II. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VINAFOR Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược kinh doanh 2001 2007,
3. Phân tích nội bộ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam
3.1. Hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng
Thực tế công tác trồng rừng và bảo vệ rừng luôn gặp những khó khăn về nhiều mặt: cơ chế đối với trồng rừng chưa tạo điều kiện cho trồng rừng và bảo vệ rừng . Rừng của đơn vị không tập trung mà phân tán theo kiểu da báo, nhiều khu vực dốc đứng, có những lâm trường, đơn vị thổ nhưỡng không phù hợp cho phát triển rừng nguyên liệu, đất lâm trường xen lẫn đất của dân. Lãi suất cho vay còn chưa hợp lý, chưa khuyến khích phát triển rừng và giải ngân vốn vay trồng rừng thường chậm, thủ tục kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch trồng rừng và chăm sóc rừng.
Tuy nhiên vì mục tiêu kinh tế xã hội , vì sự phát triển của Tổng công ty, trong các năm vừa qua, bằng sự cố gắng của chính mình, các đơn vị đã thực hiện tốt việc bảo vệ và trồng rừng phòng hộ của Nhà nước đã giao. Năm 2003, các đơn vị đã trồng mới được 4.746 ha rừng nguyên liệu công nghiệp/ 6.556 ha kế hoạch Bộ thoả thuận đầu năm, đạt 72% kế hoạch.
Chăm sóc rừng năm 2, 3 là 28.872 ha. Trong năm 2003 các đơn vị đã khai thác được 1.103,15 ha, đạt 98% so với thiết kế với sản lượng gỗ thu hồi được 31.645,88m3, đạt 96% so với thiết kế và thu hồi được 5.785,72 triệu đồng, đạt 97% so với thiết kế. Đến năm 2004, các đơn vị đã trồng mới được 4.559 ha/ 6.958 ha kế hoạch giao đầu năm, đạt 66% kế hoạch.
Năm 2007, các chỉ tiêu đạt được như sau:
Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng năm 1: 3.395,8 ha, đạt 91%
Chăm sóc và bảo vệ rừng năm 2: 3.739,3 ha, đạt 88% kế hoạch Chăm sóc và bảo vệ rừng năm 3: 3.149,2 ha, đạt 99% kế hoạch
Bảo vệ năm 4 trở đi : 19.334,3 ha , đạt 99% kế hoạch.
Cùng với việc khai thác, các đơn vị còn tổ chức thu mua taị các hộ dân lâm nghiệp để đảm bảo cung ứng đủ cho các cơ sở sản xuất, các liên doanh sản xuất dăm gỗ xuất khẩu với Tổng công ty và cung ứng mỏ cho các công ty Than Việt Nam.
Với ý thức trách nhiệm của Tổng công ty và các đơn vị lâm nghiệp đã khắc phục được tình trạng chạy theo thành tích, để “mất rừng”, không để xảy ra bất kỳ vụ cháy rừng nào trong phạm vi quản lý của Tổng công ty, “két bạc ngoài trời” nhưng không bị mất.
Tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác trồng rừng,, quản lý rừng, 100% rừng trồng bằng mô, hom. Kiên quyết trồng rừng đúng thời vụ để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao. Điều chỉnh vấn đề chưa hợp lý trong khẩu thiết kế và dự toán trong trồng rừng mới, cũng như khai thác nhằm hạ giá thành và suất đầu tư. Kết quả năm 2003 đã thu hồi được 97% so với thiết kế và tăng hơn năm 2002 là 19%.
Năm 2007 vừa qua, các đơn vị đã áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật mói vào khâu giống, tuyển chọn những loại cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và điều kiện khí hậi của địa phương mình. Công tác thiết kế và kỹ thuật trồng rừng và bảo vệ rừng được cải tiến và chất lượng đã được nâng cao rõ rệt. Nhiều đơn vị đã triển khao tốt công tác khoán trồng rừng sản xuất theo nghị định 135/CP và Thông tư hướng dẫn 102 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nên rừng đã có chủ thực sự, vì vậy đã hạn chế đến mức thấp nhất việc lấn đất lấn rừng. Tổng công ty đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị từ khâu thiết kế thẩm định và phê duyệt thiết kế trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng và phòng cháy nên năm 2007 công tác lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến và hiệu quả đã đựơc nâng cao. Về khai thác và thu hồi vốn năm 2007:
Tổng sản lượng đã được khai thác: 284.455 m3, đạt 95% kế hoạch
Tổng giá trị thu hồi vốn rừng : 101,304 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch
Lợi nhuận: 34,501 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch
Do Tổng công ty đã chỉ đạo , hướng dẫn các công ty lâm nghiệp Đông Bắc, La Ngà, Hoà Bình tổ chức bán đấu giá rừng trồng, việc bán đấu giá đã tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, mua bán công khai , minh bạch, hạn chế tối đa những tiêu cực, nâng cao đựơc giá bán rừng, thu hồi vốn nhanh chóng, khai thác rừng đúng tiến độ và tránh những thất thoát như trước đây đã xả y ra.
Tuy nhiên công tác trồng rừng vẫn còn nhiều yếu kém:
Vẫn còn một số đơn vị xây dựng và trình hồ sơ chậm, phải chỉnh sửa nhiều lần, trồng rừng còn muộn, chưa hoàn thành kế hoạch được giao, công tác bảo vệ rừng vẫn còn hạn chế đến mất đất, mất rừng như tại Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc…
Nguyên nhân do công tác trồng rừng chưa tốt, có sự lấn chiếm đất đai, khai thác chưa đúng tiến độ, các cấp lãnh đạo công ty, lâm trường, đội sản xuất có diện tích rừng đầu tư không minh bạch, dân đến bất bình của dân cư địa bàn và làm mất niềm tin của cán bộ công nhân viên trong đơn vị .