Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Thái Bìnhx (Trang 41 - 45)

II. Khu vực vốn đầu tư nước ngoà

5. Đánh giá chung

5.1 Một số kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong lĩnh vực đầu tư cho nông nghiệp, thuỷ lợi còn hoàn thành hệ thống Cống Lân II (dự án vốn ADB) phục vụ tưới tiêu cho 56.552 ha, trong đó diện tích canh tác là 38.992 ha; Hệ thống Tam Lạc - Nguyệt Lân phục vụ tưới tiêu cho 8.296 ha; nạo vét sông Kiên Giang tưới tiêu cho 32.408 ha. Kết hợp 3 hệ thống công trình ở trên nâng hệ số tưới tiêu từ 2,5 l/s/ha lên 5 l/s/ha, giải quyết cho hệ thống thuỷ nông Nam Thái Bình. Hệ thống cải tạo cống Đào Thành Hưng Hà tưới tiêu cho 1.020 ha của khu vực Hưng Nhân; Hoàn thành hệ thống đê PAM của 2 huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải dài 13 km đê biển. Ngoài ra hoàn thành các công trình trên kênh M1 trạm bơm Thống Nhất, công trình sau trạm bơm Minh Tân Hưng Hà, sửa cống Trà Linh II... Toàn tỉnh trong 5

năm xây dựng được gần 200 cống đập dưới đê, gần 1000 cống đập trên hệ thống song trục, phục vụ cho công tác tưới tiêu; nạo vét được trên 30 km sông trục, xây dựng và cải tạo hơn 600 trạm bơm điện, tương ứng với 900 máy bơm, với tổng công suất 1.350.000 m3/h bảo đảm được việc chủ động tưới tiêu cho cây trồng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp hoàn thành cơ sở sản xuất giống chất lượng cao với quy mô 4000 tấn/năm phục vụ cho hệ thống giống trong toàn tỉnh và một số công trình hạ tầng nông nghiệp khác đặc biệt là hoàn thành cơ sở chế biến gạo xuất khẩu cầu Nguyễn với công suất thiết kế 27.000 tấn/năm..., xây dựng 2 bến cá Tân Sơn Thái Thuỵ, Nam Thịnh Tiền Hải đảm bảo cho gần 1000 tàu cá ra vào và an toàn trong mùa lũ bão. Trồng hơn 5000 ha rừng phòng hộ ven biển cải tạo môi trường sinh thái...

5.2 Một số những khó khăn hạn chế còn tồn tại trong quá trình đầu tư nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Bình thời gian qua.

Thời gian qua, mặc dù cán bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình đã đồng lòng bắt tay xây dựng một nền kinh tế vững chắc mà nền tảng là nông nghiệp nông thôn, nhưng vẫn còn bộc lộ những khó khăn, tồn tại sau:

- Mặc dù đã có những ưu tiên nhất định cho mạng lưới kết cấu hạ tầng xong nhu cầu đầu tư lớn, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách lại hạn chế vì vậy, việc bố trí công trình còn dàn trải, chưa tập trung. Một số công trình nhỏ, nhóm C còn bố trí 2-3 năm mới hoàn thành, vì vậy ảnh hưởng đến việc phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Bên cạnh đó trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn đầu tư còn xảy ra tình trạng thất thoát và chiếm dụng vốn dẫn đến tiến độ đầu tư không đúng theo kế hoạch và chỉ tiêu đề ra

- Chưa thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào trong tỉnh, không tạo ra được tiềm năng để phát triển, khai thác thế mạnh của vùng kinh tế ven biển.

- Tuy đã chú trọng đầu tư tập trung, nhưng danh mục công trình vẫn còn dàn trải và chậm khắc phục, số công trình chuyển tiếp năm trước còn nhiều.

- Khâu thủ tục chuẩn bị đầu tư một số công trình cấp thiết vẫn còn chậm, đến hết quý I vẫn còn có công trình chưa hoàn chỉnh thủ tục đầu tư.

- Một số công trình đầu tư vốn lớn nhưng hiệu quả mang lại còn thấp và chưa phát huy tác dụng: trạm bơm Thuỳ Dương, cơ sở chế biến gạo xuất khẩu cầu Nguyễn.

- Tốc độ đầu tư cho công trình sản xuất chậm, khả năng tiếp thu vốn đầu tư có xu hướng chững lại, thừa vốn vay lãi suất thấp.

- Trong đầu tư, quy hoạch phải đi trước một bước, tuy nhiên việc triển khai lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội cũng như các quy hoạch chuyên ngành như: Quy hoạch phát triển nông nghiệp, giao thông nông thôn, thuỷ lợi, nước sạch nông thôn... còn chậm. Việc thực hiện thủ tục trong xây dựng và lập dự án cũng như kế hoạch đầu tư còn chậm, ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch và triển khai thực hiện.

