Một số biện pháp liên quan đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT Bến Tre, Vĩnh Phúc (Trang 56 - 60)

- Z 11,23 Asymp Sig (2tailed) 0,

d Tiêu chí phản ánh số tiền mà nông ân kiếm được khi tham gia sản xuất lúa.

5.2. Một số biện pháp liên quan đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật

Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa đã mang lại cho nông dân những lợi ích thiết thực trên. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn một số nông hộ chưa áp dụng (gần 20% trong 261 nông hộ được khảo sát) và cũng như phản ánh của những nông hộ đã áp dụng về vài điểm còn tồn tại trong quá trình áp dụng cần được quan tâm giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông dân.

Thứ nhất, việc thay đổi cơ cấu giống lúa chưa triệt để và đồng bộ tại cùng một địa phương. Cụ thể là, 35,7% trong số 261 nông dân được hỏi cho biết rằng họ vẫn sử dụng giống lúa từ vụ trước để làm lúa giống cho vụ sau. Trong khi đó, cán bộ khuyến nông khuyến cáo nông dân nên sử dụng giống xác nhận có phẩm chất tốt, không nên sử dụng lại các giống lúa cũ do bị thoái hóa, khả năng kháng bệnh giảm, chỉ có 15,4% nông dân mua lúa giống từ các trại giống, trạm khuyến nông. Vì vậy, nông dân cần mua lúa giống từ các trại giống hoặc trạm khuyến nông mặc dù giá lúa giống cao hơn nhưng năng suất và chất lượng tăng rõ rệt.

Thứ hai, vốn phục vụ sản xuất là một trong những điều kiện tiên quyết khả năng áp dụng kỹ thuật mới của nông hộ. Bởi vì, kết quả phân tích cho thấy chi phí sản xuất của các mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật bao giờ cũng cao hơn. Điều này xuất phát từ việc đầu tư cho khâu chuẩn bị đất trước khi gieo sạ, giống mới có giá cao hơn, và mua một số dụng cụ phục vụ cho quá trình canh tác. Do đó, nhu cầu vay vốn sản xuất là không thể tránh khỏi; phần lớn nông dân vay từ Ngân hàng nông nghiệp & PTNT (chiếm 82,7%), tuy nhiên khả năng tiếp cận nguồn vốn của hệ thống tín dụng chính thức thì đòi hỏi nông dân phải thế chấp các giấy tờ có giá trị để đảm bảo khoản vay và việc thế chấp chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ trở thành rào cản đối với những hộ chưa có giấy chứng nhận đất đai. Tuy nhiên, nếu nông hộ có tham gia các tổ chức xã hội thì họ có cơ hội được vay vốn theo hình thức tín chấp với sự bảo lãnh của người đại diện tổ chức. Vì vậy, việc thành lập các tổ nhóm hợp tác trong sản xuất hiện nay là rất cần thiết nhằm tăng cường năng lực cho nông dân trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng cũng như các hoạt động đối với thị trường đầu vào và đầu ra.

Thứ ba, Do sự khác biệt về khả năng nguồn lực của các nông hộ nên mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật tại các địa phương trong vùng nghiên cứu không đồng bộ, có nghĩa là mức độ chấp nhận áp dụng kỹ thuật có sự khác biệt giữa các nông hộ. Điều này dẫn đến hiệu quả áp dụng kỹ thuật còn thấp, cụ thể là một số nông dân vẫn còn sử dụng giống lúa của các vụ trước để làm giống, hoặc thiếu dụng cụ, phương tiện canh tác nên họ chưa áp dụng kỹ thuật. Hơn nữa, đối

với nông hộ áp dụng khoa học kỹ thuật đôi khi cũng áp dụng chưa triệt để theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông do họ ngại phát sinh thêm chi phí, hoặc kéo dài chu kỳ sản xuất ví dụ như khâu chuẩn bị đất. Cho nên, cán bộ khuyến nông cần thông tin về hiệu quả của những mô hình cải tiến nhằm tăng tính thuyết phục đối với nông dân giúp họ tự tin và mạnh dạn đầu tư.

