V. Quản lý nguồn tiền gử
5.4. Phân tích tính thanh khoản của nguồnvốn
Thực hiện chức năng trung gian tài chính, trung gian thanh toán, ngân hàng thường xuyên phải duy trì khả năng thanh toán, tức duy trì thanh khoản của ngân hàng. Sự ổn định của hệ thống ngân hàng liên quan chặt chẽ tới khả năng cung cấp thanh khoản của nó. Do giới hạn nghiên cứu sẽ tập trung vào tính thanh khoản của nguồn vốn.
5.4.1. Khái niệm
Khả năng huy động tạo khả năng thanh toán của ngân hàng, phản ánh tính thanh khoản của nguồn vốn. Tính thanh khoản của nguồn được đo bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn khi cần thiết. Thời gian và chi phí càng thấp, tính thanh khoản của nguồn càng cao.
5.4.2. Tính thanh khoản của nguồn vốn
* Nhu cầu thanh khoản từ phía nguồn vốn
- Nhu cầu rút tiền của người gửi: các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác…
- Các khoản tiền vay đến hạn trả - Lãi cho các khoản tiền gửi.
* Cung thanh khoản từ phía nguồn vốn:
- Là khả năng huy động mới nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng
* Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu thanh khoản:
- Nhóm nhân tố tạo ra hoảng loạn trong khách hàng gửi tiền: bất ổn chính trị, tham nhũng trong hệ thống tài chính.
- Nhóm nhân tố liên quan đến thu nhập và nhu cầu chi tiêu của khách hàng: tính thời vụ trong sản xuất và tiêu dùng.
- Nhóm nhân tố cạnh tranh trên địa bàn giữa các trung gian tài chính như chính sách lãi suất huy động…
- Nhóm nhân tố tạo nên sức mạnh và uy tín của bản thân ngân hàng: cán bộ, công nghệ, thị phần…
* Rủi ro thanh khoản
- Là tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến. Trong điều kiện bình thường, các ngân hàng vẫn có thể gặp phải một số vấn đề về thanh khoản trong quá trình đáp ứng các nhu cầu rút tiền của người gửi.
Tuy nhiên, những khó khăn lớn về thanh khoản thường xuất hiện khi nhu cầu chi trả tiền gửi có biến động lớn so với mức bình thường mà ngân hàng không thể dự đoán trước được. Bất kì một sự tăng lên đột ngột nào của làn sóng rút tiền gửi của khách hàng, đều có thể làm tăng thêm những khó khăn về thanh khoản cho ngân hàng. Kết quả cuối cùng có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Hiện tượng rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng một cách ồ ạt, bất ngờ và không dự đoán trước là thuộc tính cơ bản và riêng có của các hợp đồng tiền gửi không kì hạn vì nó được ngân hàng tiếp nhận trước tiên, đồng thời được chi trả đầu tiên. Nhưng cụ thể, họ có thể được trả đầy đủ hoặc không được trả một đồng nào. Ví dụ: Động cơ của việc rút tiền ồ ạt ra khỏi ngân hàng
TS có TS nợ
$90 TG: $100
(100 x $1/người)
Giả thiết rằng ngân hàng có 100 khách hàng gửi tiền. Mỗi người gửi 1$ vào ngân hàng. Giả sử mỗi người có một lý do để tin rằng giá trị tài sản có
trên bảng cân đối của ngân hàng chỉ có $90 (chính xác hoặc không chính xác). Kết quả, mọi người gửi tiền đều có cùng một động cơ để nhanh chóng đến ngân hàng rút ngay số tiền gửi $1. Nếu ngân hàng chỉ có số tài sản có trị giá 90$ thì chỉ có 90 người gửi tiền đến trước được thanh toán. Mười người đến chậm sẽ không được gì.
Như vậy, với đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn đã làm cho các ngân hàng gặp phải những trở ngại trong hoạt động quản trị thanh khoản.
* Biện pháp đáp ứng nhu cầu thanh khoản từ phía bên nguồn phụ thuộc rất nhiều vào chi phí và thời gian huy động. Khi chuyển hoán kì hạn (huy động vốn từ các món vay nhỏ, ngắn hạn để thực hiện cho vay lớn, trung và dài hạn), ngân hàng có thể gánh chịu rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Do sự không phù hợp về kì hạn giữa nguồn và tài sản, ngân hàng phải cân nhắc về việc sử dụng dòng tiền vào để đáp ứng đầu tư và đồng thời duy trì thanh khoản ở mức cần thiết.
