tới
Phát triển và không ngừng tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu mà bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào hoạt động trong cơ chế thị trờng đều hớng tới. Để đạt đợc những mục tiêu đó, doanh nghiệp phải tìm cách khẳng định vị thế của mình trên thị trờng, nói một cách khác là doanh nghiệp (DN) phải đa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm chiến thắng các đối thủ cạnh tranh .
Xuất phát từ chỗ khó khăn lớn nhất và rõ nét nhất là khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dệt may Việt Nam còn rất hạn chế trên thị trờng. Sự yếu kém này không chỉ về chất lợng, giá cả mà còn ở phơng thức bán hàng, phơng thức thanh toán, ở các dịch vụ sau bán hàng, khả năng phối hợp giữa các DN trong một chiến lợc cạnh tranh thống nhất. Đằng sau năng lực cạnh tranh là trình độ công nghệ và trình độ quản lý của các DN còn yếu kém là sự phối hợp thiếu đồng bộ quản lý vĩ mô và quản lý vi mô.
Mặt khác, năng lực tài chính của công ty còn rất hạn chế. Trong khi đó uy tín kinh doanh tuy đã lâu năm nhng cha rõ nét, cha có những sản phẩm, những nhãn hiệu hàng hoá giữ vị trí đáng kể trên thị trờng. Hơn nữa thị trờng trong nớc bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm ngoại nhập.
Trên cơ sở nhận thức rõ những khó khăn và thuận lợi của môi trờng kinh doanh cũng nh các nguồn lực nội bộ, công ty Dệt 8/3 đã đề ra chiến lợc phát triển đến năm 2005 nh sau:
+ Đẩy mạnh nhịp độ phát triển sản xuất kinh doanh, tăng năng suất, chất lợng sản phẩm, cải tiến cơ cấu mặt hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trờng. Công ty chú ý đến những mặt hàng truyền thống và các mặt hàng mơí có thể tăng mạnh việc chiếm lĩnh thị trờng nội địa. Đồng thời tích cực xâm nhập và mở rộng
thị phần tại các thị trờng quốc tế có nhiều triển vọng nh ASEAN, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mĩ và EU, tiếp tục khôi phục các thị trờng: Liên Xô (cũ), thị tr- ờng Đông Âu, Trung Cận Đông và thị trờng Châu Phi. Việc sản phẩm của công ty càng có nhiều thị trờng chấp nhận càng chứng tỏ vị thế cũng nh sức mạnh cạnh tranh của công ty trên thị trờng.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị từng bớc cải thiện hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
+ Đảm bảo cho sản xuất đợc liên tục, nhịp nhàng cân đối tạo khả năng linh hoạt trong sản xuất, kết hợp giữa chuyên môn hoá với kinh doanh tổng hợp để xây dựng một chiến lợc cạnh tranh phù hợp với năng lực của công ty.
+ Thực hiện triệt để yêu cầu và nguyên tắc của chế độ hạch toán kinh doanh trong quá trình xây dựng và lựa chọn phơng án sản xuất kinh doanh có hiệu qủa kinh tế cao nhng vẫn đảm bảo yếu tố cạnh tranh của công ty.
+ Đối với nghành dệt thì việc đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất nh bông, xơ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Công ty nên chủ động các phơng án pha bông để ổn định và nâng cao chất lợng sản phẩm, lựa chọn các phơng án sản xuất kinh doanh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo cho mỗi cán bộ công nhân viên có việc làm ổn định, đều đặn, tăng thu nhập kích thích ngời lao động có trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu cạnh tranh chung của toàn công ty.
II/ Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnhtranh của công ty Dệt 8/3.