Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng:

Một phần của tài liệu Thực trạng và 1 số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì (Trang 83 - 104)

- Tiền gửi các TCTD 490 0,5 483 0,4 854 0,7 98,57 176,81 132,0

4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng:

4.3.1. Định hướng phát triển ngân hàng trong thời gian tới:

Trong quá trình hoạt động của mình, hàng năm ngân hàng đều đưa ra các chỉ tiêu và kế hoạch cụ thể làm phương hướng, mục tiêu cho toàn chi nhánh hướng tới. Trong năm 2008 chi nhánh đã đề ra một số các chỉ tiêu cơ bản sau: Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tổng dư nợ 333.785 439.592 526.782 2. Tổng nguồn vốn huy động: 847.920 1.054.400 1.391.899 3. Hệ số sử dụng vốn 0,39 0,41 0,38

- Tăng cường hoạt động thu hút nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân trên địa bàn và khu vực. Chỉ tiêu về huy động vốn của năm 2008 là đạt mức huy động 1.675 tỷ tăng trưởng 23% so với năm 2007.

- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ, chú trọng cho vay hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dư nợ phấn đấu đạt 680 tỷ tăng trưởng 30% so với năm 2007 trong đó dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân là 262 tỷ ( chiếm 40% tổng dư nợ).

- Nâng cao tỷ lệ cho vay trung và dài hạn từ 19% đến 36% ước đạt 235 tỷ chiếm 36% tổng dư nợ.

- Duy trì tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ dưới mức: 3%

- Thực hiện đầy đủ việc trích lập dự phòng rủi ro, hạn chế tối thiểu các rủi ro, nâng cao chất lượng các hoạt động tín dụng hướng tới các chuẩn mực thông lệ quốc tế.

4.3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng :

* Hoàn thiện chính sách tín dụng:

Trong những năm qua, Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thanh Trì đã triển khai thực hiện rất nhiều các giải pháp nhằm nâng cao CLTD. Trong đó Chi nhánh đã rất quan tâm trong việc thực thi các CSTD do NHNo & PTNT ban hành thông qua các văn bản lưu hành nội bộ.

Các CSTD hiện nay của Chi nhánh đã tương đối đồng bộ phù hợp với thông lệ quốc tế đồng thời nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Chi nhánh trong hoạt động tín dụng, bảo đảm an toàn vốn vay. Nhưng, giữa các quy định ban hành và thực tế thường có một khoảng cách mà Chi nhánh cần phải nhận thực rõ khoảng cách đó để tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động hiện hành. Hơn nữa, đặc điểm của từng khu vực hoạt động là khác nhau do vậy Chi nhánh cũng cần có các điều chỉnh CSTD cho phù hợp với đặc điểm; điều kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội của huyện Thanh Trì. Bên

cạnh đó, CSTD của Chi nhánh vẫn chưa phát huy hết hiệu quả quản lý ở trụ sở chính và thực thi thông suốt ở các đơn vị trực thuộc và ở mỗi CBTD. Với điều kiện cạnh tranh găy gắt như hiện nay nguy cơ thị phần tín dụng của chi nhánh bị co hẹp lại ngày một gần hơn thì việc nâng cao chất lượng tín dụng nhất thiết phải bắt đầu từ việc cải cách và hoàn thiện các CSTD ban hành.

Nhận thấy được tầm quan trọng của CSTD đối với sự phát triển của chi nhánh tôi có đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện CSTD của Chi nhánh như sau:

- Chi nhánh cần xác định được chiến lược phát triển tín dụng tùy thuộc vào mục tiêu, khả năng và thế mạnh của mình.Từ đó xây dựng CSTD khoa học thích ứng với sự phức tạp của môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh sao cho đem lại sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng vừa đảm bảo mục tiêu: tỷ suất sinh lời cao nhất và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được

Thứ hai, xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro rín dụng:

Hoạt động quản lý của Chi nhánh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đạt được của mối CSTD ban hành. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện CSTD không thể tách rời với quá trình hoàn thiện hệ thống quản lý của Chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì.

