Rủi ro do không thông báo kịp thời cho ngân hàng phát hành

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 58)

Với quan hệđại lý khá tốt hiện nay của BIDV và quy trình kiểm soát chặt chẽ

nên việc không thể kiểm tra tính xác thực của L/C lại không thông báo kịp thời cho ngân hàng mở rấi ít có khả năng xảy ra. Các chi nhánh nhận xét khả năng xảy ra loại rủi ro rất thấp khi tổng cộng số điểm cho nó chỉ ở mức 89 điểm. Tuy nhiên, các chi nhánh cũng phải cảnh giác nếu không kiểm soát nhân viên chặt chẽ thì không thể tránh khỏi những rủi ro tương tự như thế.

2.4.4.4. Ri ro khi thông báo và giao L/C cho người th hưởng

Phần lớn việc giao nhận L/C với khách hàng đều được thực hiện tại quầy giao dịch của ngân hàng nên việc L/C bị thất lạc khi gửi cho khách hàng rất ít khi xảy ra. Rủi ro xảy ra khi L/C bị thất lạc do dịch vụ vận chuyển không đáng tin cậy hoặc địa chỉ người thụ hưởng trong L/C không rõ ràng chỉ khi thông báo L/C cho ngân hàng thứ

hai. Theo đánh giá của những người được khảo sát thì chất lượng vận chuyển hiện nay tương đối tốt và nếu địa chỉ nhận không rõ ràng phải được ngân hàng phát hành xác nhận lại nên khả năng của loại rủi ro này không nhiều đạt 85 điểm.

Khi khách hàng đến nhận L/C tại quầy, người nhận phải xuất trình giấy tờ tùy thân và giấy giới thiệu để ngân hàng lưu giữ. Việc giả mạo các loại giấy tờ này không phải dễ dàng và chi phí khá cao nên cũng không thường xảy ra. Với số điểm các chi nhánh cho là 81, điều này cho thấy khả năng xảy ra loại rủi ro này rất ít.

2.4.4.5. Ri ro khác cho ngân hàng thông báo

Nhiều chi nhánh còn cho rằng, ngân hàng thông báo cần phải xem xét kỹ nội dung của L/C để phát hiện kịp thời và tư vấn cho khách hàng những điều khoản bất lợi

đối với người hưởng. Từ đó, khách hàng có thể yêu cầu bên mở điều chỉnh L/C cho phù hợp với thoả thuận của cả hai bên. Rủi ro phát sinh khi L/C có những bất lợi cho người hưởng mà ngân hàng không phát hiện ra hoặc không thông báo cho khách hàng khiến cho ngân hàng bị mất uy tín và không được khách hàng tin cậy. Tuy chỉ đạt số điểm là 60, nhưng do chỉ có 24 chi nhánh bổ sung thêm nên có thể xem là đây một loại rủi ro có khả năng xảy ra cho ngân hàng thông báo. Các loại rủi ro đối với ngân hàng thông báo phát sinh không nhiều và khả năng xảy ra không cao nhưng cũng có nhiều khe hở có thể dẫn đến những thiệt hại đáng kể. Ngân hàng thông báo cũng cần

Như vậy, một số ít rủi ro sẽ gần như không xảy ra cho BIDV khi ngân hàng tham gia vào quy trình thanh toán tín dụng chứng từ. Một số khác có nguy cơ xảy ra rất lớn nên các biện pháp phòng ngừa trong phần tiếp theo sẽ tập trung vào những rủi ro này nhằm làm giảm thiểu nhất nguy cơ xảy ra rủi ro cho BIDV.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trước khi bước vào xem xét, đánh giá về các rủi ro có thể xảy ra trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHĐT&PTVN, chương hai đã khái quát tình hình kinh doanh của BIDV, nhất là hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến giao dịch tín dụng chứng từ. Qua đó, có thể thấy các khách hàng hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV phần lớn sử dụng L/C để thanh toán các hợp đồng ngoại thương của mình. Có thể nói, giao dịch tín dụng chứng từ có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua NHĐT&PTVN.

