thức - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNoVN) - Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH). - Các Quỹ tín dụng Nhân dân. - Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện Việt Nam.
- - 57 - 58 Tổ chức Phichính phủ Quốc tế. chính phủ Quốc tế.
- 4 tổ chức TCVM đượcchính phủ công nhận: chính phủ công nhận: + Quỹ tình thương (TYM). + Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm (CEP).
+ Trung tâm phát triển vì Người nhèo (PPC). + Quỹ hỗ trợ Phát triển Phụ nữ Uông Bí. - Họ/Hụi - Họ hàng, bạn bè, hàng xóm
- Người cho vay lãi
Tuy nhiên, khách hàng của các khu vực này cũng rất khác nhau, tùy theo thu nhập của người vay. Theo sơ đồ 1 dưới đây thì ta thấy thị trường chính của NHNo và QTDND tập trung vào nhóm khách hàng ở phân đoạn thị trường
khách hàng thu nhập trung bình và thu nhập cao, trong khi đó NHCSXH và các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức tập trung nhiều hơn vào phân đoạn khách hàng có thu nhập thấp, khách hàng nghèo đói. Sở dĩ có sự phân đoạn thị trường này là do lịch sử hình thành của các tổ chức, quy định của nhà nước và chiến lược, mục tiêu của tổ chức.
Sơ đồ 2: Phân đoạn thị trường tài chính vi mô
Thông qua hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô lớn này ở cả khu vực chính thức và bán chính thức, ta sẽ có cái nhìn tổng quan vào sự đóng góp của các tổ chức này tới công tác xóa đói giảm nghèo qua quy mô cho vay, địa bàn hoạt động và các hoạt động tới người nghèo của các tổ chức.
Doanh nghiệp trung bình và lớn Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp siêu nhỏ Hộ gia đình không nghèo Hộ nghèo và hộ đói Ngân hàng Chính sách Xã hội Mức thu nhập/ quy mô doanh nghiệp Các Quỹ tín dụng nhân dân Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Các tổ chức, chương trình tài chính vi mô bán chính thức Ngưỡng đói Ngưỡng nghèo
II.1. Khu vực chính thức
Ở khu vực này đang có hai tổ chức tài chính nổi trội đang cung cấp TCVM ở Việt Nam là NHNo và NHCSXH
II.1.1. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam
NHCSXH được thành lập năm 2003, tiếp nhận chương trình cho vay món nhỏ cho đối tượng chính sách và các chương trình cho vay trực tiếp của giai đoạn trước được quản lý bởi các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước (NHTMNN) và các tổ chức khác, trong đó có Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây. Chiến lược phát triển tổ chức của NHCSXH lấy mô hình phát triển của Ngân hàng Rakyat Indonessia làm bài học kinh nghiệm. Tính đến nay, Ngân hàng đã thiết lập 64 chi nhánh cấp tỉnh,thành phố và 608 Phòng giao dịch cấp huyện, hơn 8.500 điểm giao dịch tại xã, phường. Mục tiêu chủ yếu của NHCS là cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo và những đối tượng xã hội và chính sách theo quy định. Hiện nay, NHCSXH đang thực hiện 2 phương thức cho vay: (1) Phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội. (2) Phương thức cho vay trực tiếp đến khách hàng.
Tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2005 đạt 18.426 tỷ đồng, tăng 28,8% so với năm 2004 và tăng gấp 3,9 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân 5 năm (giai đoạn 2000 - 2005) đạt 31,9%/năm. Đến 31/12/2005, tổng nguồn vốn đạt 20.241 tỷ đồng tăng 30,20% so năm 2004 và tăng gấp 2,85 lần so với 2002, mức tăng trưởng vốn bình quân hàng năm đạt trên 41%. Ngân hàng Chính sách xã hội đã đầu tư cho vay 8 chương trình với tổng dư nợ đạt 18.355 tỷ đồng tăng 28,62% so với 31/12/2004 tăng gấp 2,61 lần so với 31/12/2002, mức tăng trưởng hàng năm đạt 38%. Trong đó, cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm chiếm tỷ trọng trên 90%. Dư nợ cho vay
bình quân một hộ nghèo là 4,6 triệu đồng/hộ tăng 1 triệu đồng/hộ so với năm 2004 và tăng 2,1 triệu đồng so với năm 2002. Đến nay, chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác đã đến với 100% số xã trong cả nước. Vốn tín dụng đã góp phần giúp 773.139 hộ vay vốn thoát ngưỡng nghèo, thu hút 1.062.764 người lao động có việc làm, xây dựng hơn 100.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Số hộ nghèo và đối tượng chính sách đang có quan hệ vay vốn là 4.125.264 khách hàng tăng 1.365.158 khách hàng so với thời điểm nhận bàn giao (2002). Theo Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội, chỉ riêng trong hai năm 2006 – 2007, đã có 2,86 triệu hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội.
Tuy nhiên, do NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bản thân cán bộ ngân hàng cũng không có động cơ phát triển hoạt động này, và các chính sách lãi suất cũng như marketing của ngân hàng đối với các hoạt động này cũng không hấp dẫn. Do đó, vẫn có rất nhiều hộ nghèo chưa tiếp cận được với NHCSXH. Điều này được lý giải một phần do chi phí giao dịch cao đối với khách hàng, gây khó khăn trong việc tiếp cận với đối tượng là khách hàng nằm dưới ngưỡng nghèo.
II.1.2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
NHNo được thiết lập năm 1988. Trước đó ngân hàng này chỉ là một bộ phận của Ngân hàng Nhà Nước. Từ năm 2003, ngân hàng đã chuyển giao việc cho vay hộ nghèo cho NHCS, mặc dù họ vẫn đang thực hiện tín dụng do các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cùng với các chương trình tín dụng khác do chính phủ chỉ đạo. Vốn vay của NHNo chủ yếu cung cấp cho những người nông dân ở khu vực nông thôn. Mức vốn cho vay dưới 10 triệu đồng không đòi hỏi thế chấp nếu như được các
đoàn thể như Hội Phụ nữ , Hội Nông dân... bảo lãnh, mức vốn trên 10 triệu đồng cần phải có thế chấp. Ngân hàng ít có đại diện xuống đến mức làng nhưng thường có văn phòng ở cấp quận. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9%. NHNo hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên.
Trong số các TCTCVM, chỉ NHNo có hoạt động thanh toán tương đối phát triển. Hiện nay NHNo là TCTCVM lớn nhất liên kết với mạng chuyển tiền quốc tế Western Union, thực hiện chuyển tiền trong nước, phát hành và quản lý thẻ ATM với hơn 400 máy ATM trên toàn quốc.
Tuy là ngân hàng lớn nhất cho nông dân vay tiền, số tín dụng vi mô do ngân hàng này cung cấp tương đối giới hạn vì hai lý do: thứ nhất, ngân hàng này tuy do trung ương kiểm soát nhưng không được ủy nhiệm phục vụ dân nghèo và thứ hai, chính ngân hàng không khuyến khích phát triển tín dụng vi mô – vì hoạt động chính của ngân hàng là cung cấp tín dụng thương mại cho giới không nghèo.
II.1.3. Các quỹ tín dụng Nhân dân
Quỹ TDND Trung ương được thành lập lần đầu tiên vào năm 1993. Mô hình này dựa trên hệ thống Caisse Populaire của Quebec, Canada. Quỹ TDND là tổ chức tín dụng nông thôn thành lập tại xã để cung cấp dịch vụ tài chính cho các hộ nông dân tại địa phương. Đến nay, hệ thống Quĩ TDND có 1.018 quĩ ở các cấp cơ sở, vùng và trung ương, tổng nguồn vốn hoạt động 6.352
tỷ đồng, tăng 1,7% so với năm 2007; vốn điều lệ đạt 612,5 tỷ đồng; tổng số các quỹ tích lũy từ lợi nhuận ròng là 111 tỷ đồng, tăng 18%. Số dư nguồn vốn huy động đạt 3.985,4 tỷ đồng, chiếm 62,7% tổng nguồn vốn. Dư nợ cho vay trong hệ thống 2.238 tỷ đồng…Riêng năm 2008, quỹ đạt lợi nhuận 160 triệu đồng. QTD Long Vân (Thanh Hóa) đã cho 1.369 hộ vay khoảng 18 tỷ đồng, trong đó có khoảng 60% hộ vay đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, 40% đầu tư vào kinh doanh, dịch vụ.