Lựa chọn cung thanh khoản từ phía bên nguồn:
- Vay NHTW: Thường được ưu tiên sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vài thời kỳ NHTW áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng, việc vay mượn có thể dễ dàng hơn, lãi suất thường rất thấp, thấp nhất trong khung lãi suất cho vay. Do vậy, NHTM có thể sử dụng nguồn này để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
- Vay từ ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng: Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các NHTM được nối mạng với nhau, tạo điều kiện để các ngân hàng cho nhau vay số tiền tạm thời chưa sử dụng. Lãi suất thường cao hơn lãi suất của NHTW nhưng thủ tục vay mượn đơn giản.
- Vay bằng cách phát hành các giấy nợ ngắn hạn như chứng chỉ tiền gửi (CD). Lãi suất của các giấy nợ này thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm cùng kì hạn nhưng ngân hàng chủ động huy động một lượng tiền lớn đúng như yêu
cầu trong khoảng thời gian xác định, có thể mua bán lại ở thị trường cấp hai khiến chúng hấp dẫn hơn.
- Ngân hàng có thể tăng lãi suất tiền gửi để cạnh tranh với các ngân hàng khác nhằm huy động được nhiều hơn. Biện pháp này thường áp dụng khi cần vốn để cho vay vì chi phí thường cao.
- Mở rộng và đa dạng hoá khách hàng gửi tiền (mở nhiều chi nhánh ở các vùng, quốc gia, cung cấp nhiều loại hình gửi … để hạn chế nhu cầu thanh khoản thời vụ lớn hơn hoặc bằng chu kỳ.
Ví dụ: Giả sử bảng cân đối tài sản của một ngân hàng khi thiếu hụt.
TS có TS nợ
$ 100 Tiền gửi: $ 65
Tiền vay: $10
Tài sản nợ khác: $20
$100 $ 95
Có nhiều cách để đáp ứng sự thiếu hụt này nhưng ta sẽ nghiên cứu cách quản lý tài sản nợ. Ngân hàng sẽ tiếp cận với thị trường tiền tệ để vay tiền: thị trường chính thức; thị trường liên ngân hàng và thị trường các hoạt động mua lại.
Các thị trường này cung cấp các khoản tín dụng trong ngắn hạn. Ngoài ra, NHTM có thể phát hành bổ sung các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất cố định hoặc có thể chuyển nhượng được… Khi tổng số tiền mặt đủ 5 $, NHTM có thể bù đắp hoàn toàn chênh lệch tiền, gửi ròng phải trả.
TS có TS nợ
$ 100 $ 100 Tiền gửi: $ 75
Tiền vay: $10
Tài sản nợ khác: $20
$100 $ 100
vay với điều kiện không thuận lợi, chịu lãi suất cao. Vì vậy, phương pháp này trở nên kém hấp dẫn. Nhưng nó cho phép ngân hàng duy trì quy mô bảng cân đối, không làm ảnh hưởng đến quy mô và kết cấu tài sản có của bảng cân đối tài sản vì tất cả những điều chỉnh đều xảy ra bên phía tài sản nợ của bảng cân đối, không ảnh hưởng tới bên tài sản có khi giải quyết nhu cầu thanh khoản về chi trả tiền gửi. Đó chính là lý do phát triển nhanh chóng của kĩ thuật quản lý tài sản nợ trong ngân hàng kết hợp với thị trường tiền tệ.
5.4.3. Quản lý rủi ro thanh khoản nguồn vốn.
Một ngân hàng dựa quá nhiều vào các nguồn quỹ vay mượn trên thị trường để giải quyết các nhu cầu thanh khoản có thể phải đối mặt với những rủi ro thanh khoản rất lớn. Hoạt động quản lý tài sản nợ của mỗi ngân hàng còn phải dựa vào danh tiếng của ngân hàng trên thị trường, chất lượng thị trường tiền tệ và trạng thái thanh khoản chung của hệ thống tài chính để quản lý thanh khoản. Điều đó đoi hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải kết hợp lựa chọn thích hợp giữa phương pháp sử dụng các tài sản có lỏng dự trữ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với giải pháp tìm kiếm các nguồn thanh khoản trên thị trường.
