• CHI NHÁNH CÔNG TY TẠI AN GIANG
- Địa chỉ: khóm Châu Long I, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc, An Giang
- Điện thoại: (84.76) 868 558 - Fax: (84.76) 866 812 - Email: lthncnangiang@vnn.vn
Đại diện: ông ĐÀO TIẾN DŨNG – Phó Giám đốc Công ty kiêm Giám đốc Chi nhánh.
Ngành nghề kinh doanh chính: Các sản phẩm gạo tiêu chuẩn xuất khẩu Việt Nam, phụ phẩm (tấm, cám….).
• CHI NHÁNH KINH DOANH GẠO CHẤT LƯỢNG CAO
- Địa chỉ: số 8 Điện Biên Phủ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại: (84.4) 9 289 026 - Fax: (84.4) 9 287 955 - Email: gaoclc@vnn.vn
Đại diện: ông TRẦN HỮU HẠNH – Giám đốc Chi nhánh
Ngành nghề kinh doanh chính: Các sản phẩm gạo chất lượng cao mang thương hiệu “Nam Đô”…
• CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI HOÀN KIẾM
- Địa chỉ: Số 35 Ngõ 9 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội. - Điện thoại: (84.4) 6 247 913 - Fax: (84.4) 6 247 895 - Email: cntmhoankiem@gmail.com
Đại diện: Bà ĐỖ THỊ NGỌC TRÂM – Giám đốc Chi nhánh.
Ngành nghề kinh doanh chính: Phân phối các sản phẩm hàng tiêu dùng của các tập đoàn đa Quốc gia. Kinh doanh Lương thực, thực phẩm; các sản phẩm may mặc thời trang, dịch vụ ăn uống...
• CHI NHÁNH THƯƠNG MẠI ĐỐNG ĐA
- Địa chỉ: Số 24 Phan Đình Giót - Hoàng Mai – Hà Nội. - Điện thoại: (84.4) 6 648 832
- Fax: (84.4) 6 648 832
- Email: cnthuongmaidongda@vnn.vn
Đại diện: ông HOÀNG ĐỨC MẠNH – Giám đốc Chi nhánh.
Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh tổng hợp, khai thác kinh doanh tại các dự án của Công ty.
• CHI NHÁNH KINH DOANH LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM - Địa chỉ: 130 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội.
- Điện thoại: (84.4) 8 455 175 - Fax: (84.4) 8 7 223 387
- Email: luongthucthucpham@gmail.com
Đại diện: ông TRẦN VIẾT THẮNG – Giám đốc Chi nhánh.
Ngành nghề kinh doanh chính: Chuyên kinh doanh Bán buôn, bán lẻ các mặt hàng lương thực, thực phẩm.
• CHI NHÁNH DỊCH VỤ - DU LỊCH
- Địa chỉ: 31 – 33 Mã Mây - Hoàn Kiếm – Hà Nội. - Điện thoại: (84.4) 8 255 720
- Fax: (84.4) 9 260 862
- Email: dulichnamdo@fpt.vn
Đại diện: ông PHẠM BÁ LUÂN – Giám đốc Chi nhánh.
Ngành nghề kinh doanh chính: Các sản phẩm du lịch, dịch vụ và các tour du lịch.
• CHI NHÁNH KINH DOANH TỔNG HỢP
- Địa chỉ: 13 Đường Thành – Hoàn Kiếm – Hà Nội. - Điện thoại: (84.4) 9 232 493
- Fax: (84.4) 9 232 492
- Email: cnkinhdoanhtonghop@fpt.vn
Đại diện: ông PHẠM VĂN TUẤN –Giám đốc Chi nhánh.
Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh đa ngành nghề; Kinh doanh theo tuyến phố.
• CHI NHÁNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM
- Địa chỉ: Ngõ 176 – Định Công – Hoàng Mai - Hà Nội. - Điện thoại: (84.4) 6 643 812
- Fax: (84.4) 6 643 241 - Email: cnsxcblttp@vnn.vn
Đại diện: Bà ĐẶNG MINH NGUYỆT – Giám đốc Chi nhánh.
Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh hoạt động cho thuê kho tàng.
2.1.4. Cơ cấu nguồn vốn của VIHAFOODCO
Là một doanh nghiệp mới cổ phần hóa và đi vào hoạt động từ năm 2005 lại là thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Bắc do đó công ty có tỷ lệ góp vốn là 51% vốn Nhà nước và 49% vốn tư nhân.
Bên cạnh đó VIHAFOODCO còn huy động vốn từ các ngân hàng và trên thị trường chứng khoán chưa niêm yết OTC. Từ tháng 11/2007 giá cổ phiếu của công ty đang ở mức 22000VND/CP cho đến đầu năm 2008 đến nay giá cổ phiếu của VIHAFOODCO là 42840 VND/CP, điều này phần nào thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty đã có những thành công nhất định và được thị trường ghi nhận.
Vốn kinh doanh của công ty gồm vốn cố định và vốn lưu động, với đặc thù là doanh nghiệp thương mại do đó vốn lưu động của công ty chiểm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định và nguồn vốn kinh doanh liên tục tăng qua các năm.
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của VIHAFOODCO.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Phân theo cơ cấu vốn: -Vốn cố định
-Vốn lưư động
Tổng vốn kinh doanh Phân theo nguồn vốn: -Nguồn vốn chủ sở hữu -Nguồn vốn vay ngân hàng Tổng vốn kinh doanh Tỷ lệ % tăng - 15.523 54.230 69.753 --- 25.000 44.753 --- 69.753 - - 16.750 60.737 77.487 --- 25.000 52.487 --- 77.487 11% - 25.950 72.885 98.835 --- 30.000 68.835 --- 98.835 27.55%
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty.
Qua bảng tình hình nguồn vốn chúng ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước là do yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và với đặc điểm của ngành kinh doanh lương thực – thực phẩm là cần nguồn vốn lớn nên công ty phải vay ngân hàng rất nhiều tiền, trong khi đó trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng lại hạn chế không cho vay nhiều từ đó gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của VIHAFOODCO.
2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của VIHAFOODCO
Trong những năm qua, trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc cùng sự nỗ lực
không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục phát triển qua các kỳ kế hoạch.
Lượng sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ tăng năm sau cao hơn năm trước. Doanh thu cùng lợi nhuận tăng đều qua các năm, công ty thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế vào ngân sách Nhà nước.
Để đạt được kết quả tốt như vậy đó là một sự nỗ lực không ngừng của công ty. Năm 2005 VIHAFOODCO được cổ phần hóa và chính thức đi vào hoạt động nhờ đó nguồn vốn của công ty tăng lên đáng kể và cũng nhờ cổ phần hóa mà công ty đã có bước chuyển biến rõ rệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên vì mới cổ phần hóa do đó công ty phải kết hợp hài hòa hai mục tiêu là lợi nhuận và thị trường. Mục tiêu lợi nhuận nhằm thỏa mãn yêu cầu của các cổ đông và mục tiêu thị trường là sự chiếm lĩnh thị trường do đó công ty không thể tập trung mọi nguồn lực, hi sinh chỉ tiêu lợi nhuận trong thời gian đầu hoạt đông nhằm mở rộng thị trường tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường cho công ty. Tốc độ tăng trưởng của từng mặt hàng cũng như lợi nhuận tăng đều đặn qua các năm thể hiện qua bảng dưới.
Bảng 2.3: Kết quả xuất khẩu theo từng mặt hàng
Đơn vị: USD Mặt hàng 2003 2004 2005 1. Gạo 2. Cà phê 3. Đỗ xanh 4. Đỗ tương 5. Ngô hạt 19.222.400 3.267.808 528.616 384.448 624.728 23.252.200 3.470.856 561.462 408.336 663.546 27.027.200 4.034.304 652.608 474.624 771.264 Tổng 24.028.000 28.356.400 32.960.000 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 11,8 11,6
Qua bảng số liệu trên có thể thấy được cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty như sau: Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của công ty (chiếm 80% lợi nhuận), tiếp đó là cà phê (13,6%), ngô hạt (2,6%), đỗ xanh (2,2%), và đỗ tương (1,6%). Nhìn chung qua các năm kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, năm 2004 lợi nhuận thu từ xuất khẩu của công ty là 28.356.400 USD, tăng 11,8% so với năm 2003. Năm 2005 do một số mặt hàng cà phê và đỗ tương gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ nên tỉ lệ tăng trưởng bị giảm sút so với năm 2004 là 11,6%.