QTDND được đánh giá cao về khả năng tiếp cận khách hàng và độ tiện ích của dịch vụ, nhưng bị giới hạn ở phạm vi hoạt động trong cấp xã. do đặc điểm là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, hoạt động của QTDND chỉ bó hẹp trong phạm vi cung cấp các dịch vụ tài chính cho các thành viên của quỹ. Hiện nay, chỉ mới có 2 quỹ được phép tiến hành thử nghiệm dịch vụ chuyển tiền, trong khi nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng ở nông thôn đang ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, đẩy vị thế hoạt động của các quỹ ngày càng eo hẹp.
II.1.4. Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện Việt Nam
Công ty dịch vụ TKBĐ (VPSC) được thành lập vào năm 1999 và hoạt động dưới quyền của Tổng cục Bưu chính viễn thông Việt Nam. Là một mạng những hợp tác xã tài chính hoạt động độc lập vừa nhận tiền tiết kiệm của dân vừa phát hành tín dụng vi mô cho bộ phận dân cư Việt Nam chưa được phục vụ đầy đủ. Theo Quyết định 215/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, VPSC được phép huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư thông qua các dịch vụ tiết kiệm bưu điện (TKBĐ) để chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ phát triển – đây là Quỹ huy động vốn trung và dài hạn, tiếp nhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển, hiện nay đã được chuyển đổi thành ngân hàng Phát triển Viển Nam (VDC); ngoài ra VPSC không được phép cung cấp dịch vụ gì khác. Đến nay tổng số vốn Công ty Dịch vụ Tiết kiệm bưu điện
chuyển giao cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển đã lên tới 8.500 tỷ đồng.Vốn điều lệ của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện do Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cấp hiện nay là 163 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đã có 803 chi nhánh hoạt động trên 63 tỉnh thành.
II.2. Khu vực bán chính thức
Các tổ chức bán chính thức không hoạt động theo các qui định về tài chính giống như các chương trình của chính phủ, bao gồm các chương trình do các tổ chức phi chính phủ (quốc tế và trong nước) tài trợ và các quỹ hoạt động chuyên lãnh vực tài chính vi mô liên quan đến các tổ chức đoàn thể (như Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam…). Những tổ chức tài chính vi mô này được coi là khuyến khích người nghèo hơn và hướng tới việc cung cấp dịch vụ tài chính sâu rộng hơn và thích hợp hơn so với khu vực tài chính chính thức. Theo thống kê không đầy đủ, hiện nay, có khoảng 58 tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hỗ trợ hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, có 4 tổ chức tài chính vi mô lớn nhất được Chính phủ công nhận. Tuy vậy,thị phần của hoạt động tài chính vi mô bán chính thức hiện mới chỉ chiếm 5-6% tổng giá trị từ các tổ chức có hoạt động tài chính vi mô cung cấp cho người nghèo.
II.2.1. 58 tổ chức phi chính phủ quốc tế
Chương trình tài chính vi mô tại Việt Nam lâu nay chủ yếu hoạt động từ các nguồn viện trợ của các Tổ chức quốc tế thông qua các Quỹ hoạt động trên lĩnh vực này ở Việt Nam, có khoảng 58 NGO quốc tế đã hỗ trợ các chương trình tài chính vi mô, mà kênh chủ yếu là thông qua các tổ chức đoàn thể. Họ dẫn những nguồn tài trợ nhận được từ các nguồn bên ngoài thông qua các dự án và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và kiến thức của các thông
lệ tốt nhất về tài chính vi mô quốc tế cho các đối tác địa phương. Các tổ chức phi chính phủ (NGO) và Hội Phụ nữ Việt Nam đã thực hiện chương trình tài chính vi mô trên 2900 (29%) các xã phường ở Việt Nam trong 36 tỉnh (57% số tỉnh trên toàn quốc). Sau đây chỉ xin được liệt kê một số tổ chức phi chính phủ nổi trội trong hoạt động tài chính vi mô như ActionAID, Save the Children, Plan International.
