IV Hệ số phản ánh hiệu quả hoạt động
SỔ CHI TIẾT TK154 – TÊN SẢN PHẨM
Tháng …năm ….
CT Ngày Số Diễn giải Ghi Nợ TK 154 Ghi Có
TK 154 TK ĐƯ Mã TK ĐƯ Mã ĐT Tên ĐT CP NVLC CP VL khác CP NCTT CP SXC Cộng Số dư đầu kỳ ... Cộng phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
Thứ ba, chỉnh sửa một số định khoản kế toán của công ty.
- Đối với nghiệp vụ xuất kho công cụ dụng cụ (thùng phi) làm thùng đựng bi đạn công ty hạch toán giá trị công cụ dụng cụ vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là không phù hợp. Thùng phi chỉ được dùng một lần, tuy nó đóng vai trò là bao bì nhưng sau khi xuất bán nó không được thu hồi lại do đó việc xếp thùng phi vào công cụ dụng cụ là không chính xác. Thùng phi chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó tiêu hao toàn bộ vào giá trị sản phẩm và nó chỉ dùng để đựng một sản phẩm duy nhất là bi đạn. Do đó công ty có thể chuyển thùng phi từ công cụ dụng cụ (TK 1531) thành nguyên vật liệu phụ (TK 1523) và nghiệp vụ xuất kho thùng phi làm bao gói cho sản xuất bi đạn được định khoản như sau:
Nợ TK 6211 Có TK 1523
- Tuy việc hạch toán tất cả chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến một bộ phận (có thể hạch toán trực tiếp không cần phân bổ) trên một tài khoản chi phí không làm ảnh hưởng đến tổng giá thành của toàn công ty do đó cũng không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. Nhưng việc tập hợp tất cả chi phí liên quan đến khu công nghiệp Bắc Thăng Long trên TK 6212 sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bị đội lên, điều này không phản ảnh đúng thực chất quá trình sản xuất – kinh doanh của công ty. Công ty nên hạch toán chi phí phát sinh đúng theo khoản mục chi phí của nghiệp vụ đó. Cụ thể:
Ngày 30 tháng 12 hóa đơn L1946: “Ông Chiến thanh toán tiền thuê đất tháng 12/2008 để sửa chữa khu CN thăng Long” được hạch toán là
Nợ TK 6278 : 3 087 273 Có TK 3311 : 3 087 273
Ngày 31 tháng 12 chứng từ LTKe TBị: “Ô Chiến thanh toán tiền chi phí để sửa chữa thiết bị khu Cn Thăng Long” được hạch toán là:
Nợ TK 6278 : 38 000 000 Có TK 3311 : 38 000 000
Ngày 31 tháng 12 chứng từ DPB** : “Kết chuyển chi phí CCDC chờ phân bổ của TTSCTB KCN Bắc Thăng Long T12/2008” được hạch toán là:
Có TK 1422 : 77 652
Thứ tư, thay đổi đối tượng tính giá thành sản phẩm
Công ty hiện lập định mức nguyên vật liệu tiêu hao cho sản xuất sản phẩm chi tiết đến từng loại sản phẩm của các nhóm sản phẩm như lập định mức vật liệu chính chi tiết cho sản phẩm bi Ф < 40, Ф 70 ÷ 100… nhưng khi tính giá thành sản phẩm lại tính chung cho cả nhóm sản phẩm. Các sản phẩm bi có kích thước khác nhau nhưng được sản xuất cùng một lúc trong một quy trình công nghệ, chúng khác nhau ở loại và số lượng nguyên vật liệu chính tiêu hao. Nguyên vật liệu phụ và điện năng tiêu hao của các sản phẩm bi này là như nhau.Sau quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu và nấu luyện, nguyên vật liệu sau nấu luyện sẽ được rót vào các khuôn khác nhau để cho ra các sản phẩm bi có kích thước khác nhau. Sau khi rót vào khuôn thì giai đoạn còn lại tất cả các sản phẩm bi được tách vật đúc,cát ra khỏi khuôn, làm sạch, gia công nhiệt luyện, hoàn chỉnh mài, sửa, làm sạch, bao gói trong cùng một quy trình công nghệ. Do đó, cuối tháng khi sản phẩm hoàn thành công ty có thể hạch toán ra số lượng sản phẩm hoàn thành cụ thể của từng loại bi, căn cứ định mức nguyên vật liệu chính cho từng loại tính ra được chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp cho từng loại, chi phí vật liệu phụ và chi phí sản xuất chung thì có thể tính và chia đều cho số lượng sản phẩm bi hoàn thành. Từ đó tính ra được giá thành sản phẩm hoàn thành chi tiết đến từng loại sản phẩm.
Vậy công ty nên thay đổi đối tượng tính giá thành sản phẩm là các nhóm sản phẩm thành từng loại sản phẩm cụ thể. Việc làm này sẽ cho ra kết quả giá thành chính xác hơn là tính chung cho cả nhóm sản phẩm. Hơn nữa công ty còn phân loại các sản phẩm bi có cùng kích thước thành loại chất lượng cao và chất lượng thường nên giá thành cần tính cụ thể cho từng loại, để có thể tính ra được kết quả kinh doanh của từng loại sản phẩm trong tổng kết quả của công ty.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh. Hy vọng với những ý kiến đóng góp này có thể được công ty xem xét áp dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty thực sự trở thành công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu, góp phần vào sự thành công chung của toàn công ty.
KẾT LUẬN
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất. Sử dụng hợp lý tiết kiệm các loại chi phí sẽ giúp doanh nghiệp hạ thấp được giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Trong thực tiễn, mỗi doanh nghiệp sản xuất có những đặc trưng riêng về chi phí sản xuất và giá thành do những đặc thù riêng về ngành nghề hoạt động, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh. Vì vậy, việc vận dụng lý thuyết kế toán vào thực tế ở mỗi đơn vị là rất linh hoạt nhưng vẫn phải đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực chung.
Việc đổi mới hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất là nhu cầu thực sự cần thiết trong nền kinh tế thị trường.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh, được sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Do trình độ có hạn và lần đầu đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến đề tài này để em có thể hoàn thiện hơn những kiến thức của mình.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thành Long và các anh chị trong phòng kế toán Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Đông Anh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện