II: Một số phương pháp thống kê cơ bản được vận dụng trong phân
3: Phương pháp chỉ số
3.1 Khái niệm
Chỉ số là một loại chỉ tiêu tương đối biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng kinh tế.
Thực tế, đối tượng nghiên cứu của chỉ số là những hiện tượng phức tạp bao gồm như sau:
- Các đơn vị, phân tử có tính chất vàđặc điểm khác nhau ví dụ như khối lượng hạng hoá tiêu thụ…
- Nhiều nhân tố khác.
3.2. Phân loại
+ Căn cứ vào đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh
- Chỉ số phát triển: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai thời gian khác nhau
- Chỉ số kế hoạch: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ số không gian: Biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở hai điều kiện không gian khác nhau
+ Căn cứ vào phạm vi tính toán
- Chỉ số đơn: Phản ảnh biến động của từng phân tử, đơn vị cá biệt trong tổng thể phức tạp
- Chỉ số tổng hợp: Phản ảnh biến động của tất cả các phần tử , các đơn vị của tổng thể nghiên cứu
- Chỉ số chỉ tiêu số lượng: Được thiết lập đối với chỉ tiêu khối lượng, là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu
- Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: Được thiết lập với chỉ tiêu chất lượng như chỉ số giá, năng suất lao động.
Đặc điểm : có hai đặc điểm
Một là,chuyển các đơn vị hoặc hiện tượng cá biệt có đặc điểm, tính chất khác nhau về dạng giống nhau để chúng ta có thể cộng chung lại với nhau
Hai là , để nghiên cứu sự biến động của một nhân tố nào đó thì phải giả định rằng các nhân tố khác không biến động.
Ví dụ :Khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố khối lượng thì phải cố định nhân tố giá thành.
Tác dụng: chỉ được sử dụng nhằm các mục đích sau: Nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian Nêu lên sự biến động của hiện tượng qua không gian
Nêu lên nhiệm vụ kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch
Dùng để phân tích sự biến động của các nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng.
Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư và thiết bị máy móc bằng phương pháp chỉ số cho phép ta nghiên cứu biến động của các kết quả kinh doanh qua thời gian, không gian và quan trọng nhất là nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào của quá trình sản kinh doanh nhập khẩu đến sự biến động của các chỉ tiêu phản ảnh kết quản kinh doanh của doanh nghiệp. Trong luận văn của em, em đã phân tích sự biến động của
bình quân một người và số lao động hiện có bình quân và phân tich sự biến động của doanh thu do ảnh hưởng cuả hai nhân tố đó là hiệu suất sử dụng vốn lưu động và tổng vốn lưu động.
CHƯƠNG III:
PHÂN TÍCH THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬT TƯ VÀ XUẤT NHẬP MASIMEX GIAI ĐOẠN 2005-2008