- Phát triển ngành nghề trong hộ nông dân phải gắn chặt với sản xuất nông nghiệp Hai ngành kinh tế này có mối quan hệ chặt chẽ về lao động, nguyên liệu thị trường…
Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là một trong những mục tiêu trọng tâm của đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước mà Đảng và Nhà nước, toàn dân ta đang lỗ lực thực hiện thành công đến năm 2020. Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với trọng tâm phát triển các ngành nghề chế biến nông sản – thực phẩm, phát triển công nghiệp và dịch vụ vùng nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tăng tỷ trọng của sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Liêm Chính là xã có lợi thế lớn để phát triển ngành nghề trong các hộ nông dân, nằm ngay trên trung tâm kinh tế văn hoá - xã hội của tỉnh Hà Nam lại có lời thế về địa lý địa hình do đó mà ngành nghề hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính những năm qua phát triển không ngừng đạt được hiệu quả cao và ngày càng có vai trò quan trọng đối với hộ nông dân, đối với kinh tế xã. Hiện tại đất thổ cư và đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp ở Liêm Chính, tham gia làm ngành nghề là lối thoát cho phát triển và thực tế năm 2003 toàn xã Liêm Chính có 87.57% số hộ làm ngành nghề, tuy một số hộ nhận đất nông nghiệp để sản xuất nhưng giá trị đem lại của ngành nông nghiệp là không đáng kể, thu nhập làm ngành nghề trong các hộ là chủ yếu. Ngành nghề giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động trên địa bàn xã, trung bình một hộ ngành nghề giải quyết chỗ làm cho 2.52 lao động cao hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp, trong đó giải quyết cho 0.628 lao động làm thuê ngoài Với con số này nói lên rằng hộ ngành nghề đã tại việc làm cho lao động trong hộ, cho lao động thuê vào làm. Tổng giá trị sản phẩm sản xuất kinh doanh tạo ra của hộ ngành nghề không ngừng tăng lên qua các năm, bình quân mỗi nămtăng 12.78% đóng góp quan trọng vào tổng giá trị sản phẩm sản xuất kinh doanh của toàn xã Liêm Chính, vào quá trình phát triển của địa phương. Năm 2003 bình quân một hộ ngành nghề tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất kinh doanh đạt 126201 ngàn đồng gấp gần hai lần giá trị mà hộ thuần nông tạo ra trong năm từ đó tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm trong cơ cấu kinh tế xã Liêm Chính. Kinh tế
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C
ngành nghề phát triển cả về quy mô và số lượng, ngày càng có nhiều hộ nông dân chuyển từ làm nông nghiệp sang làm ngành nghề bởi vì trong nhận thức hiện nay ở đa số hộ nông dân sản xuất nông nghiệp không làm cho kinh tế hộ gia đình khá lên được, chỉ đủ ăn, lao động nông nghiệp lại vất vả hiệu quả thấp nên muốn phát triển kinh tế hộ cần phải tham gia làm kinh tế phi nông nghiệp có hiệu quả hơn. Đó là lý do làm cơ cấu kinh tế xã chuyển dịch dần theo hướng tỷ trọng sản xuất ngành nghề chiếm vị trí ngày càng cao trở thành một ngành quan trọng.
Sản xuất ngành nghề đem lại thu nhập cao cho hộ nông dân, cho lao động, đạt 18079 ngàn đồng một hộ ngành nghề và 7111 ngàn đồng cho một lao động, mức thu nhập này cao hơn nhiều so với những hộ thuần nông. Thu nhập cao giúp hộ nông dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm tỷ lệ nghèo đói trên địa bàn xã Liêm Chính và phấn đấu kinh tế ngành nghề phát triển sẽ giúp kinh tế địa phưng phát triển, giải quyết cơ bản tình trạng đói nghèo ở xã đến năm 2006. Thu nhập cao đã làm cho kinh tế hộ khá hơn nhiều so với trước kia.
Ngành nghề phát triển đã đem lại hiệu quả cao cho hộ nông dân đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế của hộ nói riêng, phát triển kinh tế – xã hội ở Liêm Chính nói chung, giải quyết tốt việc làm tạo thu nhập cao và đó cũng là tinh thần của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Tuy nhiên hoạt động ngành nghề trong hộ nông dân xã Liêm Chính chưa khai thác triệt để lợi thế của mình để đẩy nhanh quá trình phát triển ngành nghề, nhiều hộ còn gặp phải những khó khăn nhất định.
4.2. Kiến nghị
Để phát triển ngành nghề cho hộ nông dân trên địa bàn xã Liêm Chính – thị xã Phủ Lý – tỉnh Hà Nam, cần phải tháo gỡ những khó khăn vướng mắc mà hộ gặp phải phát huy lợi thế sẵn có.
+ Đối với chính quyền: Nhà nước cần ban hành những chính sách phù hợp hướng trọng tâm vào hỗ trợ khuyến khích, ưu đãi cho ngành nghề phát triển.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C
Nhà nước cần có chính sách thuế hợp lý, chính sách tín dụng linh hoạt lãi suất thấp, thủ tục vay nhanh gọn khuyến khích hộ nông dân vay vốn đâu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
UBND xã cần lỗ lực thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong quy hoạch thị xã Phủ Lý đã được hội đồng nhân dân các cấp thông qua, ngoài ra chính quyền xã cần giảm giá điện ngay, tăng cường phục vụ các dịch vụ công cộng.
+ Xã cần phải tổ chức thực hiện các lớp tập huấn đào tạo nghề với các trung tâm cơ sở chuyên đào tạo ngành nghề.
+ Các cấp lãnh đạo trong xã phải có tâm huyết với địa phương, thường xuyên quan tâm theo dõi đánh giá các vấn đề kinh tế xã hội trên đại bàn xã để đề ra các giải pháp thực hiện và hướng dẫn giúp đỡ, khuyến khích tạo điều kiện cho ngành nghề phát triển.
+Về phía chủ hộ sản xuất: các hộ sản xuất phải nhận thức rõ vai trò của mình, không ngừng nâng cao trình độ tay nghề đúc rút học hỏi kinh nghiệm lao động, kinh nghiệm làm ăn. Phải không ngừng tìm hiểu đánh giá nhu cầu thị hiếu cũng như sở thích của người tiêu dùng để tạo ra các sản phẩm hàng hoá sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
Luận văn tốt nghiệp Nguyễn Xuân Khoát - Kinh tế 45C
Phiếu I
Trường đại học nông nghiệp i – Hà Nội Khoa kinh tế & PTNT
---***---