I.Các nguồn lực cho đầu tư phát triển
1. Giới thiệu các nguồn lực Hà Tây
1.1 Điều kiện tự nhiên
• Vị trí địa lí:
Hà Tây là một tỉnh vừa mới tái lập gồm hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây hợp thành. Hà Tây có diện tích chung là 2147 km2, nằm trong vùng đồng Bằng Bắc Bộ; phía đông nằm ngay tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp với Vĩnh Phúc, Phía Tây và Nam tiếp với hai tỉnh Hải Dương và Hoà Bình. Như vậy, Hà Tây là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc và đặc biệt là các tỉnh phía Nam và Hà Tây nằm trên nhiều đường giao thông quan trọng huyết mạch của đất nước như đường quốc lộ 1, 6 và 32 , đường thuỷ sông Hồng chạy qua nên rất có điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
Hơn nữa , Hà Tây còn nằm gần khu tam giác kinh tế trọng điểm không những của phía bắc và cả nước: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Như vậy tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của sự phát triển của các tỉnh này.
• Khí hậu
Có thể nói, Hà Tây nằm ở vùng Đông Bắc nên có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với mùa đông nhiệt độ thấp lạnh, có gió mùa đông bắc rét, hanh khô còn mùa hè nóng và mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1800 - 2000 mm.Do diện tích không lớn, nên khí hậu Hà Tây không có sự khác biệt lớn giữa các huyện thị trong tỉnh. Với loại khí hậu này , Hà Tây có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên , Hà Tây cũng có bất lợi về mùa mưa chịu ảnh hưởng của lượng mưa lớn còn mùa khô thiếu nước nên đòi hỏi đầu tư lớn cho hệ thống thuỷ lợi để điều hoà tưới tiêu. Ngoài ra một số vùng Hà Tây còn chịu ảnh hưởng kế hoạch phân lũ Sông Hồng, nên có thể ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
• Địa hình
Hà Tây là một tỉnh với nhiều loại địa hình đa dạng và cũng tương đối phức tạp.
+ Với phía Tây là vùng đồi núi chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ toàn tỉnh. với diện tích vùng núi là 70.400 ha.
+ Vùng đồi với độ cao khoảng dưới 100 m, chủ yếu là đồi thấp với diện tích 53.400 ha
+Phía đông là vùng đồng bằng với diện tích khoảng 144.450 ha, chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Vùng đồng bằng với bề mặt tương đối bằng phẳng lại ven một số con sông lớn như sông Hồng, sông Đáy..Trong vùng đồng bằng có hai nơi trũng nhất là Mỹ Đức và vùng Ứng Hoà ,Thường Tín ... Với kiểu địa hình này, Hà Tây có thể trồng đa dạng các loại cây, đồng thời có thể tiến hành thâm canh tăng vụ hoặc cũng có thể ứng dụng nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp như VAC hay phát triển kinh tế trang trại.
• Tài nguyên đất
Đây là tỉnh có vùng đồng bằng có diện tích khá lớn, nằm ở một trong những đồng bằng phì nhiêu và tốt nhất nước. Nên đất ở đây cũng tương đối màu mỡ và phì nhiêu ,giàu chất phù sa. Các vùng đất này có thể nằm trong đê hoặc ngoài đê thường xuyên được phù sa các con sông bồi đắp.Vì vậy mà đất ngày càng trở nên tốt và hiệu quả đối với trồng trọt.
Vùng đồng bằng này có các loại đất chủ yếu như sau:
+ Đất phù sa bồi: diện tích 17.038 ha ( chiếm 8 %)
+ Đất phù sa không bồi : diện tích 51.392 ha ( chiếm 24 % ) + Đất phù sa Gley : diện tích 51.551 ha ( chiếm 24 % )
Như vậy diện tích đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của Hà Tây là rất lớn và khá đa dạng. Tuy vậy việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này cũng chưa thật cao. Thể hiện ,Hà Tây chủ yếu là độc canh cây lúa trong trồng trọt nhưng năng suất cũng chưa cao và hiệu suất sử dụng đất trong năm khoảng hơn hai lần là tương đối thấp.
