Chủ nghĩa hiện thực theo nghiên cứu của Đỗ Văn Khang:

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ1975 ĐẾN NAY (Trang 76 - 80)

Trong bộ giáo trình Lý luận văn học của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản năm 1993 do Hà Minh Đức chủ biên, Phần 4 mang tên Phương pháp sáng tác, trào lưu và trường phái văn học do Đỗ Văn Khang viết. Nếu như cuốn sách có dung lượng 300 trang, thì phần các phương pháp sáng tác gồm 28 trang, trong đó chủ nghĩa hiện thực chiếm hơn 4 trang. Trong số trang khiêm tốn đó, về cơ bản, diện mạo của chủ nghĩa hiện thực đã được thể hiện. Diện mạo ấy đã được mô tả qua 4 tiêu chí: trường thẩm mỹ, tư tưởng sáng tạo, nguyên tắc sáng tác phong cách sáng tác.

Về trường thẩm mỹ của phương pháp hiện thực phê phán, Đỗ Văn Khang viết: “Điểm xuất phát ban đầu của các nghệ sĩ hiện thực phê phán không phải là

“cái bóng cuộc sống” như chủ nghĩa cổ điển, cũng không phải “cái đỉnh núi của mình hay chốn xa cùng lấp lánh” của chủ nghĩa lãng mạn, mà chính là cái hiện thực đang tồn tại với tất cả mâu thuẫn cơ bản và chính yếu của nó” [27, tr.278]. Trường thẩm mỹ thực chất là đối tượng, là phạm vi cuộc sống mà nhà văn hiện thực khai thác để viết nên tác phẩm. Theo Đỗ Văn Khang, đó chính là cuộc sống có thật,

đang diễn ra chứ không phải là kết quả của một trí tưởng tượng nào đó. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý: “Song, phạm vi khai thác thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực phê phán lại không phải vô tận”, “đối tượng của nghệ sĩ là cái “lộn xộn” của xã hội”,

“Trường thẩm mỹ của nghệ thuật hiện thực phê phán là vùng nghịch chiều của cuộc sống” [27, tr.278].

Về tư tưởng sáng tạo của phương pháp hiện thực phê phán, Đỗ Văn Khang khẳng định: “Nghệ thuật vị cuộc sống” đó là tư tưởng sáng tạo rõ rệt nhất của họ”.

Xác định viết về cuộc sống thực tại, các nhà văn hiện thực ắt hẳn xác định mục đích của mình là phục vụ cuộc sống. Trong khi cho rằng hạn chế của các nhà văn hiện thực phê phán là “mới chỉ dám ví mình như tấm gương”, Đỗ Văn Khang vẫn xác

định: “Tâm niệm làm “người thư kí trung thành của thời đại”, Bandăc và các nhà văn cùng phương pháp đã cố gắng dõi theo một cách khách quan các trạng thái của hoàn cảnh, tìm ra những đợt sóng ngầm của xã hội để bắt mạch nó, để thấy cái nhịp đập loạn xạđầy tính lố lăng và bệnh hoạn trong đó, để lách sâu ngòi bút của mình vào những ung nhọt xã hội để phơi bày nó ra ánh sáng” [27, tr.279]. Như vậy, văn học hiện thực là một tấm gương biết lựa chọn vấn đề để phản ánh và phản ánh có mục đích, nhưĐỗ Văn Khang đã dẫn lời Xtăngđan: “tấm gương nghệ thuật chỉ

phản chiếu những nơi nước đọng bùn lầy”.

Bằng việc dẫn ý kiến của Gioócgiơ Xăng, Đỗ Văn Khang đã chỉ ra sự khác nhau giữa tư tưởng sáng tạo của nhà văn hiện thực và lãng mạn. Trong khi nhà văn lãng mạn là miêu tả cuộc sống như“tôi muốn thế” thì nhà văn hiện thực lại miêu tả

như“tôi nhìn thấy nó”.

Ngoài ra, Đỗ Văn Khang còn cho rằng có sự khác nhau giữa văn học hiện thực đầu thế kỷ, khi mới hình thành và nở rộ với văn học hiện thực cuối thế kỷ khi

khủng hoảng. Theo ông, “tư tưởng sáng tạo của văn học hiện thực phê phán không phải lúc nào cũng nhất quán. Trên đỉnh cao của nó, các nhà văn hiện thực phê phán thường xuyên tuyên bố “nghệ thuật là khách quan”, “nghệ thuật là hoạt động nhận thức”, “nghệ sĩ phải xem xét mọi hiện tượng và sự vật với thái độ và phương pháp của một nhà khoa học”, không bao giờ nhà văn được bộc lộ ý kiến chủ quan (…). Song, khi mất lòng tin vào con người và có thái độ thất vọng vào tương lai, các nhà văn hiện thực phê phán đã “đẩy ngòi bút phủđịnh của mình đi chệch khỏi lý trí của sự phẫn nộ, họ tạo ra những nhân vật tuy quyết liệt chống đối lại hoàn cảnh, nhưng là những nhân vật “buồn nản”, những người thoái hóa dần, sống khắc khoải trong những cảm giác đau nhói trước mái tóc bạc của cố nhân”. Từ đó, Đỗ Văn Khang

