Các đặc điểm chính của hệ thống NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành Ngân Hàng Việt Nam (Trang 40)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.4. Các đặc điểm chính của hệ thống NHTM Việt Nam

a.Mức độ thâm nhập thị trường thấp

Ước tính hiện có khoảng 7 triệu tài khoản ngân hàng cá nhân, tương đương 8% dân số Việt Nam3, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong cùng khu vực.

Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong dân cư còn rất phổ biến. Ở Việt Nam, tỷ lệ tiền mặt trên GDP còn ở mức hai con số, cao hơn so với các nước khác trong cùng khu vực4.

Tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán (M25) của toàn nền kinh tế tuy có xu hướng giảm dần qua các năm, song vẫn ở mức cao, trung bình vào khoảng 20%. Một nguyên nhân khác nữa là mạng lưới chi nhánh ngân hàng vẫn

(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN & Báo cáo của MCG)

chưa tiếp cận được đông đảo dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn, chiếm tới hơn 70% dân số (Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN & Báo cáo của MCG)

Với chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, sự phát triển mở rộng của hệ thống các ngân hàng, và thay đổi trong thói

3http://www.ven.org.vn/tai-chinh-ngan-hang/ngan-hang/tra-luong-qua-tai-khoan-ngan-hang-111a-san-sang

quen thanh toán của dân cư, số lượng tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng dự báo sẽ tiếp tục xu thế phát triển nhanh chóng. Mục tiêu đến năm 2010 đạt mức 20 triệu tài khoản cá nhân với 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020, với 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản, số tài khoản phấn đấu đạt 45 triệu6.

b. Mức độ tập trung cao

Lĩnh vực ngân hàng được đánh giá có mức độ tập trung cao với thị phần trong cả 02 nghiệp vụ ngân hàng chủ chốt (cho vay và huy động vốn) của khối các NHTM quốc doanh trong năm 2006 chiếm tới trên 60%. Con số này trong giai đoạn trước đó luôn duy trì ở mức 70-80%. Từ năm 2006 trở lại đây với sự ra đời và lớn mạnh của hệ thống các NHTM cổ phần, hoạt động của các NHTM quốc doanh dần bị thu hẹp.

(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN)

Mức độ tập trung cao của ngành còn được thể hiện ở rào cản gia nhập ngành lớn, đặc biệt là rào cản về vốn. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP về Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, yêu cầu về vốn pháp định đối với loại hình NHTM nhà nước, ngân hàng đầu tư, phát triển, ngân hàng chính sách, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn giữ nguyên, trong khi đó yêu cầu về vốn đối với các NHTM cổ phần, liên doanh và 100% vốn nước ngoài tăng trên dưới 10 lần so với trước. Cụ thể là, mức vốn điều lệ tối thiểu đối với

các NHTM cổ phần thành lập trước 31/12/2008 là 1.000 tỷ đồng, và nâng lên mức 3.000 tỷ đồng vào năm 2009, trong khi đó, trước đây yêu cầu về mức vốn pháp định chỉ ở mức 50-70 tỷ đồng, tạo ra một rào cản rất lớn về vốn khi thành lập ngân hàng.

Tuy nhiên, ở một thái cực khác, hơn 30% thị phần còn lại được phân chia nhỏ bởi trên 70 NHTM ngoài quốc doanh với quy mô vốn nhỏ hơn nhiều so với các NHTMQD. Thị phần này dự báo sẽ tiếp tục chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn khi lĩnh vực ngân hàng mở cửa hội nhập theo cam kết gia nhập WTO, các NHTM 100% vốn nước ngoài được phép thành lập ở Việt Nam.

