Biến độc lập

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng Đông Á (Trang 64 - 66)

Sau khi lựa chọn được biến phụ thuộc, bước tiếp theo phải xác định biến độc lập trong phân tích. Việc lựa chọn biến độc lập thường được tiến hành theo hai cách. Cách tiếp cận đầu tiên là dựa trên cơ sở và những nghiên cứu từ trước. Cách tiếp cận thứ hai là trực giác dựa trên cơ sở

kiến thức của các chuyên gia và trực giác lựa chọn những biến chưa có những nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết hợp lý. Trong cả hai cách, những biến độc lập được lựa chọn là những biến số

có ảnh hưởng đến khả năng phân biệt giữa các nhóm của biến phụ thuộc. Trong nghiên cứu này, biến độc lập được lựa chọn là:

Bảng 3.1: Biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu

STT Chỉ tiêu Thang đo Giả thiết Ký hiệu

1 Giới tính 1: Nam – 0: Nữ +/- Gender

2 Tuổi Tuổi - Age

3 Trình độđại học (ĐH) 1: TừĐH trở lên – 0:

Dưới ĐH + HE

4 Số người phụ thuộc Người - Dependants

5 KH VIP 1: Có – 0: Không +/- VIP

6 Tình trạng hôn nhân 1: Có gia đình – 0:

Độc thân - Marrital 7 Tình trạng cư

trú

Sở hữu nhà 1: Có – 0: Không + Homeown Thuê nhà 1: Có – 0: Không - Renting

8 Thời gian cư trú Tháng + Length_stay

9 Thời gian làm việc Tháng + Work_tenure

10 Chức vụ công việc

Lãnh đạo 1: Có – 0: Không + High_rank Trưởng bộ phận 1: Có – 0: Không + Medium_rank Nhân viên 1: Có – 0: Không - Officer

11 Hình thức chi lương

Chi lương qua NH

Đông Á 1: Có – 0: Không + DAB_acc Chi lương qua NH

khác 1: Có – 0: Không + OtherB_acc 12 Lịch sử tín dụng 1: Có nợ –

0: Không có thông tin - Debt 13 Số dịch vụ khác KH đang sử dụng Số dịch vụ + DAB_relate 14 Thu nhập hàng tháng Triệu đồng + Income 15 Tiết kiệm hàng tháng Triệu đồng + Saving 16 Giá trị tài sản đảm bảo Triệu đồng + Assets

17 Loại hình công ty

Công ty thuộc nhà

nước 1: Có – 0: Không + Gov

Công ty vốn nước

ngoài 1: Có – 0: Không + Foreign Công ty khối tài

chính 1: Có – 0: Không + Finance_Comp Doanh nghiệp

Việt Nam 1: Có – 0: Không - VN_Comp

Ngoài các chỉ tiêu dựa trên cơ sở lý thuyết đểđưa vào mô hình, tác giảđưa vào hai chỉ tiêu (5 biến độc lập) dựa trên mục đích nghiên cứu cũng như phương pháp kinh nghiệm:

• Chỉ tiêu VIP (1 biến độc lập) được đưa vào mô hình để khắc phục những hạn chế của hệ thống XHTD hiện nay mà NH Đông Á áp dụng. Hệ thống hiện nay không được áp dụng

được cho KH VIP. Vì vậy, tác giảđưa biến VIP vào mô hình để phân tích sựảnh hưởng của biến này với khả năng trả nợ của KH. Điều này làm cho mô hình được xây dựng sau này có thể áp dụng mở rộng áp dụng cho KH VIP của NH. Ngoài ra, việc nghiên cứu biến VIP có

ảnh hưởng thế nào sẽ tạo cơ sở hỗ trợ việc cải thiện chính sách của NH với KH VIP cho phù hợp hơn.

• Chỉ tiêu loại hình công ty (4 biến độc lập) được đưa vào mô hình với mục đích nghiên cứu sựảnh hưởng của loại hình công ty có ảnh hưởng như thế nào đến việc trả nợ. Vì tình hình thực tế tại Việt Nam như sau “theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà đầu tư

nước ngoài, chính sách tiền lương của Việt Nam đang tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp theo thành phần kinh tế và đặc điểm sở hữu vốn” theo Đỗ Thị Tươi, (2010). Việc có khác biệt về thu nhập giữa các loại hình công ty có ảnh hưởng đến việc trả

nợ của KH thẻ tín dụng không? Đây là một câu hỏi được đặt ra, và sẽđược giải thích ở cuối nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng Đông Á (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)