Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng (Trang 39 - 44)

3. Thực trạng sử dụng vốn của Cảng Hải Phòng

3.2.Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có đối tượng lao động. Lượng tiền ứng trước để thỏa mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.Biểu hiện dưới dạng hình thái vật chất của VLĐ là tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tài sản lưu động được thể hiện dưới dạng tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho... Quản lý và sử dụng hợp lý tài sản lưu động có ảnh

hưởng lớn đến mục tiêu của từng doanh nghiệp. Việc sử dụng hợp lý VLĐ góp phần không nhỏ đến thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng. Việc phân tích một cách hợp lý nguồn VLĐ sẽ giúp cho Cảng có được các chính sách hợp lý phù hợp với những biến động của thị trường.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại Cảng đề tài sẽ xem xét các chỉ tiêu theo bảng số liệu sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

2006 so 2005

Chênh lệch 2007 so 2006

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. Tiền 58,54 11,51 19,01 3,67 29,44 5,52 - 39,53 - 7,84 10,43 1,85

1. Tiền 58,54 - 19,01 - 29,44 - - 39,53 - 10,43 -

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 259,67 51,05 299,57 57,79 227,21 42,61 39,9 6,74 -72,36 - 15,18

1. Đầu tư ngắn hạn 259,67 - 299,57 - 227,21 - - - 72,36 -

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 99,36 19,53 88,97 17,17 108,14 20,28 - 10,39 - 2, 36 19,17 3,11

1. Phải thu của khách hàng 93,4 18,36 90,48 17,46 109,11 20,46 - 2,92 - 0,9 18,63 3 2. Trả trước cho người bán 0,06 0,01 0,53 0,1 0,27 0,05 0,47 0,09 - 0,26 - 0,05 3. Các khoản phải thu khác 6,17 1,21 1,27 0,25 0,99 0,19 - 4,9 - 0,96 - 0,28 - 0,06 4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (0,27) -0,05 (3,31) - 0,64 (2,23) - 0,42 - 3,04 - 0,59 - 1,09 0,22

IV. Hàng tồn kho 20,83 4,09 19,95 3,85 24,25 4,55 - 0,88 - 0,24 4,3 0,7

1. Hàng tồn kho 20,83 4,09 19,95 - 24,25 - - 0,88 - 4,3 -

V. Tài sản ngắn hạn khác 12,31 2,42 12,06 2,33 33,05 6,2 - 0,25 - 0,09 20,99 3,87

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0,4 0,08 0,36 0,07 1,25 0,23 - 0,04 - 0,01 0,89 0,16 2. Thuế và các khoản phải thu NN 6,5 1,28 7,85 1,51 15,22 2,86 1,35 0,23 7,37 1,35 3. Tài sản ngắn hạn khác 5,41 1,06 3,85 0,75 16,58 3,11 - 1,56 - 0,29 12,33 2,36

VI. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 57,97 11,4 78,71 15,18 111,11 20,84 20,74 3,78 22,4 5,66

1. Đầu tư vào công ty con 51 10,03 70,49 13,6 95,79 17,67 19,49 3,57 25,3 4,07 2. Đầu tư dài hạn khác 6,97 1,37 8,22 1,58 15,32 2,87 1,25 0,21 7,1 1,29

Từ bảng trên ta thấy:

Tổng nguồn vốn lưu động có xu hướng tăng theo từng năm. Tuy nhiên sự tăng trưởng đó là không đáng kể, điều đó cho thấy Cảng vẫn chưa phát huy hết điểm mạnh, lợi thế của mình.

Tiền mặt: trong hoạt động sản xuất kinh doanh tiền mặt là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch hàng ngày của doanh nghiệp như: mua sắm nguyên vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết khác. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán trước được và động lực “đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt khi xuất hiện những cơ hội kinh doanh thu được lợi nhuận cao. Vì vậy trong việc quản lý sử dụng VLĐ muốn đem lại hiệu quả không thể không chú ý tới tới việc quản trị và sử dụng vốn bằng tiền. Quản trị vốn bằng tiền tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán mà quan trọng nó giúp tối ưu hóa lượng tiền mặt hiện có, giảm tối đa những rủi ro về lãi suất, tỷ giá...

Từ bảng 4 ta thấy tiền mặt chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng VLĐ tại Cảng cụ thể.

- Năm 2005 lượng tiền mặt là 58,54 tỷ đồng chiếm 11,51% tổng VLĐ.

- Năm 2006 khoản tiền mặt này giảm đáng kể chỉ còn 19,01 tỷ đồng chiếm 3,67%.

- Năm 2007 khoản tiền mặt này đã có xu hướng tăng trở lại chứng tỏ số tiền được dùng để trả lương cho công nhân viên, thanh toán đột xuất... tăng lên.Mặc dù vậy nhưng tỷ trọng của tiền mặt vẫn còn thấp (chỉ chiếm 5,52% tổng VLĐ của Cảng.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Các khoản đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động của Cảng. Cho thấy Cảng tập trung vào các dự án đầu tư ngắn hạn thu lợi nhuận nhanh. Đặc biệt năm 2006 tỷ trọng là 57,79%

- Tuy nhiên trái với tiền mặt các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2007 giảm đáng kể so với năm 2006 (299,57 so với 227,21) nhưng các khoản đầu tư này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động (42,61%).

Các khoản phải thu ngắn hạn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán đó là các khoản phải thu. Qua số liệu bảng 4 ta thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các khoản phải thu này vẫn còn khá lớn và có xu hướng tăng trong dần (năm 2006:88,97; năm 2007: 108,14) cho thấy Cảng đang ngày càng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn. Hơn thế nữa nó có thể gây ra hậu quả xấu làm cho Cảng tạm thời bị thiếu vốn lưu động để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh.

- Nợ khó đòi có xu hướng giảm dần đây là 1 tín hiệu tốt đối với Cảng.

Hàng tồn kho.

- Hàng tồn kho có xu hướng tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng. Điều đó cho thấy Cảng càng ngày càng chú trọng đến việc lưu trữ hàng hóa trong kho thay vì vận chuyển trực tiếp hàng hóa này đến nơi tiêu thụ qua các container.

Các khoản đầu tư dài hạn.

- Các khoản tài chính phục vụ cho chiến lược dài hạn của Cảng chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn lưu động. Và có xu hướng tăng theo các năm cho thấy Cảng ngày càng chú trọng đến những chiến lược lâu dài của mình. Đây là một tín hiệu tốt cho sự phát triển lâu dài của Cảng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Cảng Hải Phòng (Trang 39 - 44)