Khi thanh toán bằng L/C thì ngân hàng sẽ gặp những rủi ro gì? Và khả năng xảy ra rủi ro đó như thế nào đối với BIDV? Qua phần đánh giá khả năng xảy ra rủi ro khi thanh toán L/C tại các chi nhánh BIDV cho thấy rủi ro có thể xảy ra ở mọi giai

đoạn trong quy trình thanh toán. Mức độ ảnh hưởng của nó không chỉ là đối với bên mua và bên bán mà cả các ngân hàng tham gia trong quy trình. Với vai trò là ngân hàng nào thì BIDV sẽ có khả năng gặp rủi ro cao hơn. Và vấn đề đặt ra là làm thế nào

để hạn chế tối đa các rủi ro này cho ngân hàng thương mại nói chung và đặc biệt là đối với BIDV? Vì thế, chương III sẽ giới thiệu một số biện pháp mà các chi nhánh BIDV có thể áp dụng nhằm phòng ngừa tối đa khả năng xảy ra các loại rủi ro này và nâng cao mức độ an toàn trong giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C.

CHƯƠNG 3

MT S BIN PHÁP PHÒNG NGA RI RO TRONG

PHƯƠNG THC THANH TOÁN TÍN DNG CHNG T

TI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIN VIT NAM

Biện pháp hạn chế rủi ro tốt nhất là dự đoán được nó và có biện pháp phòng ngừa ngay từ lúc nó chưa xảy ra. Trên cơ sở thu thập các dữ liệu, phân tích các trường hợp rủi ro đã từng xảy ra, sẽ đúc kết những biện pháp phòng ngừa và đối phó rủi ro hiệu quả nhất. Sau khi tiến hành phân tích các về những rủi ro có khả năng xảy ra cho BIDV, chương này sẽ đưa ra những biện pháp phòng ngừa cho những rủi ro trên. Trước khi đi vào một số biện pháp cụ thể cần phải xác định mục tiêu cho các pháp biện pháp là gì?

3.1. MỤC TIÊU CỦA CÁC BIỆN PHÁP

Một tổ chức trong mọi hoạt động của mình đều có thể gặp phải rủi ro và vì thế

cần phải có công tác phòng ngừa rủi ro. Theo mô hình phòng ngừa rủi ro và kiệt quệ

tài chính tại hình dưới đây cho thấy, khi một tổ chức không có các biện pháp phòng ngừa rủi ro thì xác suất đương đầu với kiệt quệ tài chính lớn hơn so với các tổ chức có chiến lược phòng ngừa rủi ro. Đồng thời, tổ chức sau khi có quản trị rủi ro sẽ có thu nhập cao hơn thu nhập từ phân phối vốn có. Phân tích trên cho thấy việc đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro là hết sức cần thiết đối với mọi loại hình tổ chức, đặc biệt là

đối với các định chế tài chính, một thành phần ảnh hưởng lớn đối với xã hội.

Hình 3.28. Phòng ngừa rủi ro và kiệt quệ tài chính

Phân phối vốn có Xác suất đương đầu với kiệt quệ tài chính T chc không phòng nga ri ro Thu nhập Xác suất đương đầu với kiệt quệ tài chính Phân phối vốn có Phân phối sau có quản trị rủ khi i ro T chc có phòng nga ri ro Thu nhập

Với bất kỳ tổ chức nào cũng phải có các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho các hoạt động của mình. Do vậy, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, BIDV cũng phải đặt công tác phòng ngừa rủi ro lên mục tiêu hàng đầu. Kết quả khảo sát cho thấy một số loại rủi ro sẽ có hoặc có nhiều khả năng xảy ra cho BIDV, một số khác thì ít hoặc không xảy ra. Vì thế, mục tiêu đặt ra cho các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ là:

- Tập trung vào giải quyết nhằm hạn chế và phòng ngừa những rủi ro được

đánh giá là có khả năng xảy ra khi các chi nhánh BIDV thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C.

- Ngoài những rủi ro ít gây ảnh hưởng đến BIDV, thì các biện pháp sẽ lần lượt

đi vào giải quyết những rủi ro theo thứ tự khả năng xảy ra rủi ro từ cao đến thấp dần. - Tất cả các chi nhánh của BIDV đều có thể áp dụng các biện pháp này để tránh rủi ro cho mình khi thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch tín dụng chứng từ.

- Sau khi thực hiện tốt các biện pháp trên thì có thể ngăn ngừa rủi ro và bảo vệ

quyền lợi cho bản thân ngân hàng và cho cả khách hàng.

