b. Tài trợ nhập khẩu.
3.3.1. Đối với Nhà nước.
Việt Nam là nước có nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN đòi hỏi phải có một môi trường pháp lý ổn định và thống nhất, đảm bảo cho các doanh nghiệp kinh doanh bình đẳng trước pháp luật. Trước hết, cần luật hoá các yêu cầu quản lý để đảm bảo tính thống nhất giữa thể chế quản lý và chế tài. Trách nhiệm về hành chính và kinh tế cần được quy định rõ ràng đối với các cơ quan, cá nhân ban hành văn bản, ra quyết định như quyết định thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép kinh doanh, thẩm định phê duyệt các dự án, ký xét duyệt các hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn, cấp vốn… Từng bước đưa các văn bản quy phạm pháp luật vào thực tiễn sản xuất xã hội bằng việc triển khai đồng bộ giữa
các cơ quan pháp luật nhà nước từ hải quan, biên phòng, thuế vụ đến công an, viện kiểm soát, toà án… Triệt để ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả gây hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của các Ngân hàng nói chung trong đó có Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Nhà nước và các cơ quan chức năng cần luật hoá các yêu cầu quản lý bảo đảm tính thống nhất giữa thể chế quản lý và chế tài. Các văn bản qui phạm pháp luật chưa có cần sớm được ban hành như:
- Sớm ban hành luật sở hữu, đây là vấn đề then chốt để xác định sở hữu của chủ thể khi tham gia sản xuất kinh doanh. Luật sở hữu rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, thực tế hiện nay việc xử lý tài sản thế chấp gặp rất nhiều khó khăn, có rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền sở hữu, chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận, dán tem sở hữu đối với tài sản là thiết bị máy móc, nên khi thực hiện, ai sẽ đảm bảo rằng tài sản cho thuê sẽ không bị người đi thuê bán đi, phụ tùng máy móc sẽ không bị thay thế.
nghiệp là điều kiện bắt buộc trong hồ sơ xin vay. Từ đó ngân hàng có đủ cơ sở chính xác về mặt kế toán và tài chính cho việc thẩm định của các tổ chức tài chính tín dụng. - Vấn đề thế chấp, nhất là thế chấp bất động sản hoặc quyền sử dụng đất có rất nhiều vấn đề vướng mắc cần phải tháo gỡ. Hiện nay các vấn đề pháp lý cho vấn đề này còn quá rườm rà, rắc rối, chậm chạp, khi phải xử lý tài sản thế chấp là bất động sản, quyền sử dụng đất trong trường hợp người đi vay không trả được nợ (thường kéo dài 6 tháng và trung bình là trên 1 năm). Chính vì lý do này đã vô tình khuyến khích người đi vay cố ý kéo dài hạn trả nợ quá quy định hoặc thậm chí không trả nợ Ngân hàng.
Một giải pháp không thể thiếu nữa đó là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh ra thế giới. Như đã biết, hoạt động kinh doanh XNK là hoạt động dẫn đến sự ra đời của rất nhiều loại dich vụ Ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng tài trợ XNK. Nhà nước không nên bảo hộ quá mức cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì điều này không những gây những ấn tượng không tốt về môi trường kinh doanh của Việt Nam trước các nhà đầu tư
nước ngoài, mà còn gây tâm lý ỷ lại cho các doanh nghiệp Việt Nam, làm cho họ không có sự chủ động, sáng tạo trong kinh doanh và chắc chắn sẽ thất bại khi xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đến gần.