- Lĩnh vực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là lĩnh vực đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, thời gian thực hiện dài trong khi đó ngân sách lại eo hẹp, đến nay việc đầu tư mới chỉ tập trung từ nguồn vốn ngân sách, các nguồn vốn khác như vay tín dụng ưu đãi, vay ngân hàng, huy động từ nguồn vốn trong dân mặc dù đã phát triển song còn hạn chế . Chương trình tạo vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa quan tâm đúng mức. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ít được thu hút vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng nông thôn. Thị trường thứ cấp chưa được phát triển phục vụ cho việc huy động vốn.

- Các cơ quan chức năng tỉnh còn thiếu quyết tâm, kiên trì chỉ đạo giải quyết khó khăn để đưa việc quản lý xây dựng vào nề nếp. Việc phối hợp với các Bộ chuyên ngành chưa thực sự tốt, dự kiến chi phí thường thấp hơn chi phí thực tế và dự kiến hoàn thành thường lạc quan quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn đến làm chậm tiến độ dự án đầu tư.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế tỉnh đã được nâng cấp một bước xong còn nhiều bất cập như : Công nghệ hiện đại sản xuất giống cây trồng vật nuôi còn hạn chế, công nghiệp chế biến còn ít, chủ yếu ở mức bảo quản thô và sơ chế. Các công trình thuỷ lợi đầu mối đầu tư không đồng bộ đã bị xuống cấp, giảm năng lực tưới tiêu, hệ thống điện ngoại thành thiếu công xuất và xuống cấp gây tổn hao lớn, giá thành điện vùng nông thôn còn cao, hệ thống đường giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn còn chưa hoàn chỉnh... Bên cạnh đó vấn đề quản lý cơ sở hạ tầng cũng như việc phân cấp đầu tư còn bất cập... ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế của tỉnh.

- Có thể thấy khá rõ những tồn tại trên bằng việc xem xét điển hình những tồn tại trong việc đầu tư cho hệ thồng điện nông thôn- một lĩnh vực đã đạt được nhiều mục tiêu quan trọng, với những kết quả đáng khích lệ.

- Nhìn tổng thể sau 2 năm thực hiện đề án điện nông thôn, hệ thống điện ở nông thôn đã có những thay đổi căn bản. Tuy nhiên, các chuyên gia tham gia, kiểm tra việc thực hiện dự án đã chỉ ra một số vướng mắc cơ bản, nếu không sớm được khắc phục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hiệu quả của dự án. Đó là sự yếu kém của công tác tư vấn, mô hình quản lý điện sau đầu tư, công tác huy động và quản lý phần vốn góp của dân. Nhiều trường hợp công ty tư vấn không quan tâm đúng mức đến việc tính toán hiệu quả đầu tư sau khi cải tạo lưới điện cho đúng với thực tế của từng thôn xã, chưa triệt để tiết kiệm, tận dụng những vật tư thiết bị còn sử dụng được. Trở ngại lớn nhất được nhiều chuyên gia thống nhất nhìn nhận là chưa có mô hình quản lý mạng lưới điện sau đầu tư một cách hợp lý. Vẫn tồn tại 5 mô hình quản lý:: ngành điện bán điện trực tiếp, hợp tác xã dịch vụ cung cấp đến hộ sử dụng, tổ quản lý điện thuộc UBND xã, mô hình hỗn hợp và hình thức cai thầu điện. Tuy các xã tồn tại hiện tượng cai thầu còn ít nhưng thực tế kết quả kiểm tra liên ngành cho thấy một số nơi chỉ chuyển về hình thức, mô hình cai thầu vẫn tồn tại khá phổ biến từ công tơ tổng đầu thôn bán đến từng hộ dân. Ngay cả việc áp dụng thí điểm: giao vốn cho công ty điện lực để tiến hành đầu tư sau

đó quản lý và trực tiếp bán điện cho dân nhằm tháo gỡ vướng mắc: “ Ban quản lý dự án là chủ đầu tư nhưng lại không phải là người chủ đích thực”, việc bàn giao công trình sau đầu tư cho ai: chính quyền hay hợp tác xã điện cũng đang là chuyện rất lúng túng.

- Đã có Nghị định 177 của Chính phủ ban hành về điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản. Thực thi tốt nghị định này cùng các điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trước đây chắc chắn sẽ góp phần chống thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng nói riêng, để vốn đầu tư được đưa đến chân công trình đúng và đủ góp phần quan trọng vào việc sử dụng hợp lý và ngày càng có hiệu quả vốn đầu tư.

CHƯƠNG III

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO CƠ SỞ HẠ TẦNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Thái Bìnhx (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w