Khuynh hướng mới hiện nay là một số tập đoàn, tổng công ty lớn, với tiềm lực tài chính vững mạnh đang từng bước lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng. Chẳng hạn như, Tập đoàn Điện lực Việt Nam là cổ đông chiến lược của ABBank với tỷ lệ góp vốn điều lệ là 30% (năm 2006)7, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng góp tới 40% vốn điều lệ vào PGBank8, hay gần đây nhất NHTMCP Bảo Việt đã được NHNN cấp phép và dự kiến đi vào hoạt động vào quý II năm 2008, với 40% vốn điều lệ đầu tư của Tập đoàn Bảo Việt9. Khuynh hướng này phần nào phản ánh quá trình tập trung hóa trong lĩnh vực ngân hàng.

c. Khuynh hướng thay đổi thị phần giữa các loại hình ngân hàng

Các NHTM quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam, song những năm gần đây có biến chuyển mạnh theo hướng giảm dần thị phần của khối NHTM quốc doanh và tăng dần thị phần khối các NHTM cổ phần.

7http://www.abbank.vn/display/newscontent.aspx?cateid=41

(Nguồn : Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của NHNN)

Năm 2002, thị phần huy động vốn của các NHTMQD chiếm tới 79,3%, tín dụng chiếm xấp xỉ 80%, đến cuối năm 2006 đã sụt giảm mạnh còn khoảng 60- 70%. Trong khi đó, khối các NHTMCP, với tốc độ tăng trưởng huy động vốn trong những năm qua đạt bình quân 42,5%, tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 47,5% cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành, đã nhanh chóng gia tăng thị phần tới hơn 2 lần, từ mức 9-10% tới nay đã chiếm một tỷ trọng trên 20% toàn ngành.

Sự bứt phá này sẽ còn tiếp tục trong những năm tới khi số lượng các NHTMCP mới thành lập đang tiếp tục gia tăng (NHNN đã phê duyệt thành lập về nguyên tắc 4 NHTMCP cuối năm 2007, 5 NHCP mới đầu năm 2008), đồng thời cùng với sự mở rộng về quy mô hoạt động và mạng lưới của khối này, chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngày càng được cải thiện, hiệu quả hoạt động kinh doanh cao.

d. Cơ cấu thu nhập

Các NHTM Việt Nam chủ yếu hoạt động theo mô hình truyền thống với hai nghiệp vụ chủ chốt là huy động vốn và cho vay, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng vẫn còn nghèo nàn, chưa phong phú, đa dạng. Thu nhập từ lãi thuần chiếm tới 70% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngân hàng.

(Nguồn : Tổng hợp bởi KLS từ BCTC, Báo cáo thường niên của các NHTM (2006))

Thu nhập từ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chỉ chiếm khoảng 10% tổng thu nhập, một tỷ trọng còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng hiện đại khác trên thế giới, ước khoảng ¼ tổng thu nhập xuất phát từ các khoản phí dịch vụ.

Cơ cấu thu nhập trong lĩnh vực ngân hàng trong những năm gần đây bắt đầu có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng truyền thống và nâng cao dần tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động,

dịch vụ ngân hàng hiện đại khác. Sự chuyển dịch cơ cấu này phù hợp với xu hướng chung của các ngân hàng hiện đại, tiên tiến trên thế giới, giảm đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực rủi ro cao, tăng thu từ hoạt động phi tín dụng, có tính bền vững cao và ít rủi ro hơn. Điển hình là Ngân hàng Đầu tư & phát triển, năm 2006 ghi nhận sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập rất rõ nét, với thu nhập từ dịch tăng gần gấp 2.5 lần so với năm 2005, góp phần nâng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập từ 6 lên 10%, trong khi tỷ trọng từ hoạt động tín dụng truyền thống giảm mạnh từ 91% xuống còn 79%.

e. Quy mô vốn nhỏ, hệ số an toàn vốn bình quân thấp

Một trong những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là quy mô vốn nhỏ. Mặc dù vốn điều lệ của các ngân hàng trong thời gian qua đã tăng mạnh so với trước đây nhưng vẫn ở mức hạn chế so với thế giới và khu vực. Mức vốn tự có trung bình của một NHTM cổ phần là 963 tỷ đồng, gấp 5,35 lần so với năm 2005 (180 tỷ đồng), của NHTM quốc doanh gần 10 nghìn tỷ đồng (tính đến cuối tháng 11/2007)10.