Tổ chức Cứu trợ trẻ em Mỹ tại Việt Nam – Save the Children US: thiết lập quan hệ với Việt Nam từ năm 2001; hỗ trợ 3.3 tỷ VND (168.000 USD); giúp hơn 10.000 phụ nữ tỉnh Thanh Hoá, một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam, có vốn để khởi sự kinh doanh qui mô nhỏ. Chương trình đã tiếp cận bình quân 67% số hộ trong các thôn xã có chương trình, tính từ các hộ nghèo nhất trở lên. Ngoài việc hỗ trợ vốn cho các gia đình đầu tư vào sản xuất, tập huấn cho họ kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, dự án ở các xã còn đào tạo cho các bà mẹ kiến thứuc và kỹ năng nuôi dưỡng con cái. Việc này đã góp phần hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi ở các xã có dự án từ 35,2% năm 1998 xuống 23,1% vào năm 2002. Các chỉ tiêu khác như: tỷ lệ trẻ em đến trường, tỷ lệ hộ có hố xí, giếng nước hợp vệ sinh, thực hiện kế hoạch hoá gia đình...ở các xã có dự án đều thay đổi rõ rệt hơn các xã không có dự án
Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam (World Vision Vietnam) là một tổ chức nhân đạo Cơ đốc giáo phi lợi nhuận, tận tâm vì người nghèo, đặc biệt là trẻ em, nhằm thúc đẩy sự phát triển con người. Thiết lập quan hệ với Việt Nam từ năm 1960, với mục đích ban đầu là hỗ trợ cho trẻ mồ côi và các trại trẻ mồ côi. Hiện nay, Tầm nhìn Thế giới đang thực hiện 33 Chương trình phát triển vùng nhằm giúp trẻ em dễ bị tổn thương, gia đình và cộng đồng các em thoát khỏi đói nghèo và nâng cao cuộc sống cũng như đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người nghèo như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và tiếp cận với các sáng kiến
kinh tế giúp họ cải thiện thu nhập. Tổ chức đã thành lập Ban tài chính vi mô và đã phục vụ hơn 5000 khách hàng với tổng số vốn vay lên đến 550.000 USD. Các khoản vay được cung cấp với mục đích chính là góp phần tăng thu nhập ở nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi và buôn bán nhỏ.
ActionAid Việt Nam (AAV), một tổ chức vi mô của Vương Quốc Anh, hoạt động ở Việt Nam từ đầu những năm 1990, là một trong số 58 tổ chức NGO quốc tế hỗ trợ các chương trình tài chính vi mô, đây là đơn vị tiên phong gây dựng chương trình tiết kiệm cho đồng bào các dân tộc miền núi và ven biển. Gần 27.000 người đã tiếp cận nguồn vốn từ tổ chức NGO này trong vòng 10 năm từ 1993-2003. Bảy nhóm đã được hình thành trong mạng lưới M7 nhằm xúc tiến hợp tác, nâng cao năng lực, và tham gia vào tài chính vi mô rộng rãi hơn ở Việt Nam. Với sự hỗ trợ của AAV, năm nhóm đã chuyển thành các tổ chức tài chính vi mô và các quỹ xã hội. Hiện nay, ActionAid cũng đang hỗ trợ triển khai dự án tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính vi mô đối phó với những ảnh hưởng của việc gia nhập WTO, hỗ trợ các tổ chức ở Mai Sơn, Đông Triều và Can Lộc mở rộng địa bàn hoạt động và tập huấn nâng cao năng lực cho các thành viên. Dự án được thực hiện trong 2 năm, từ tháng 3/2007 đến tháng 3/2009, với tổng kinh phí 136.500 euro.
Plan International Theo phương thức Phát triển Cộng đồng Tập