Có nhiều loại chiến lược mà các nhà quản lý NHTM thực hiện để quản lý danh mục tài sản nợ của họ. Mỗi chiến lược đều phải cân đối giữa mức độ rủi ro với thu nhập. Mục tiêu chung của những chiến lược này là tăng thu nhập, giảm chi phí, đảm bảo khả năng thanh toán trong mọi điều kiện của thị trường.
* Chiến lược phát triển một cơ sở nguồn vốn vững chắc từ các thị trường bán lẻ.
Một chiến lược cơ bản thường được sử dụng trong hầu hết các NHTM là mở rộng và khai thác các nguồn vốn cá nhân (bán lẻ). Tiền gửi cá nhân là một trong những nguồn vốn chủ yếu nhất của chiến lược huy động vốn của các
ngân hàng, bởi vì đặc điểm ổn định của nguồn vốn này cũng như chi phí tương đối thấp so với nguồn vốn khác trên thị trường. Về mặt thời hạn, các nguồn vốn bán lẻ này được xem như những nguồn tài chính ngắn hạn và có thể rút ra lập tức bất cứ lúc nào.
Để có được nguồn vốn này, NHTM phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với chi phí khá cao. Đồng thời, để giành được khách hàng, các ngân hàng phải có sự chuẩn bị để đầu tư nâng cấp hệ thống mạng lưới chi nhánh, mở ra các kênh phân phối bằng điện tử, giúp họ thu hút thêm những người gửi tiền cá nhân.Các NHTM cũng phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh về lãi suất trong huy động tiền gửi.
Mặt khác, những người đầu tư ngày càng hiểu biết tốt hơn về các công nghệ tài chính mới nên ngày càng có phạm vi rộng lớn hơn các cơ hội chọn lựa các phương thức đầu tư. Vì vậy, để không ngừng mở rộng và duy trì được nguồn vốn quan trọng này, các ngân hàng phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc tạo ra các dịch vụ và sản phẩm dịch vụ mới.
Trong tiến trình khai thác và duy trì vững chắc nguồn vốn tiền gửi cá nhân, một vấn đề cần quan tâm đó là kết hợp giữa mạng lưới chi nhánh bán lẻ với các kênh phân phối bằng điện tử như: máy rút tiền tự động ATM hay các ngân hàng bằng điện thoại. Tuy chi phí dịch vụ của các chi nhánh khá cao nhưng nó vẫn cần được tiếp tục duy trì để phát triển chiến lược quản lý tài sản nợ. Nguồn vốn này chủ yếu được các ngân hàng thu hút thông qua các tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiết kiệm và các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Nhưng các tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi tiết kiệm chứa đựng mức độ rủi ro rút vốn lớn nhất. Tuy nhiên, mức độ rủi ro thanh khoản cao được bù đắp khi mà các ngân hàng chỉ phải trả mức lãi suất tương đối thấp. Trái lại, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn áp dụng lãi suất cố định có mức rủi ro rút vốn rất thấp so với 2 loại tiền tiền gửi này, ngoại trừ trường hợp
người gửi có nhu cầu rút vốn ra trước thời hạn.
Trong quản lý tài sản nợ, các ngân hàng cần phải nhận thức rõ và giám sát toàn diện các khoản chi phí huy động vốn từ các khu vực cá thể trong mọi điều kiện của thị trường. Trong trường hợp lãi suất thị trường cao, các tài khoản tiền gửi thanh toán được trả lãi suất thấp tương xứng với giá trị cơ hội mà ngân hàng thu được. Khi lãi suất thị trường thấp thì các ngân hàng có thể phải chịu những chi phí cơ hội cao đối với các nguồn vốn này, bao gồm các chi phí mở tài khoản tiền gửi khách hàng kèm theo các khoản mục chi phí liên quan: cấp sổ séc, gửi thông báo cho khách hàng.