Trong khi đó, hệ số an toàn vốn bình quân (CAR)11 của các NHTM Việt Nam còn ở mức thấp, đặc biệt là khối các NHTM quốc doanh chưa đạt tỷ lệ theo yêu cầu của NHNN và thông lệ quốc tế (8%) và thấp hơn so với các ngân hàng khác trong khu vực (tỷ lệ an toàn vốn trung bình 12-13%12).

10Thống kê của Công ty Chứng Khoán Kim Long tính trước thời điểm NH Ngoại thương cổ phần.

11Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequact Ratio) là thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, được tính theo tỷ lệ % của vốn cấp I (vốn tự có) và vốn cấp II (vốn bổ sung) so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. CAR 8% hiện là chuẩn

( Nguồn : Worldbank, (*) số liệu của 4 NHTM quốc doanh)

Chất lượng và hiệu quả sử dụng tài sản Có thấp (dưới 1%), lại phải đối phó với rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá. Theo đánh giá của các chuyên gia nếu trích lập đầy đủ những khoản nợ khoanh và nợ khó đòi thì vốn tự có của nhiều NHTM, nhất là ngân hàng thương mại Nhà nước, ở tình trạng âm13.

So với khối các NHTM quốc doanh, các NHTM cổ phần có hệ số vốn an toàn tốt hơn, trung bình trên 8%14, đạt mức tiêu chuẩn quốc tế.

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM a. Kinh tế

Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định ở mức 7-8% trong những năm gần đây và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, đặc biệt là sự phát triển năng động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhân tố quan trọng tạo cầu cho hoạt động ngân hàng.

(Nguồn : Quỹ tiền tệ quốc tế và Tổng cục Thống kê)

Tuy nhiên, lạm phát đang có xu hướng tăng cao, điển hình là năm 2007, lạm phát gia tăng tới mức hai con số (khoảng 12%) cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP, gây sức ép gia tăng chi phí huy động vốn đối với các ngân hàng, tác động trực tiếp đến kết quả lợi nhuận của ngân hàng.

Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển một mặt tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động thanh toán ngân hàng, mặt khác gây sức ép cho các ngân hàng khi đối phó với tình trạng “Thừa ngoại tệ”

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng trưởng vượt bậc, đạt mức kỷ lục trong

năm 2007 với tổng nguồn vốn FDI 20,3 tỷ USD, làm gia tăng đáng kể nguồn cung ngoại tệ, gây sức ép tăng cung đồng nội tệ để mua ngoại tệ, một trong những nguyên nhân gia tăng lạm phát.

Hoạt động xuất nhập khẩu cũng đạt được những kết quả vượt trội. Tổng

kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 khoảng 109 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với năm 2006; kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 60 tỷ USD, tăng khoảng 35,5%.

(Nguồn : Tổng cục Thống kê)

Từ ngày 01/04/2007, theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng Việt Nam mở cửa, cho phép các ngân hàng nước ngoài lập ngân hàng con 100% vốn. Mặc dù điều kiện thành lập ngân hàng được đánh giá là khá chặt chẽ theo hướng thận trọng, các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, quản trị ngân hàng, sự đa dạng phong phú về sản phẩm dịch vụ, …sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh đối vói các Ngân hàng trong nước.

b.Xã Hội

Theo thống kê, hiện có khoảng 7 triệu tài khoản mở tại Việt Nam trên tổng số 84 triệu dân (chiếm khoảng 8% dân số)15, trong đó có tới 6 triệu tài khoản được mở chỉ trong 2 năm qua. Con số này cho thấy mức tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do tập quán tiêu dùng bằng tiền mặt của đa số người dân Việt Nam.

Một số xu hướng xã hội dự báo một thị trường tiềm năng cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trong tương lai:

• Quá trình đô thị hoá nhanh chóng với số dân thành thị dự kiến tăng với tốc độ 3-4% trong những năm tới.