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ

biện pháp cụ thể có tác động trực tiếp đến từng Trước hết, xin đi vào nhóm các

chi nhánh của BIDV. Nhóm sẽ được phân chia theo vai trò của ngân hàng khi tham gia vào quy trình thanh toán tín dụng chứng từ. Khi đó, BIDV cần phải quán triệt các biện pháp sau đây:

3.2.1. Các biện pháp khi BIDV là ngân hàng chiết khấu

Đây là nghiệp vụđược các chi nhánh của BIDV đánh giá là mang nhiều rủi ro nhất. Chính vì thế, khi BIDV chấp nhận chiết khấu chứng từ thì ngân hàng cần lưu ý thực hiện các biện pháp như sau:

3.2.1.1. Các bin pháp gim ri ro khi kim tra chng t

Các chi nhánh phải đưa ra quyết định của mình trước khi hết hạn 7 ngày làm việc của ngân hàng theo UCP để tránh chậm trễ. Ngân hàng có thể kiểm tra chứng từ

Kiểm tra chứng từ thật cẩn thận, liệt kê các bất hợp lệ và xác nhận lại với khách hàng. Phải chắc chắn rằng không có thêm bất kỳ một bất hợp lệ nào sẽđược ngân hàng phát hành tìm thấy sau khi chúng ta đã chiết khấu. Có như vậy, ngân hàng mới tránh được rủi ro do lỗi của bộ chứng từ hoặc do không phát hiện ra chứng từ giả mạo hoặc gian lận dẫn đến việc ngân hàng mở và người mở từ chối hoặc trì hoãn thanh toán.

Trước khi chiết khấu, ngân hàng cần nghiên cứu một cách cẩn thận các điều kiện, điều khoản của L/C xem có bất lợi đối với việc đòi tiền hay không, có mập mờ

hoặc dễ phát sinh tranh chấp hay không. Những yếu tố nào sẽ làm cho nguy cơ xảy ra rủi ro cho ngân hàng chiết khấu vì cần thận trọng khi chiết khấu. Ngoài ra, cần chú trọng vào việc tư vấn và hướng dẫn nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ hoàn hảo. BIDV cần nhanh chóng bổ sung quy trình nghiệp vụ cho phù hợp, ban hành cẩm nang thực hành UCP một cách ngắn gọn, cập nhật UCP và dễ hiểu để các chi nhánh theo đó mà thực hiện. Ngân hàng cần phải yêu cầu khách hàng xuất trình L/C bản gốc và tất cả các tu chỉnh L/C (nếu có) để ngân hàng cân nhắc xem bộ chứng từ có phù hợp với L/C, và tu chỉnh nào. Nói chung, ngân hàng phải tuyệt đối tuân thủ theo các điều kiện của L/C và quy định của UCP khi kiểm tra bộ chứng từ.

3.2.1.2. Xem xét các điu kin trước khi chiết khu b chng t

Theo quy định, tất cả các khách hàng khi chiết khấu chứng từ tại BIDV đều phải có hạn mức chiết khấu. Việc cấp hạn mức chiết khấu tương tự như việc cấp hạn mức tín dụng do phòng tín dụng quyết định căn cứ trên tài sản thế chấp, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Ngoài ra, hạn mức này có thể do bộ phận thanh toán quốc tếđề xuất dựa trên bản thân bộ chứng từ hoàn hảo và uy tín của ngân hàng đòi tiền và tình hình giao dịch thanh toán của doanh nghiệp tại BIDV. Dù nghiệp vụ này mang lại khoản phí dịch vụ cao nhưng ngân hàng không nên thực hiện chiết khấu miễn truy đòi cho khách hàng một cách dễ dàng mà cần đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp để xây dựng hạn mức chiết khấu theo

đúng quy định. Khi đó ngân hàng mới tránh được rủi ro do không thể truy đòi lại tiền chiết khấu từ người hưởng.

Theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài khi xây dựng hạn mức chiết khấu cho doanh nghiệp, ngân hàng phải hết sức thận trọng. Vì thế, bộ phận tín dụng của chi nhánh phải nắm vững tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng để phân loại. Không những thế, phải thường xuyên duy trì việc kiểm tra tình hình doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt thông tin và xếp loại doanh nghiệp. Công tác phân loại khách hàng phải không chỉ tiến hành ở từng chi nhánh đơn lẻ mà đối với các khách hàng lớn phải thống nhất từ cấp trung ương và cập nhật cho toàn hệ thống. Đây là biện pháp phòng ngừa những rủi ro xuất phát từ nhà xuất khẩu, ngay cả khi chiết khấu miễn truy đòi cho họ.