Bảng 2.4: Kết quả sản xuất kinh doanh (giai đoạn 2003 – 2005)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
2003 2004 2005
1. Tổng doanh thu:
• Doanh thu xuất khẩu
• Doanh thu nội địa
• Doanh thu dịch vụ 2. Tổng chi phí
3. Lợi nhuận trước thuế 4. Lợi nhuận sau thuế 5. Vốn chủ sở hữu 426.500 341.200 76.770 8.530 425.350 1.150 828 25.000 511.800 419.676 81.888 10.236 510.415 1.385 997 25.000 588.570 494.400 82.399 11.771 586.845 1.725 1.725 30.000 Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên vốn chủ sở hữu
3,31% 3,99% 5,79%
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty
Qua bảng ta thấy: tổng doanh thu hàng năm trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 doanh thu từ xuất khẩu đều cao hơn doanh thu bán hàng trên thị trường nội địa. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho Công ty.
Năm 2005, Công ty chuyển đổi cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và đi vào hoạt động do đó Công ty được miễn 100%
thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi vậy lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty vào năm 2005 là như nhau. Cũng có thể thấy, từ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, lợi nhuận của Công ty tăng lên rõ rệt so với 2 năm trước khi cổ phần (tăng 897 triệu đồng so với năm 2003 và 728 triệu đồng so với năm 2004), so sánh với mức tăng là 235 triệu đồng khi còn là doanh nghiệp Nhà nước. Điều này cho thấy việc chuyển đổi cổ phần hóa của công ty là đúng hướng và đạt được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Điều này phản ánh vốn chủ sở hữu của Công ty được sử dụng hiệu quả hơn.
2.1.6. Định hướng nhiệm vụ của VIHAFOODCO
Chiến lược kinh doanh của công ty
Công ty theo đuổi chiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh mà trước hết là chú trọng phát triển sản phẩm gạo chất lượng cao và dịch vụ du lịch. Công ty không đơn thuần chỉ là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm nông, lâm sản mà còn mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác. Bám sát với chiến lược đa dạng hóa ngành nghề, cùng với việc nhận thấy du lịch là một thị trường kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp cũng như có khả năng quảng bá được tên tuổi của mình, công ty đã lựa chọn phát triển dịch vụ du lịch.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Công ty đã xác định phương hướng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu:
• Xác định mặt trận hàng đầu là đẩy mạnh xuất nhập khẩu đồng thời coi trọng hoạt động kinh doanh tổng hợp, phát triển có định hướng các loại dịch vụ - du lịch để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
• Công ty tập trung giao dịch mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, phát triển những nhóm hàng, mặt hàng đặc sản có ưu thế của công ty, liên
doanh, liên kết với bạn hàng trong và ngoài nước để có nguồn hàng phong phú, khối lượng lớn, chất lượng cao, xuất khẩu ổn định, không ngừng đổi mới quản lý, cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất kinh doanh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên ngày càng đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. Đảm bảo đủ công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên chức có thu nhập ổn định và luôn được cải thiện về vật chất lẫn tinh thần năm sau cao hơn năm trước, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
• Tập trung kinh doanh mặt hàng gạo và khai thác các bất động sản hiện có, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh.
Trong những năm tới, công ty sẽ theo sát với chiến lược kinh doanh của mình, đó là mở rộng ngành nghề kinh doanh và phát triển thị trường mới sang các nước Đông Á, Trung Quốc , Châu Âu và Châu Mỹ.
2.2. Thực trạng phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh củaVIHAFOODCO VIHAFOODCO
2.2.1. Thực trạng về thị trường hiện tại
Thị trường xuất khẩu của công ty tập trung nhiều ở các nước Châu Á là Indonesia, Philipine, và thị trường chủ yếu cũng là thị trường đem lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty là Cuba, chiếm 36% tổng lợi nhuận xuất khẩu. Từ năm 2003 đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của công ty vào Cuba không ngừng tăng với tốc độ nhanh và ổn định.
Trong những năm gần đây, thị trường của công ty đã mở rộng thêm 17 nước. Trong đó có 5 nước trong khối ASEAN (gồm Singapore, Brunei, Lào, Malaysia và Inđônêxia), giữ được sự có mặt của công ty trên các thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các thị trường châu Âu như Pháp, Tiệp Khắc (cũ).