đã đi đến kết luận: “Những tư tưởng sáng tạo như vậy đã dẫn văn học hiện thực phê phán nửa sau thế kỷ XIX đi vào ngõ cụt, báo hiệu một tình trạng suy thoái của nó và nhường bước cho những tư tưởng sáng tạo mới mẻ khỏe khoắn bước ra văn đàn với tất cả các triển vọng mới” [27, tr.280].

Về nguyên tắc sáng tác của phương pháp hiện thực phê phán, theo Đỗ Văn Khang, có 4 nguyên tắc sau:

“Nguyên tắc I: Coi hiện thực trực tiếp là đối tượng của nghệ thuật, chủ

nghĩa hiện thực phê phán rất tôn trọng các chi tiết chân thực, lịch sử, cụ thể

(Ăngghen)

Nguyên tắc II: Chú trọng mối quan hệ biện chứng giữa tính cách điển hình và hoàn cảnh điển hình (Ăngghen)

Nguyên tắc III: “Nghệ thuật phải có tính khuynh hướng rõ rệt, tác phẩm nghệ thuật phải là “bài thơ ai oán không dứt vì cảnh tan rã không thể tránh khỏi của xã hội thượng lưu”, phải “thấy rõ “những đối thủ chính trị quyết liệt nhất của mình” để phơi bày và phủđịnh nó”

Nguyên tắc IV: “Không được Sinle hóa mà quên mất Sêchxpia”. Nghĩa là không được biến nhân vật thành người phát ngôn lộ liễu. Nguyên tắc là “vô ngã”; là “hóa thân”, nghệ sĩ không can thiệp vào sự vật, để cho sự vật nói lên toàn bộ

bản chất của nó” [27, tr.281].

Ở phần này, các nguyên tắc được Đỗ Văn Khang nêu một cách ngắn gọn và không có diễn giải, dẫn chứng.

Về Phong cách sáng tác của phương pháp hiện thực phê phán, Đỗ Văn Khang viết: “Dũng cảm đứng giữa dòng đời, mà “cây đời thì mãi mãi xanh tươi”, nghệ thuật hiện thực phê phán làm cho phong cách của nó rất phát triển”. Từ nhận xét khái quát này, ông đã diễn giải cụ thể hơn. Biểu hiện thứ nhất của sự phát triển phong cách là: “Nếu bút pháp của nghệ thuật lãng mạn đạt tới phong độ trữ tình say đắm, thì bút pháp của nghệ thuật hiện thực phê phán đạt tới chiều sâu của sự

phân tích nghiêm ngặt, với “chiều rộng của tầm mắt, sự táo bạo của tư tưởng, tính chân xác của ngôn từ, và những điều tiên đoán thiên tài về tương lai” (Gorki) [27, tr.281].

Biểu hiện thứ hai là: “Nếu quy mô tài năng của các nghệ sĩ lãng mạn tích cực dù là bậc thầy, cũng chỉ phản ánh được một số cảnh đời, một số phận; thì quy mô tài năng của các nghệ sĩ hiện thực phê phán như L.Tôxtôi đã trở thành tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” (Lênin), còn Bandắc lại dựng lên được cả một thời kỳ dài của xã hội mà các sử gia, các nhà kinh tế học, các nhà thống kê thời đó gộp lại cũng không nói đủ “những điều tuyệt diệu nhất”, xảy ra ở xã hội Pháp lúc

đó.

Và cuối cùng, “Sựđổi mới về phong cách của nghệ thuật hiện thực phê phán so với nghệ thuật lãng mạn còn thể hiện rất rõ trong quá trình xây dựng nhân vật”.

Theo ông, nhân vật của nghệ thuật lãng mạn nặng về tượng trưng, ước lệ, còn nhân vật của nghệ thuật hiện thực phê phán “nói năng, vận động trong môi trường lịch sử cụ thể với những tính cách bên trong sinh động. Hơn thế, phong cách phân tích nghiêm ngặt và trào lộng của nghệ thuật hiện thực phê phán, chưa có nghệ thuật nào đạt tới sự phân tích toàn diện và sắc sảo cái số phận quá chua cay của họ đến như vậy” [27, tr.282].

Như vậy, bằng việc so sánh với phong cách của các nhà văn lãng mạn, Đỗ

Văn Khang đã chỉ ra sự vượt trội về phong cách của các nhà văn hiện thực.

Nhìn chung, trong khuôn khổ hạn hẹp nhất, Đỗ Văn Khang đã cố gắng nói

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG LÝ LUẬN VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ1975 ĐẾN NAY (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)