* Chiến lược đa dạng hoá các nguồn vốn
Đa dạng hoá các nguồn vốn để giảm thấp mức độ ảnh hưởng của thị trường. Tuy nhiên, khi đa dạng hoá các nguồn vốn huy động, NHTM sẽ mở rộng nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của nó, đồng thời cũng làm tăng thêm chi phí huy động vốn dưới các điều kiện của thị trường. Một vài thị trường sẽ trở nên đắt đỏ hơn các thị trường khác, điều này phụ thuộc vào đặc tính của từng công cụ huy động vốn, vào uy tín của từng NHTM, hay vào điều kiện kinh tế cụ thể của từng khu vực địa lý. Cuối cùng là nhằm nâng cao uy tín cho ngân hàng trước những nhà đầu tư, đảm bảo khả năng thanh toán và hạ thấp chi phí phát hành các công cụ nợ của họ, một số ngân hàng đã tìm kiếm thêm các nguồn vốn ở các thị trường khác để tài trợ cho các nhu cầu thương mại.
Do đa dạng hoá các nguồn vốn đa làm cho các NHTM ngày càng phải dựa vào các tổ chức tài chính chuyên nghiệp nhiều hơn để mở rộng quy mô hoạt động của mình. Hơn nữa, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính đa thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm tiền gửi mới so với các loại tiền gửi ngân hàng truyền thống trước đây và được cung cấp bởi nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng. Như vậy, các ngân hàng đã mất đi đáng kể các nguồn
vốn rẻ nhất của họ. Sự thay đổi này làm tăng lên đáng kể chi phí huy động vốn của ngân hàng.
* Chiến lược tăng cường nguồn vốn dài hạn, lãi suất cố định
Danh mục tài sản nợ của hầu hết các NHTM có xu hướng nghiêng về các nguồn vốn dài hạn với lãi suất cố định. Đó là kết quả đương nhiên của quá trình chuyển dịch cơ cấu đầu tư của bộ phận các nhà đầu tư sang các nguồnvốn dài hạn, dẫn đến một hiện tượng phổ biến là các ngân hàng sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản có dài hạn. Điều này đa tạo ra rủi ro thanh khoản và làm tăng thêm các khó khăn cho ngân hàng khi thay thế các nguồn vốn đa đến hạn thanh toán.
Nhận rõ sự mất cân đối về khả năng thanh toán và rủi ro lãi suất do thời lượng giữa tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau, các NHTM đang tích cực chủ động tìm cách kéo dài thời lượng của danh mục tài sản nợ. Với một nguồn vốn dài hạn hơn, có thể giúp NHTM tránh được những biến động về giá cả khi quay vòng các tài sản nợ ngắn hạn. Nó còn cho các NHTM biết trước mức chi phí huy động vốn sẽ phải trả, từ đó giúp họ chủ động đáp ứng các nhu cầu của thị trường với lãi suất phù hợp, tránh được dự trữ quá cao về thanh khoản cũng như tránh được rủi ro về lãi suất.
Trên thị trường tài chính chuyên nghiệp, mỗi NHTM còn có thể tăng các nguồn vốn dài hạn với lãi suất cố định bằng cách phát hành thêm các loại trái phiếu hoặc các loại chứng chỉ tiền gửi. Tuy các công cụ nợ này có mức chi phí huy động khác cao, nhưng lại cung cấp cho ngân hàng một nguồn vốn dài hạn và ổn định. Ngoài ra có thể chuyển nhượng, mua bán trên thị trường thứ cấp nên hầu như không có rủi ro rút vốn đối với công cụ này. Nó đảm bảo cho ngân hàng một nguồn vốn ổn định đến tận khi các công cụ nợ đến hạn.
Để tăng vốn bằng cách sử dụng các công cụ đó, mỗi ngân hàng cần phải có uy tín, có mối quan hệ quen biết rộng tãi trên các thị trường. Ngoài ra, để
đi đến quyết định chọn lựa các công cụ tăng vốn dài hạn nào, mỗi nhà quản lý ngân hàng phải xem xét phối hợp thời gian tăng quỹ sao cho phù hợp, đồng thời phải tính toán và so sánh giữa tổng số chi phí cần thiết để dự trữ thanh khoản với tổng số tăng thêm vì chi phí trả lãi suất cao nếu như cần thiết phải tăng thêm nguồn vốn. Như vậy, vấn đề quản lý thanh khoản và quản lý tài sản nợ trong mỗi NHTM có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu một NHTM áp dụng