Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệ p

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long (Trang 91 - 92)

Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cho thấy, nhiều doanh nghiệp chưa cĩ nổ lực hướng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động của mình. Thơng thường các doanh nghiệp đều cĩ chung ý kiến cho rằng, cản trở làm cho doanh nghiệp khơng đạt hiệu quả cao là do máy mĩc lạc hậu và thiếu vốnđểđầu tư vào các thiết bị mới, hiện đại hơn. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp lại là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng cao. Trong xu thế tự do hố thương mại và bối cảnh chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cĩ thể được hiểu như là mức độ doanh nghiệp trong nước tiếp cận

được tốt nhất với thực tiễn quốc tế trong hoạt động kinh doanh của mình.

Xuất phát từ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay,

để đạt được lợi thế tổng hợp các doanh nghiệp cần chú trọng đến các khía cạnh như: khai thác cĩ hiệu quả hơn các lợi thế so sánh quốc gia trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm thoả mãn tốt nhu cầu trong nước và quốc tế cả về chất lượng và giá cả; chú trọng khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hố khâu thiết kế sản phẩm, gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm dựa vào đổi mới thiết kế chứ khơng phụ thuộc vào cơng nghệ sản xuất; tìm kiếm nguồn nhập khẩu đầu vào trung gia thật sự cần thiết để sản xuất sản phẩm mới cĩ chi phí thất nhất hoặc nâng cao chất lượng

sản phẩm; thơng qua các cơ quan chính phủ và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp

để tím kiếm thơng tin hoặc liên kết thực hiện nghiên cứu thị trường, tiếp thị và phân phối sản phẩm.

3.3.3.2- Tập trung xây dựng chiến lược doanh nghiệp để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn

Nâng cao hiệu quả hoạt động là giải pháp tiên quyết để nâng cao nâng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả đĩ sẽ khơng tồn tại lâu dài nếu hoạt động của doanh nghiệp khơng tuân theo một hướng phát triển dài hạn và nhất quán. Việc xây dựng chiến lược doanh nghiệp sẽ tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên ở bình diện chung nhất và trong hồn cảnh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khi xây dựng chiến lược doanh nghiệp cần chú trọng đến các vấn đề sau: Định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp phải bảo đảm tạo ưu thế về giá trị sử dụng của sản phẩm; tạo ra ưu thế

về tiếp thị và tổ chức tiêu thụ. Mặt khác khi ra quyết định lựa chọn hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp phải xác định các đặc điểm kinh tế chủ chốt như

thị trường, thị phần và các điều kiện của thị trường; xác định các nhân tố tác

động đến sự phát triển của từng ngành, điều kiện cạnh tranh, điều kiện thay đổi cơng nghệ, phân tích các nhân tố cạnh tranh chủ yếu đối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Vĩnh Long (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)