Khi khách hàng xuất trình chứng từ phù hợp với L/C và yêu cầu chiết khấu thì BIDV cần phải xem xét đến các yếu tố sau đây trước khi chấp nhận chiết khấu để đảm bảo an toàn và tránh được rủi ro có thể xảy ra: Một là, xem xét và nhanh chóng xây dựng hạn mức chiết khấu cho khách hàng tại các chi nhánh BIDV để việc chiết khấu chứng từ của ngân hàng được đảm bảo. Việc xem xét này có thể dựa trên giải pháp trên vềđánh giá tình hình tổ chức và khả năng thanh toán của nhà xuất khẩu. Vì đây là yếu tố quan trọng và quyết định để ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ cho khách hàng; Hai là, cần xem xét tỷ lệ chiết khấu bộ chứng từ cho doanh nghiệp để đảm bảo an toàn về vốn cho ngân hàng. Xem xét tỷ lệ chiết khấu tùy thuộc vào bộ

chứng từ có phù hợp với các điều kiện của L/C hay không? Tỷ lệ này còn dựa vào nhiều các yếu tố khác như khả năng thanh toán của ngân hàng mở, mối quan hệ giữa hai bên xuất nhập khẩu, loại hàng hóa của L/C có thường xuyên biến động trên thị

trường…

3.2.1.3. Tìm hiu tình hình nước nhp khu, nhà nhp khu và ngân hàng m

Kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài, trước khi quyết định chiết bộ chứng từ, ngân hàng cần phải nghiên cứu đến yếu tố kinh tế chính trị của nước nhập khẩu vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đối với việc hoàn trả tiền thanh toán. Bộ phận Quan hệ

quốc tế của BIDV phải tìm hiểu thông qua các phương tiện truyền thông xem nước nhập khẩu có thường xuyên bị chiến tranh, nội chiến, cấm vận hoặc tình hình chính trị

không ổn định, có nguy cơ xảy ra đảo chính, khủng hoảng kinh tế… và cập nhật thông tin nhanh chóng và kịp thời cho từng chi nhánh. Trong tình hình thế giới đang có

Thêm vào đó, bản thân từng chi nhánh phải xem xét đến yếu tố ngân hàng phát hành và người mở L/C (nhà nhập khẩu) để hạn chế những rủi ro mà đối tượng này mang lại. BIDV cần đánh giá về tình hình tài chính, uy tín thanh toán của ngân hàng mở và nhân tố người mở L/C cũng phải được ngân hàng cân nhắc đến trước khi quyết

định chiết khấu cho khách hàng. Nếu họ là những đối tác cũ của các L/C trước và có mối quan hệ thanh toán tốt sẽ được đánh giá cao hơn là giao dịch với những đối tác mới lần đầu giao dịch với khách hàng.

3.2.1.4. Không nên chiết khu b chng t bt hp l

Chứng từ bị bất hợp lệ thì rủi ro rất cao nếu xử lý không đúng cách thức, nhất quán và đòi hỏi đến năng lực của nhân viên. Khi bộ chứng từ bất hợp lệ thì các chi nhánh tuyệt đối không nên chấp nhận chiết khấu cho khách hàng vì rủi ro rất cao trừ

các trường hợp sau đây:

- Nếu chứng từ có thể sửa chữa được, trả lại cho khách hàng để sửa nhưng phải lưu ý đến thời hạn hiệu lực của L/C và thời hạn xuất trình chứng từ.

- Nếu chứng từ không thể sửa đổi được thì phải làm điện hỏi ngân hàng mở

xem có chấp nhận cho chúng ta chiết khấu với những bất hợp lệ được nêu hay không (tất cả các bất hợp lệ phải được nêu ra trong điện này).

Toàn bộ các biện pháp trên đây tập trung giải quyết những rủi ro ở mức có khả

năng xảy ra cho ngân hàng chiết khấu.

3.2.2. Các biện pháp khi BIDV là ngân hàng phát hành

Khi vai trò của BIDV trong phương thức thanh toán L/C nhập khẩu là ngân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)