Sự cần thiết khách quan của công tác giám sát đối với Ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giám sát đối với ngân hàng thương mại cổ phần tại bảo hiểm tiền gửi việt nam – chi nhánh khu vực hà nội (Trang 25 - 28)

mại cổ phần

Trong nền kinh tế thị trường, tài chính tiền tệ là lĩnh vực hết sức nhạy cảm đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu xây dựng được một thể chế đủ mạnh, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế để từng bước đáp ứng sự vững chắc nhu cầu vốn của một nền kinh tế đang phát triển với nhịp độ cao trong thời gian dài. Mặt khác, khi hệ thống pháp luật và thể chế thị trường tại Việt Nam chưa ổn định và hoàn thiện, năng lực tài chính của các ngân hàng còn yếu, chất lượng tín dụng kém nên tiềm ẩn không ít rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro hệ thống, rủi ro đạo đức…

Việc phát sinh và tồn tại rủi ro đi cùng với hoạt động bảo hiểm tiền gửi mang tính khách quan, phản ánh mặt hạn chế của hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Một trong những các rủi ro phát sinh cùng với hoạt động bảo hiểm tiền gửi là rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức của hoạt động bảo hiểm tiền gửi là loại rủi ro liên quan tới việc phát sinh các cư xử thiếu đạo đức trong việc tiếp cận, sử dụng các dịnh vụ ngân hàng làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động Bảo hiểm tiền gửi và đe doạ tính an toàn của hệ thống ngân hàng. Cư xử thiếu đạo đức do cơ chế Bảo hiểm tiền gửi tạo nên là hiện tượng bất cẩn trong việc tiếp cận, thực hiện các dịch vụ ngân hàng của các đối tượng thụ hưởng chính sách bảo hiểm tiền gửi, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi và ảnh hưởng tới sự an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Các đối tượng thụ hưởng chính sách bảo hiểm tiền gửi bao gồm đối tượng trực tiếp và đối tượng thụ hưởng gián tiếp. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chính sách Bảo hiểm tiền gửi bao gồm người gửi tiền thuộc đối tượng

Bảo hiểm tiền gửi. Đối tượng thụ hưởng gián tiếp của chính sách Bảo hiểm tiền gửi bao gồm chủ ngân hàng, người điều hành ngân hàng, các nhà thanh tra, kiểm soát, người đi vay vốn từ ngân hàng và rộng hơn là toàn thể cộng đồng dân cư của quốc gia.

Một biểu hiện của cư xử thiếu đạo đức có thể thấy khi người gửi tiền được bảo hiểm, sẽ ít quan tâm tới việc thu thập thông tin để kiểm soát hoạt động của ngân hàng mà họ gửi tiền nhờ vậy, một số ngân hàng yếu kém có thể huy động tiền gửi với mức lãi suất không đủ cao so với mức độ rủi ro mà ngân hàng đó có thể gây nên. Mặt khác, cư xử thiếu đạo đức cũng có thể phát sinh do hiện tượng các ngân hàng khi là thành viên tham gia bảo hiểm tiền gửi, họ cho rằng việc đổ vỡ ngân hàng dường như không thể xảy ra và vì vậy, họ có thể có các biểu hiện chấp nhận rủi ro cao hơn trong hoạt động, giảm vốn và dự trữ, và vì vậy, vô hình dung đã làm cho mình trở nên khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề về thanh khoản, đặc biệt là trong các tình huống có khủng hoảng xảy ra. Nhiều đối tượng khác cũng có ảnh hưởng gián tiếp của Bảo hiểm tiền gửi và do đó, có thể có liên quan tới rủi ro đạo đức. Ví dụ, hợp đồng bảo hiểm tiền gửi có tác dụng giảm nỗi sợ hãi về đổ vỡ ngân hàng và các tổ chức tài chính của những đối tác, mặc dầu những đối tác này không phải là thành viên tham gia trực tiếp trong hợp đồng bảo hiểm tiền gửi, có thể thay đổi cách cư xử của họ trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng theo xu hướng không có lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Bên cạnh đó, những bất ổn trong hệ thống tài chính quốc tế cũng có tác động rất lớn và dễ làm tổn thương các ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam còn nhỏ bé. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực giai đoạn 1997-1998, hệ thống các tổ chức kinh doanh tiền tệ trong nướccó nhiều dấu hiệu kém lành mạnh, lòng tin của người dân vào các tổ chức tín dụng bị suy giảm nặng nề, hoạt động vốn của các ngân hàng gặp không ít khó khăn.

Như vậy, để đối phó với những rủi ro, tác hại không lường trước được do rủi ro trên gây ra, có nhiều biện pháp khác nhau nhưng biện pháp tốt nhất là bảo hiểm, nghĩa là chuyển những rủi ro mà mình có thể gặp phải cho các tổ chức bảo hiểm. Ở đây, các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ chuyển giao rủi ro mà họ có thể gặp phải sang cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Nhưng hệ thống Bảo hiểm tiền gửi được triển khai có thể đưa đến tình trạng một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ sẽ có một sức ỳ nhất định vì họ cho rằng đứng đàng sau sự đổ vỡ của Ngân hàng mfinh là tổ chức Bảo hiểm tiền gửi với trách nhiệm thay thế họ trả tiền cho những người gửi tiền. Chính điều đó đã thúc đẩy và dẫn đến những hiện tượng các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ lợi dụng sự đảm bảo của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, để cố ý tạo ra những nguy cơ: Ngân hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hay người vay cố tình không trả nợ, tài sản thế chấp, giấy tờ pháp lý …Không chấp hành nghiêm túc các hệ thống tín dụng, các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động ngân hàng, việc nộp phí, vi phạm quy trình xét duyệt cho vay, quá chú trọng về lợi nhuận, tăng lãi suất … như vậy, bảo hiểm tiền gửi sẽ tạo ra một tâm lý chủ quan cho các ngân hàng thương mại cổ phần, đồng thời cũng gây ra những hậu quả lớn không chỉ đối với bản thân các Ngân hàng thương mại cổ phần mà còn gây tác động xấu đến tổn thất cho nhà bảo hiểm. Nhằm đối phó với các vấn đề trên, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi phải tăng cường giám sát nhằm sớm có biện pháp ngăn ngừa, cảnh cáo và tác động kịp thời đối với các ngân hàng thương mại cổ phần có những sai phạm, giúp ngân hàng thương mại cổ phần tìm ra những yếu kém và khắc phục những yếu kém. Do đó, công tác giám sát là hoạt thực sự cần thiết đối với các ngân hàng thương mại cổ phần và có vai trò rất quan trọng trong sự thành công của hoạt động Bảo hiểm tiền gửi.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giám sát đối với ngân hàng thương mại cổ phần tại bảo hiểm tiền gửi việt nam – chi nhánh khu vực hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w