3. Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân huyện Thanh Liêm
3.2 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng
Kinh tế huyện Thanh Liêm với tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của toàn huyện vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, vì vậy huyện cần thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực hơn nữa. Trong nông nghiệp nói riêng cần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng có hiệu quả. Đảng bộ, chính quyền huyện, xã cần xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn sản xuất với thị trường tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị. Coi trọng an ninh lương thực, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, ngành nghề
nông thôn, thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở phát triển một nền nông nghiệp bền vững, khai thác tốt tiềm năng về đất đai, lao động, tài nguyên tại địa phương. Đẩy mạnh về ứng dụng tiến bộ KHKT về giống cây trồng, vật nuôi có thế mạnh, mang tính sản phẩm hàng hóa, việc thâm canh phải phù hợp với trình độ canh tác của nhân dân. Việc xây dựng mô hình phải theo dõi chặt chẽ các khâu khi tổ chức thực hiện, đưa các giống có năng suất, chất lượng vào gieo trồng, chăn nuôi. Phát huy vai trò làm chủ của người sản xuất, cán bộ có tay nghề và kiến thức về KHKT tạo ra được các mô hình sau đó nhân ra diện rộng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, xóa đói giảm nghèo trong nhân dân.
Trong toàn bộ kinh tế địa phương nói chung phải tích cực chuyển dịch có cấu kinh tế theo xu thế chung của cả nước đó là tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Muốn vậy huyện cần chú ýtạo điều kiện cho các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển hơn nữa, có chính sách hỗ trợ về kiến thức, vốn, thủ tục pháp lý cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng để tạo diều kiện cho họ phát triển, đồng thời vói việc này sẽ giải quyết được việc làm cho lao động trong huyện từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.