Thị trường truyền thống của công ty tập trung tại các nước Châu Á. Thị trường đem lại lợi nhuận lớn cho công ty là Cuba. Quy mô xuất khẩu sang các nước châu Âu còn thấp, chiếm khoảng 1% lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên con số này được dự đoán là sẽ tăng lên trong thời gian tới do nhu cầu về sản phẩm gạo chất lượng cao của các nước này tăng lên.
Bảng 2.5: Kết quả xuất khẩu theo từng thị trường.
Đơn vị: USD Năm Thị trường 2003 2004 2005 1. Cuba 2. Iran 3. Inđônêxia 4. Philipin 5. Nhật Bản 6. Hàn Quốc 7. Brunei 8. Singapore 9. Hồng Kông 10. Trung Quốc 11. Nga 12. Israel 13. Ấn Độ 14. Lào 15. Malaysia 16. Pháp 17. Tiệp Khắc (cũ) 8.650.080 1.922.240 3.123.640 2.162.520 720.840 576.672 456.532 360.420 480.560 1.297.512 1.177.372 528.616 1.081.260 552.644 408.476 240.280 288.336 10.208.304 2.268.512 3.686.332 2.552.076 850.692 680.553 538.771 425.346 567.128 1.531.246 1.389.464 623.840 1.276.038 652.197 482.058 283.564 340.276 11.865.600 2.636.800 4.284.800 2.966.400 988.800 791.040 626.240 494.400 659.200 1.779.840 1.615.040 725.120 1.483.200 758.080 560.320 329.600 395.520 Tổng 24.028.000 28.356.400 32.960.000
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán công ty.
2.2.2. Thị trường tiềm năng của VIHAFOODCO
Với chiến lược mở rộng thị trường công ty không ngừng hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm thị trường
mới. Theo chiến lược sản xuất kinh doanh thì thị trường tiềm năng mà công ty hướng đến trước hết là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
a)Thị trường Nhật Bản: tuy chỉ chiếm khoảng 3% tổng giá trị xuất khẩu của Công ty nhưng được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng và nằm trong kế hoạch phát triển thị trường của Công ty. Nhu cầu nhập khẩu lương thực – thực phẩm của Nhật Bản là khá cao do tỷ trọng lao động trong nông nghiệp thấp và dân số đông song yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về sản phẩm này cũng là một yếu tố cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành thâm nhập thị trường này. Thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính bậc nhất, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm được siết chặt và với trình độ dân trí cao, người dân Nhật Bản luôn đặt ra yêu cầu cao đối với hàng hóa phục vụ đời sống có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Trong thời gian tháng 7/2007 vừa qua, Nhật Bản đã cảnh cáo chất lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản không đạt tiêu chuẩn do dư lượng chất acetaminprid vượt quá 2 lần mức cho phép. Điều đó thể hiện sự khắt khe, khó tính của thị trường Nhật Bản và cũng là lời cảnh báo đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo vào thị trường Nhật Bản nói chung và VIHAFOODCO nói chung phải tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm nếu muốn gia nhập thị trường này.
b) Thị trường Trung Quốc: là một thị trường có quy mô vô cùng lớn với trên 1 tỷ dân do đó nó có sức hút mãnh liệt với các doanh nghiệp. Trước đây Trung Quốc cũng là một nước xuất khẩu gạo bình quân 2-3 triệu tấn/năm song giờ đây cũng phải nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan. Năm tài khóa 2007-2008 Trung Quốc nhập khẩu 300.000 tấn gạo. Thị trường Trung Quốc giờ đây không phải chỉ có các doanh nghiệp của ta hướng đến mà Nhật Bản, Thái Lan cũng hướng đến thị trường này. Trước quy mô thị trường rộng lớn, sức tiêu thụ mạnh mẽ như vậy VIHAFOODCO đánh giá đây là thị trường
rất giàu tiềm năng. Do đó công ty đang từng bước đẩy mạnh các biện pháp đầu tư, xúc tiến thương mại nhằm thâm nhập thị trường này như tham gia hội chợ quốc tế, triển lãm quốc tế tại Trung Quốc.
c) Thị trường Hàn Quốc: là một thị trường có nhiều nét tương đồng về văn hóa với Nhật Bản và Trung Quốc. Mức tiêu thụ gạo của người dân Hàn Quốc trong những năm gần đây giảm sút do người dân chuộng mỳ gói và các