Hiện nay, Chi nhánh luôn có giám sát chặt chẽ các hoạt động của các bộ phận phòng, ban và các PGD tại các địa phương. Bởi vì, hệ thống NHNo & PTNT có mạng lưới rộng khắp chính vì vậy để quản lý các hoạt động của các chi nhánh cấp dưới gặp phải rất nhiều khó khăn trong nhiều trường hợp có những phát sinh nằm ngoài tầm kiểm soát của Chi nhánh. Để khắc phục các hạn chế trên thì Chi nhánh có thể thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao

tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của từng bộ phận và các chi nhánh cấp dưới như sau:

- Xây dựng có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay… theo quy mô và phức tạp của ngân hàng. Đồng thời hệ thống này cần phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách àng…để phát hiện kịp thời các khoản vay có vấn đề.

- Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu chi nhánh theo hướng: chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình chiều dọc, hoạt động cấp tín dụng được được quản lý tại Chi nhánh còn các PGD chỉ là kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ chứ không phải là các “ ngân hàng con” nhằm đảm bảo việc quản lý thống nhất, nhanh nhạy và kiểm soát được rủi ro trong toàn hệ thống.

- Thực hiện tách bạch các bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau: quan hệ khách hàng; bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận tác nghiệp. Sự phân chia có tác dụng đó tăng tính chuyên môn hóa trong hoạt động cấp tín dụng. Môi bộ phận thực hiện nhiệm vụ khác nhau tạo được tính khách quan, nâng cao chất lượng hoạt động của từng bộ phận

- Xây dựng và hoàn thiên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an toàn và hiệu quả kinh doanh chi nhánh phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc kịp thời, thường xuyên liên tục và cập nhật thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng.

+ Phải xây dựng và hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro đúng đắn.

Chiến lược quản trị rủi ro của Chi nhánh trong thời gian qua đã phát huy được hiệu quả trong xử lý các khoản nợ tồn đọng và nợ khoanh đạt được

tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu thấp. Nhưng đối với quy mô tín dụng của Chi nhánh còn nhỏ, danh mục cho vay còn chưa đa dạng. Trong thời gian tới khi mà chi nhánh mở rộng quy mô tín dụng thì Chi nhánh cần phải có chiến lược để nâng cao khả năng quản trị các danh mục cho vay có độ rủi ro cao hơn. Để chủ động trong quản lý rủi ro Chi nhánh có thể thực hiện các giải pháp như sau:

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro đặc biệt chú trọng xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.

- Thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực quản trị rủi ro bao gồm hoạch định và quản trị rủi ro; tái cơ cấu bộ máy tổ chức, đẩy mạnh áp dụng các công cụ đo lường rủi ro, nâng cao chất lượng của các công cụ đo lường rủi ro rín dụng…

+ Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh theo 4 nguyên tắc:

- Chi nhánh phải xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh( thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, các điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…)

- Xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng khách hàng vay và nhóm khách hàng vay để tạo ra các nhóm rủi ro khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

- Quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng có sự tham gia của nhiều bộ phận như: bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng.

- Việc cấp tín dụng phải được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lýđối với các khoản tín dụng thông tin một cách hợp lý nhất.

+ Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng định kỳ và duy trì một cách liên tục.

Xếp hạng tín dụng là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản trị rủi ro tín dụng thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng có thể hiểu là đánh giá khách hàng dựa trên các chuẩn mực nhất định. Trong đó bao gồm đánh giá đối với khách hàng là tổ chức kinh tế ( doanh nghiệp), là cá nhân và các tổ chức tín dụng. Với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ sẽ trợ giúp cho Chi nhánh trong việc kiểm soát danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách thống nhất. Do đó hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một trong những trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng. Đối với Việt Nam hiện nay có 4 mô hình quản lý rủi ro phổ biến mà Chi nhánh có thể áp dụng:

- Mô hình chất lượng( đánh giá khách hàng dựa theo tiêu chuẩn 6 C đó là : C đó là tư cách người vay(character), năng lực( capital), thu nhập của người vay( cash), bảo đảm tiền vay ( collateral), các điều kiện ( conditions), kiểm soát (control). Đánh giá theo các tiêu chí riêng mà CBTD trong từng lĩnh vực sẽ thu thập thông tin một cách cụ thể.

- . Mô hình xếp hạng của Moody’s và standard & Poor’s thực hiện đánh giá khả năng tài chính và khả năng thanh toán của một tổ chức đối với khảon tiền nghĩa vụ gốc và lãi của các công cụ nợ mà nó phát hành. Công cụ nợ bao

gồm: công cụ ngắn hạn : hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi và công cụ dài hạn như: trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi.

