra sản phẩm Động cơ DH80H là thấp so với tổng sổ giờ máy hoạt động và thực tế, việc rèn cũng đòi hỏi ít sự hoạt động của máy móc hơn, và nhiều sức lao động của công nhân hơn.

- Với sản phẩm hỏng, Công ty không nên quy hết vào sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được mà nên phân loại sản phẩm hỏng ra thành hai loại: sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thế sửa chữa được. Chỉ xác định thiệt hại do sản phẩm hỏng không sửa chữa được là tòan bộ giá trị của sản phẩm, còn đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được, Công ty có thể tiến hành sửa chữa, từ đó tiết kiệm được NVL chính để sản xuất ra sản phẩm này, giảm bớt thiệt hại cho Công ty. Những sản phẩm sau khi được sửa chữa có thể bán ra thị trường mà vẫn đảm bảo chất lượng thì vẫn có thể mang lại lợi nhuận cho Công ty.

Hệ số phân bổ chi phí KH cho SP = Tổng chi phí khấu hao = 80256453 = 1.745 Tổng tiền lương CNSX 45982156

Các chi phí sửa chữa được tập hợp vào TK 142 - Chi phí trả trước. Sau đó sẽ căn cứ vào nguyên nhân cụ thể để xử lí chi phí này. Phòng KCS có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ kế toán phân loại SP hỏng trong SCT sản phẩm hỏng thành hai loại như trên.

Về chứng từ và luân chuyển chứng từ: Như giải pháp đã được đưa ra ở trên, nếu Công ty áp dụng phương pháp hệ số giá để đánh giá giá trị xuất kho của NVL thì hoàn toàn có thế khắc phục được những vấn đề mà phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ gây nên. Khi đó, chứng từ sẽ được ghi nhận, luân chuyển trong nội bộ Công ty một lần và được đưa vào lưu trữ. Khi cần đối chiếu, kiểm tra thì sẽ được mang ra để rà soát, góp phần giảm nhẹ công tác kế toán cũng như kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn, giảm bớt thất thoát.

Về tài khoản và phương pháp kế toán: TK 152 là TK chủ yếu được sử dụng trong Công ty, do đó, TK này cần được chi tiết đến từng nhóm NVL chính phụ, nhiên liệu để tạo điều kiện theo dõi dễ dàng hơn. Ví dụ: TK 152 có thể chi tiết thành 3 TK cấp hai: - TK 1521 – NVL chính

- TK 1522 – NVL phụ - TK 1523 – Nhiên liệu

Từ đó vịệc phân bổ giá trị NVL phụ và nhiên liệu xuất dùng cho từng sản phẩm sẽ dễ dàng hơn, ró rang hơn và tránh nhầm lẫn, sai sót.

Về thẻ tính giá thành sản phẩm: để cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định cũng như cho các phân tích kinh tế thì Công ty nên lập thêm một bảng tính giá thành sản phẩm theo các khoản mục chi phí hoặc chi tiết thêm các thành phần cấu tạo nên giá trị BTP trong bảng tính giá thành thành phẩm nhập kho

Về ứng dụng vi tính trong công tác kế tóan của Công ty: Trong thời điểm hiện nay việc ứng dụng công tác kế tóan là rất cần thiết. Mặc dù phòng kế tóan trong Công ty đã được trang bị máy vi tính nhưng chưa sử dụng phần mềm kế tóan cộng them hình thức sổ mà Công ty áp dụng là Nhật ký – chứng từ nên công tác kế toán còn gặp nhiều khó khăn, khối lượng công việc kế toán đồ sộ. Vì vậy công ty nên cài đặt phần mềm kế toán đồng bộ cho các phần hành kế toán chi tiết, trong đó có phần hành tập

hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Việc áp dụng các phần mềm kế toán diễn ra tương đối phổ biến ở các doanh nghiệp nhằm giảm nhẹ việc ghi chép, tính toán thủ công cho các kế toán. Ở Công ty áp dụng hình thức NKCT thì việc áp dụng kế toán máy khó khăn hơn so với các hình thức khác, Công ty cần nghiên cứu các phương án để áp dụng kế toán máy: thuê viết phần mềm hoặc mua các phần mềm phù hợp. Nếu chi phí cho áp dụng kế toán máy ở hình thức này mà quá cao có thể Công ty xem xét thay đổi hình thức kế toán phù hợp với kế toán máy như hình thức Chứng từ ghi sổ để giảm nhẹ công việc kế toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w