Kiến nghị với chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định giá quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa (Trang 83 - 86)

3.3.4.1. Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở

Đi vay và cho vay là vấn đề cơ bản trong nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại. Để phát triển dịch vụ kinh doanh của mình, bên cạnh việc nhận tiền gửi thì ngân hàng phải ngày càng mở rộng các hoạt động tín dụng dành cho khách hàng của mình là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh… Vấn đề đặt ra ở đây là khi vay vốn NH, khách hàng bắt buộc phải có tài sản bảo đảm tiền vay. Và đa số họ đều lấy BĐS để thế chấp vay vốn. Yêu cầu của việc thế chấp BĐS là đất đai là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng có nhiều trường hợp có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh nhưng đất đai đem thế chấp của họ chưa có giấy tờ trên nên không thể thế chấp để vay vốn được. Tình hình này cũng góp phần hạn chế vào chủ trương tăng quy mô tín dụng của ngân hàng.

Cho đến nay, còn một phần lớn đất đai ở Hà Nội chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hiện tại, Sở Địa Chính Hà Nội đã có những giải pháp để thúc đẩy tiến trình cấp giấy chứng nhận QSD đất: Ủy quyền cho cấp quận huyện có thẩm quyền trong việc xét và cấp giấy chứng nhận, xét cấp giấy chứng nhận cho tất cả trường hợp chứng minh được tính hợp pháp, sử dụng ổn định và không có tranh chấp về đất đai.

Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng, một khi tốc độ cấp giấy chứng nhận trở nên đơn giản, nhanh gọn hơn thì những trường hợp có đủ điều kiện thế chấp tăng lên, quy mô tín dụng của ngân hàng cũng được mở rộng, ngân hàng sẽ ngày càng phát triển và lớn mạnh hơn.

3.3.4.2. Ban hành văn bản pháp luật quy định phương pháp trình tự thủ tục định quyền sử dụng đất

Ngành định giá BĐS ở nước ở nước ta còn rất mới mẻ, mặt khác lại chưa có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể cho công tác định giá nên đã gây rất nhiều khó khăn cho việc thực hiện những vấn đề này. Trong định giá QSD đất, các văn bản pháp luật hiện hành chỉ hướng dẫn: Đối với các trường hợp đơn giản thì các bên tự thỏa thuận giá trị thế chấp, còn đối với các thị trường phức tạp thì thuê tổ chức có thẩm quyền định giá (VD: Cơ quan kiểm toán, Sở địa chính nhà đất…) nhưng ngay cả các tổ chức thuê trên cũng chưa có một phương pháp định giá thống nhất nào và được quy định bằng văn bản của Nhà nước. Định giá QSD đất là một bộ phận trong họat động của thị trường bất động sản, khi thị trường BĐS hình thành và phát triển thì việc ban hàng một văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu công tác định giá QSD đất nói chung và BĐS nói riêng là rất cần thiết và hợp lý.

3.3.4.3. Ban hành bảng khung giá đất và giá tối thiểu xây dựng nhà ở theo giá thị trường

Hiện nay, khi nhận thế chấp tài sản bảo đảm “quyền sử dụng đất” và quyền sử hữu nhà ở thì đa số các tổ chức định giá thường chỉ dựa vào khung giá quy định của UBND cấp tỉnh, thành phố để xác định mức giá cho vay. Chính vì vậy, giá trị QSD đất của khách hàng thường thấp hơn giá trị thị trường rất nhiều. Bởi giá quyền sử dụng đất trong Khung giá đất mà UBND các tỉnh/thành phố đưa ra chỉ để áp dụng để tính thuế sử dụng đất và đền bù đất chứ không phải để bán và trao đổi trên thị trường. Với BĐS thế chấp, nếu xác định theo khung giá nhà nước thì giá trị này thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Điều này không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, do vậy khi định giá, ngân hàng đã phải chú ý điều chỉnh hệ số k theo nhận định của mình, tuy nhiên việc xây dựng một khung giá mới vẫn là đòi hỏi cấp thiết không dễ dàng thực hiện được ngay.

thiện của cơ sở hạ tầng... Cần quy định rõ về định tính và định lượng cho từng trường hợp định giá cụ thể, và phải dựa vào giá đất thực tế trên thị trường để so sánh, điều chỉnh và quyết định mức giá. Nhà nước cũng nên cho phép từng địa phương linh động quyết định mức giá QSD đất của khu vực mình, để thuận không bị phụ thuộc hoàn toàn vào những quy định, phân loại của Nhà nước.

3.3.4.4. Thành lập cơ quan chuyên môn làm tham mưu về định giá quyền sử dụng đất

Hiện nay, việc chỉ đạo, hướng dẫn của Nhà nước còn rất nhiều hạn chế trong việc quản lý đất đai. Hiện tại chưa có một cơ quan chyên môn nào làm tham mưu cho Nhà nước về thị trường đất đai cũng như định giá quyền sử dụng đất đai. Nhà nước vẫn chưa quy định rõ trách nhiệm của Bộ tài chính, của các Bộ, ngành trong việc quản lý Nhà nước về giá quyền sử dụng đất, định giá QSD điều này dẫn đến các công tác định giá quyền sử dụng đất ở các tổ chức định giá còn chưa thống nhất và phù hợp với thực tế.Việc định giá quyền sử dụng đất ở một số địa phương được giao cho sở Tài chính, có nơi lại giao cho Sở tài nguyên và môi trường, Sở xây dựng... nên khả năng chuyên môn, tổng hợp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có tính khách quan, độc lập theo đúng bản chất của giá quyền sử dụng đất. Vì thế để khắc phục được những điểm yếu trên, Nhà nước cần lập ra một cơ quan tham mưu riêng về thị trường đất đai, các thủ tục chính sách liên quan đến đất đai, quy định rõ thẩm quyền, trách nhệm của họ về việc tham mưu công tác định giá quyền sử dụng đất đai ở trung ương cũng như các địa phương. Mặt khác, cần hoàn thiện công tác ứng dụng tin học trong việc định giá quyền sử dụng đất cho từng vùng, từng tỉnh, thậm chí cho từng loại đất cụ thể và theo một quy trình nhất định.

Nhà nước cần ban hành các chuẩn mực về định giá tại Việt Nam để làm cơ sở cho việc định giá. Bất kể người định giá là đối tượng nào cũng đều phải tuân thủ theo những chuẩn mực này và chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả định giá cuả mình trước khách hàng vay và pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác định giá quyền sử dụng đất làm tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w