- Mô hình điểm số Z chấm điểm tín dụng theo công thức Altman xây dựng mô hình này đánh giá khách hàng theo các chỉ tiêu tài chính của khách hàng( áp dụng đối với các loại doanh nghiệp) theo công thức:

Z” = 3,25 + 6,56X1+ 3,26X2+ 6,72X3+ 1,05X4. X1…X4 là các chỉ tiêu tài chính của khách hàng.

Tùy theo điểm số khách hàng có được để xếp hạng từ: AAA đến C để đánh giá khách hàng đang ở trong tình trạng nào và giúp cho công ty và người đầu tư nhận định tình hình cơ bản về tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ của tổ chức phát hành các công cụ nợ.

- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng chấm điểm khách hàng dựa vào các chỉ tiêu phi tài chính như: hệ số tín dụng, trạng thái tài sản, sở hữu nhà, thu nhập, trình độ…

.Việc xây dựng một trong các mô hình này sẽ gặp rất nhiều khó khăn do các yếu tố quản trị đòi hỏi làm gia tăng chi phí quản lý, thời gian thu thập thông tin và đánh giá khách hàng nhưng không thể phủ nhận những ưu điểm của các mô hình này mang lại trong quản trị rủi ro tín dụng bởi có sự bạch giữa bộ phận tiếp thị và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định chi vay mang tính khách quan hơn, cũng nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp… Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, song song trong quá trình cho vay, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay mà cơ chế kiểm tra nội bộ của Chi nhánh hiện nay còn hạn chế.

+ Xây dựng môi trường tín

+ Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả:

Chính sách quan hệ khách hàng thể hiện sự chú trọng của mỗi ngân hàng trong nỗ lực phát triển thị trường tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc xây dựng một chính sách khách hàng hiệu quả góp phần giúp Chi nhánh chủ động trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng đồng thời thiết lập mối quan hệ bền vững giữa Chi nhánh với khách hàng.

- Cần sớm hoàn thiện và triển khai mô hình kinh doanh theo hướng khách hàng, thực hiện phân khúc thị trường để xác đinh cơ cấu thị trường hợp lý và khách hàng mục tiêu, phân nhóm những khách hàng theo tiêu chí phù hợp, từ đó giới thiệu sản phẩm, dịch vụ phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.

- Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với khách hàng. Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch khách hàng. Đối với những khách hàng này khi xây dựng chiến lược ngân hàng phải hết sức quan tâm, phải có chế độ chăm sóc ưu đãi khách hàng về lãi suất, và chính sách chăm sóc khách hàng cần thiết. Gắn hoạt động của chi nhánh với hoạt động của khách hàng.

- Tăng cường chuyển tải thông tin thông tin tới khách hàng giúp khách hàng nắm được thông tin về Chi nhành và các dịch vụ mà chi nhánh đang cung cấp.

* Tăng cường hoạt động huy động vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn giúp ngân hàng tự chủ nguồn vốn tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng.

Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành các kế hoạch kinh doanh. Trong điều kiện thiếu vốn đặc biệt là những tháng đầu năm 2008 đã làm ảnh hưởng tới khả năng cung cấp vốn cho khách hàng có thể dẫn tới việc mất các khách hàng quen thuộc, cũng như các khách hàng có nhu cầu vốn lớn thời gian lâu dài. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng công tác huy động vốn cũng là một trong những biện pháp cần có rất quan trọng và có chiến lược cụ thể. Vì vậy việc phải thực hiện tốt một số công việc sau:

- Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác huy động vốn, nhất là nguồn vốn trong dân cư. Có chính sách lãi suất linh hoạt kết hợp với các biện pháp khuyến mãi, ngoại giao có trọng điểm nhằm tiếp tục giữ được khách hàng cữ đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới. Trong điều kiện đô thị hóa hiện nay, cần tập trung bám sát các dự án đến bù giải phóng mặt bằng để huy động vốn và tận thu nợ đã XLRR.

- Bên cạnh hình thức tiết kiệm dự thưởng cần thực hiện các biện pháp huy động vốn đa dạng và linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiết kiệm kết hợp bảo hiểm.

- Phát động phong trào thi đua huy động tiền gửi tiết kiệm. Tổ chức tuyên truyền, tiếp thị và xét thưởng kịp thời cho những tập thể cá nhân thực hiện kế hoạch huy động vốn đạt chỉ tiêu đề ra. Xây dựng đề án huy động vốn,

Một phần của tài liệu Thực trạng và 1 số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng NN và PTNT huyện Thanh Trì (Trang 83 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w