• Khuynh hướng thanh toán không dùng tiền mặt của dân thành thị ngày càng phổ biến.

• Số người Việt Nam sống và làm việc ở nước ngoài tăng lên nên nhu cầu chuyển tiền (ngoại tệ) cũng như các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng có chiều hướng tăng cao.

• Thu nhập bình quân theo đầu người ngày càng được cải thiện,

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

c. Chính sách điều hành của Nhà Nước.

Các chính sách điều hành của Nhà Nước, cụ thể là các chính sách tài chính – tiền tệ của NHNN có tác động trực tiếp tới hoạt động của hệ thống ngân hàng. Một mặt các chính sách, định hướng của Nhà nước góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động ngân hàng, mặt khác nếu can thiệp quá sâu có thể gây ra những tác động không mong muốn. Đáng chú ý là là một loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng của NHNN trong thời gian gần đây gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các NHTM, cụ thể là nguồn vốn khả dụng bị thu hẹp đáng kể làm hạn chế đầu ra tín dụng, trong khi chi phí huy động vốn liên tục tăng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả lợi nhuận của ngân hàng.

Các biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN

• Chỉ thị 03 về giới hạn dư nợ cho vay chứng khoán. • Lãi suất cơ bản tăng từ 8,25% lên 12%.

• Lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5% lên 7,5%. • Lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5% lên 6,0%.

• Mở rộng phạm vi áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 1%

• NHNN yêu cầu mua tín phiếu bắt buộc, rút hơn 20.000 tỷ đồng từ lưu thông.

d. Sự phát triển các ngành phụ trợ liên quan đến Ngân hàng

Sự phát triển của ngành ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của một số ngành phụ trợ như khoa học kỹ thuật, tin học viễn thông, giáo dục đào tạo, giao thông vận tải,.sự phát triển của những ngành này sẽ góp phần củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực ngân hàng, trong đó đặc biệt quan trọng là công nghệ tin học.

Công nghệ tin học ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng đang dần trở thành công cụ cạnh tranh hữu hiệu giữa các ngân hàng song so với các nước trong cùng khu vực và trên thế giới, công nghệ ngân hàng của Việt Nam còn kém phát triển. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng tin học trong lĩnh vực ngân hàng đã dần được quan tâm hơn. Nếu như năm 2004 mới chỉ có 03 ngân hàng tham gia Internet Banking với lượng giao dịch trực tuyến mỗi ngày chỉ khoảng 2 triệu giao dịch, thì đến đầu năm 2007, đã có 17 ngân hàng tham gia hoạt động này với 4,5 triệu giao dịch/ngày16

Ngoài ra, sự phát triển của những ngành này và các ngành kinh tế khác đòi hỏi một nguồn vốn lớn và các dịch vụ ngân hàng, đây là yếu tố tạo cầu cho hoạt động ngân hàng.

2.2. Các hoạt động chính của các NHTM Việt Nam 2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Một hoạt động khác biệt của các NHTM so với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế là các NHTM tiến hành hoạt động nghiệp vụ của mình không những chỉ bằng vốn riêng của mình mà chủ yếu bằng vốn huy động. NHTM huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi thanh toán của dân cư và các tổ chức kinh tế, tiền gửi có kỳ hạn của

các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng trong đó tiền gửi tiết kiệm là nguồn huy động vốn chủ lực của NHTM. Ngoài ra, các NHTM còn phát hành các công cụ nợ khác để huy động vốn như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu…

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng trong cả nước tính đến hết 31/12/2007 ước tính tăng tới 50% so với năm 2006, gấp hơn 5,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây là tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ gần 20 năm đổi mới hoạt động ngân hàng cho đến

nay.

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Giai đoạn năm 2003 có một sự nhảy vọt về tốc độ tăng trưởng huy động vốn và đạt mức cao nhất vào năm 2004. Trong năm 2005, các ngân hàng đang

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành Ngân Hàng Việt Nam (Trang 40)

w