Hà Tây còn có một vùng đồi núi với các loại đất khá phong phú:
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: diện tích 20. 603 ha ( chiếm 10 % ) + Đất đỏ vàng trên đá phiến sét : 10.783 ha ( chiếm 5 % ) + Còn lại là các loại đất khác.
Các loại đất này chủ yếu dùng để phát triển cây lương thực ngắn ngày hoặc thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp, không thật phù hợp cho cây lương thực. Tuy nhiên trong vùng đất này ta có thể tiến hành chăn nuôi gia súc như trâu bò, dê hoặc phát triển kinh tế trang trại với các cây ăn quả là rất thích hợp.
• Tài nguyên nước
Là một tỉnh có nhiều con sông lớn chảy qua như sông Hồng bao bọc ở phía Đông, sông Đà ở phía Bắc, Sông Đáy ở phía Nam và còn cả một hệ thống sông nội địa như sông Nhuệ... Như vậy mật độ nước ở tỉnh Hà Tây là khá dàyvà chiếm một diện tích không nhỏ. Các con sông này có lưu lượng nước hàng năm là rất lớn, với lượng nước hàng năm vào khoảng 180 - 200 tỷ m3. Cùng với nước là hàng ngàn tấn phù sa các loại luôn bồi đắp cho các vùng đồng bằng. Ở Hà Tây còn có một trữ lượng nước ngầm khá lớn chưa được khai thác hiệu quả. Với lượng nước đồi dào nay thì vấn đề tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp là cực kì thuận lợi; để khai thác tốt lợi thế này , cần phải xây dựng hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi.
1.2 .Dân số và lao động
Vào năm 1996, dân số Hà Tây là 2328 triệu người; nhưng đến năm 2000 dân số của tỉnh là 2423 triệu người với tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong giai đoạn 1996- 2000 là 1.1 % năm, là một tỷ lệ tăng khá thấp so với trung bình toàn quốc.Với diện tích là 2147 km2 , năm 2000 mật độ dân số là 1084 người / km2, trong đó vùng đồng bằng có mất độ khá cao là 1305 người / km2. Có thể nói mật độ dân số Hà Tây là rất cao, như vậy đây là một tỉnh đông dân . Trong số dân này, có đến 90% dân số sồng ở các cùng đồng bằng, trong khi các vùng núi có tiềm năng số dân lại ít ỏi.Và cũng một tỉ lệ đó dân sô sống ở các vùng nông thôn . Mặc dù là một tỉnh giáp với thủ đô, một trung tâm lớn của cả nước nhưng số dân thành thị của Hà Tây lại thấp. Nhìn chung đây vẫn là một tỉnh đông dân, sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp với dân số lại tương đối trẻ và sung sức.
Với lực lượng lao động là 1276. 3 triệu người ( chiếm 52.6% dân số ), thì Hà Tây có đội ngũ lao động hùng hậu với tốc độ tăng bình quân là 2% năm . Trong
số này thì hơn 70% laođộng tập trung trong sản xuất nông nghiệp.Người lao động trong nông nghiệp rất khoẻ, cần cù chịu khó lại có trình độ văn hoá tương đối khá, họ còn là những người có kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên lực lượng lao động trong nông nghiệp chủ yếu là thuần nông và thiếu ngành nghề phụ để sinh sống .Dọ vậy cần phải mở các lớp dạy nghề và nâng cao kiến thức cho người nông dân.
Trong những năm gần đây , lực lượng lao động trí thức của Hà Tây đã có bước phát triển đáng kể cả về chất lượng và số lượng, nhưng tập trung chủ yếu ở thành thị, tuy vậy việc làm của họ chưa thật ổn định.
2.Những lợi thế và thách thức.
2.1 Lợi thế.
Nhìn vào các nguồn lực cho phát triển trên ta thấy , Hà Tây có rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.
- Gần thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, lên có diện tích đồng bằng khá lớn, có chất lượng đất tốt nên thuận lợi cho trồng trọt . Ngoài ra , Hà Tây còn có thể tiếp nhận những giống cây trồng vật nuôi mới được phát triển từ các trung tâm nghiên cứu ở thủ đô. Sản phẩm nông sản của tỉnh còn có một thị trường tiêu thụ rộng lớn.Nằm ở vị trí này cũng dễ nhận được sự quan tâm và đầu tư của Đảng và nhà nước cũng như của nhiều thành phần kinh tế xã hội.
