Nguồn vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đỗ Hữu (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TM& DV ĐỖ HỮU

2.6.4Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu mà công ty không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ công tư và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.

Bao gồm:

- Vốn đóng góp của các nhà dầu tư để thành lập hoặc mở rộng công ty. - Các khoản thặng dư vốn

- Các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ.

- Vốn được bổ sung từ kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của chính sách tài chính hoặc quyết định của các chủ sở hữu vốn, của hội đồng quản trị.

- Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, và các quỹ hình thành từ lợi nhuận sau thuế.

Quy định hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu:

+ công ty có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chính sách tài chính hiện hành, nhưng với nguyên tắc phải đảm bảo hạch toán rành mạch, rõ rang từng loại nguồn vốn, quỹ. Phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo dõi từng đối tượng góp vốn, từng loại vốn, quỹ. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện là một nguồn hình thành của tài sản thuần hiện có ở doanh nghiệp, nhưng không phải cho một tài sản cụ thể mà là các tài sản nói chung.

+ Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác hoặc từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác phải tuân theo đúng chính sách tài chính hiện hành và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.

+ Khi có sự thay đổi chính sách kế toán hoặc phát hiện ra sai sót trọng yếu mà phải áp dụng hồi tố, sau khi xác định được ảnh hưởng của các khoản mục vốn chủ sở hữu thì phải điều chỉnh vào số dư đầu năm của các tài khoản vốn chủ sở hữu tương ứng của năm hiện tại.

+ Trường hợp công ty bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu vốn chỉ được nhận phần giá trị còn lại của tài sản sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ phải trả.

2.6.5 Doanh thu

Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doah nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh

thong thường của công ty, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty sẽ khôg được coi là doanh thủ.

Hạch toán doanh thu phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Việc xác định và ghi nhận doanh thu phải tuân thủ các quy định trong chuẩn mực kế toán số 14 “ doanh thu và thu nhập khác” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan.

Việc ghi nhân doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan tới việc tạo ra doanh thu đó.

Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liện với quyền sở hữu sả phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.

- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý àng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của guao dịch đó được xác định một các đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả công việc đã hoàn thành và lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn đồng thời 4 điều kiện sau:

- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán;

- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự nhau về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu.

Doanh thu phải được theo dõi riêng theo từng loại doanh thu: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng khoản doanh thu, như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá… nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doah thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán.

Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, công ty phải xác định kết quả hoạt động SXKD. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào tài khoản 911- xác địh kết quả kinh doanh. Các tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đỗ Hữu (Trang 38 - 41)