Thứ tư, việc áp dụng kỹ thuật cải tiến gắn liền với khả năng tiếp thu của nông dân trong quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, cụ thể là trình độ học vấn của nông dân trực tiếp áp dụng kỹ thuật mới. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc phổ biến và áp dụng kỹ thuật mới, đòi hỏi đối tượng tham gia những khóa tập huấn phải có trình độ nhất định. Bởi vì, sau khi tập huấn thì những nông dân này không những áp dụng vào sản xuất cho chính mình mà họ còn là lực lượng trung gian có thể truyền đạt, phổ biến thông tin, kiến thức cho các nông dân khác tại địa phương.

Thứ năm, khi áp dụng mô hình canh tác mới thì nông dân thường nhận được hỗ trợ từ ngành nông nghiệp và mức độ hỗ trợ khác nhau giữa các địa phương, mô hình sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm ở đây đó là nếu không có sự hỗ trợ thì nông dân có sẵn sàng áp dụng hay không. Bởi vì, theo kết quả khảo sát cho thấy gần 30% những nông hộ được hỏi cho biết họ áp dụng bởi sự khuyến khích, có hỗ trợ và làm theo phong trào của địa phương. Điều này góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi và hiệu quả sản xuất của nông dân trong tương lai do họ phụ thuộc vào sự hỗ trợ, sản xuất không hướng theo thị trường dẫn đến tình trạng thường xuyên xảy ra đối với nông sản đó là trúng mùa rớt giá.

Thứ sáu, có đến 150 trong số 209 nông dân đang áp dụng kỹ thuật đánh giá chưa cao về tính khả thi của một vài mô hình khi triển khai vào thực tế. Bởi vì, đặc điểm sản xuất của nông hộ mang tính riêng lẻ, khả năng nguồn lực khác nhau và đôi khi cần sự hợp tác từ nhiều nông hộ (như hệ thống thủy lợi, phương tiện canh tác: máy xới, máy sạ hàng…) cho nên sau khi tham gia tập huấn kỹ thuật nhưng nông dân chưa thể áp dụng được. Chính từ sự sản xuất riêng lẻ dẫn đến chất lượng lúa không đồng đều do hình thức, tập quán canh tác khác nhau,

mạnh ai nấy bán, và thực tế cho thấy họ không thể tạo được lợi thế để bán giá cao trong quá trình đàm phán với người mua lúa. Do đó, biện pháp họ cần tổ chức lại hệ thống sản xuất như đã đề cập ở biện pháp thứ nhất nhằm mục đích áp dụng kỹ thuật mang tính đồng bộ, triệt để và tạo khối lượng lúa hàng hóa đồng đều về chất lượng và nâng cao sức cạnh tranh trong tiêu thụ.

Thứ bảy, nông dân cần quan tâm đến khâu chuẩn bị đất kỹ trước khi xuống giống; như đã phân tích nếu nông dân chuẩn bị đất kỹ thì giảm tối đa dịch bệnh trong chu kỳ sản xuất, đạt năng suất cao do đó thu nhập cũng tăng lên tỷ lệ thuận với chi phí chuẩn bị đất (xem bảng 4-5).

Thứ tám, nông dân có cơ hội bán lúa với giá cao hơn nếu như họ xử lý, bảo quản tốt sau thu hoạch so với trường hợp bán lúa tại ruộng thì giá tương đối thấp mà nông dân tại Sóc Trăng là một ví dụ cụ thể. Để góp phần giải quyết tình trạng này đòi hỏi phải tiến hành đầu tư nâng cấp giao thông nông thôn đây là điều kiện cơ bản giúp hàng hóa của nông dân dễ dàng tiếp cận thị trường hơn; bởi vì điều kiện lưu thông, vận chuyển khó khăn dẫn đến chi phí lưu thông sẽ tăng cho nên thương lái thường trả giá thấp nhằm bù đắp chi phí vận chuyển.

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Tóm tắt 1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 2

1.1. Đặt vấn đề 2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4

1.3. Phương pháp nghiên cứu 4

1.4. Phạm vi nghiên cứu 6

1.5. Nội dung nghiên cứu 7

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá kết quảhọc tập môn Toán lớp 12 tại trường THPT Bến Tre, Vĩnh Phúc (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w