- Với lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, nếu sử dụng tốt ngành nông nghiệp sẽ được đảm bảo thuận lợi về tưới tiêu
- Hà Tây có lực lượng lao động đông đảo, có nhiều đặc tính nổi bật lại tập trung hơn 70 % cho sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và đang được đầu tư
- Khí hậu đa dạng phong phú và thay đổi giữa các mùa và địa hình thì không đồng nhất
- Đất nước đang trong qua trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên toàn dân hăng hái sản xuất xây dựng đất nước.
- ...
2.2 Những thách thức
Bên cạnh những lợi thế ,sự phát triển nông nghiệp của tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức.
+ Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên sự quan tâm và đầu tư của các cấp chính quyền cũng như của các tầng lớp dân cư cho nông nghiệp sẽ kém hơn trước, cho nên nhiều yếu tố thuận lợi không còn
+ Mùa mưa với lượng nước lớn thường gây úng ngập ở nhiều vùng trong tỉnh. Một số huyện nằm trong vùng phân lũ của sông Hồng cho nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp vào mùa mưa
+ Dân số tăng nhanh trong khi đất nông nghiệp có hạn dẫn đến bình quân m2 đất trên đầu người giảm, đất nông nghiệp cũng bị thu hẹp để phục vụ cho mục đích khác.
+ Lực lượng lao động tuy đông nhưng trình độ còn thấp , chủ yếu là lao động thuần nông nên chưa đủ kiến thức để tiếp thu những tiến bộ mới trong nông nghiệp
+ Cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp đã quá cũ và hỏng nhiều, tuy có đầu tư những vẫn chưa khắc phục được
+ ...
Tóm lại , Quá trình phát triển nông nghiệp của toàn tỉnh Hà Tây có nhiều cơ hội cũng như gặp nhiều thách thức.Do vậy để có được một nền nông nghiệp mạnh thì toàn tỉnh phải cố gắng nỗ lực phấn đẫu hơn nữa để phát huy hết những lợi thế đồng thời phải vượt qua những khó khăn thử thách.
II.Tổng quan về tình hình đầu tư Hà Tây trong giai đoan 1996- 2000
Hà Tây là tỉnh nằm ở một vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội lại nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng , nhà nước và các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh nên kinh tế Hà
Tây đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua . Cùng với bước phát triển đó, các nguồn vốn đầu tư vào Hà Tây cũng tăng lớn rất mạnh với nhiều dự án có vốn đầu tư khá lớn và hoạt động mang lại hiệu quả cao. Nó đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế tỉnh.
1.Phân theo nguồn vồn đầu tư
Căn cứ vào cách chia của địa phương , đầu tư vào tỉnh Hà Tây theo các nguồn cụ thể sau:
Bảng1. Bảng cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn vốn Giai đoạn1996- 2000 Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 Ngân sách nhà nước Tỷ trọng Tỉđồng % 96.4 14.46 152.9 17.83 149.8 18.73 536.2 46.12 500.4 44.24 Vốn tín dụng Tỷ trọng Tỉđồng % 14.3 2.14 12 1.4 23 2.88 28.0 2.4 30.0 2.65 Vốn đầu tư doanh nghiệp Tỷ trọng Tỉđồng % 30.1 4.51 28. 2 3.29 32 4 24.0 2.06 25.4 2.24 Vốn tư nhân và dân cư Tỷ trọng Tỉđồng % 450.4 67.56 577.5 67.34 525.3 65.7 515.0 44.29 520.5 46.01 Vốn khác Tỷ trọng Tỉđồng % 75.5 11.32 87 10.14 69.5 8.69 59.5 5.12 55 4.86 Tổng Tỷ trọng Tỉđồng % 666.7 100 857.6 100 799.6 100 1162.7 100 1131.2 100
( Nguồn : Biểu số liệu kèm theo báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội nhiệm vụ 1996- 2000 và phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005 tỉnh Hà Tây)
Như trên đã trình bày , tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Hà Tây không ngừng tăng lên; theo cơ cấu này các nguồn vốn đầu tư có sự biến đổi khác nhau. Theo bảng trên , cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Hà Tây có nhiều điểm nổi bật nhưng lại có
nhiều điểm chưa hợp lí.Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng vốn đầu tư trong khi vốn đầu tư của tư nhân và các tầng lớp dân cư lại chiếm tỷ lệ cao.
Trong từng năm của giai đoạn 1996- 2000, vốn đầu tư doanh nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ khá nhỏ trong khi vốn đầu tư tư nhân -dân cư chiếm một tỉ lệ rất cao. Điều này chứng tỏ Hà Tây có nhiều chính sách hợp lí để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân, nhưng mặt khác cho thấy đầu tư ở Hà Tây chủ yếu vào các dự án có qui mô vốn nhỏ, mang tính cá thể. Trong khi đó vốn đầu tư doanh nghiệp thấp cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn là yếu hay thiếu năng động trong việc tìm cơ hội đầu tư. Không những thế vốn đầu tư của các doanh nghiệp lại giảm như 30.1 tỉ đồng năm 1996 xuống còn 24 tỉ năm 1999 và 25.4 tỉ năm 2000. Có thể giải thích là do xu hướng chung của nền kinh tế nhưng với một tỉnh giàu tiềm năng như Hà Tây mà tỉ trọng vốn đầu tư của các doanh nghiệp chiếm tỉ lệ không cao là chưa thật thuyết phục. Vì vậy tỉnh nên có những biiện pháp cải tổ và khuyến khích đầu tư từ khu vực này . Bởi vì vốn đầu tư của doanh nghiệp là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Trong bảng cho thấy là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày càng lớn và tăng dần theo các năm. Năm 1996 la 96.4 tỉ ; đến năm 1997 là 152.9 tỉ đồng, tăng 58.61%; Năm 2000 là 500,4 tỉ đồng, thấp hơn năm cao nhất là 536.2 tỉ đồng ( năm 1999 ), nhưng so với các năm trước là cao hơn nhiều, như so với năm 1996 , nó gấp 5.2 lần.Không những thế, tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách còn chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong tổng vốn đầu tư; năm 1999 nguồn vốn này có giá trị cao nhất trong tổng vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền của tỉnh chú ý tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nhằm khuyến khích và thu hút các nguồn vốn khác phục vụ phát triển kinh tế.
Về nguồn vốn tín dụng cũng có tỷ trọng thấp nhưng điều đáng mừng là khối lượng vốn nay ngày càng tăng , và năm sau cao hơn năm trước. Năm 1999 là 28 tỉ đồng tăng 96.97 % so với năm 1996, năm 2000 là 30 tỉ đồng tăng so với năm 1999 là7.14 %. Trong số vốn này đã có một khối lượng vốn cho vay
ưu đãi đối với hộ nông dân để họ xoá đói giảm nghèo và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại , nguồn vốn cho đầu tư phát triển của Hà Tây là rất phong phú và đa dạng, đã góp phần khai thác được các thế mạnh của tỉnh. Tuy vậy, để có một nền kinh tế mạnh đỏi hỏi tỉnh phải có những biện pháp huy động nhiều hơn nữa mọi nguồn và cân đối một cách hợp lí.
2.Theo cơ cấu ngành kinh tế
Để phân tích đánh giá vốn đầu tư Hà Tây theo cơ cấu kinh tế, do không có điều kiện xem xét tổng các nguồn vốn ,ta có thể lấy vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh và từ nguồn thuế nông nghiệp để xem xét đánh giá. Do Hà Tây là một tỉnh nông nghiệp và ngành nông nghiệp đóng góp một tỉ trọng cao trong ngân sách tỉnh cho nên vốn đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh cũng chiểm tỉ trọng cao.
Bảng 2.Bảng cơ cấu đầu tư từ ngân sách theo ngành kinh tế . Giai đoạn 1996- 2000 Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 1. Nông nghiệp Tỷ trọng Tỉ đồng % 13.406 21.4 20.42 25.6 17.552 20.5 28.9 27.1 29.03 32.84 2. Công nghiệp Tỷ trọng Tỉ đồng % 17.68 28.2 17.32 21.7 20.74 24.2 16 15 18 20.28 3.Thương mại- du lịch Tỷ trọng Tỉ đồng % 2 3.2 6 7.5 1 1.17 3 2.8 2 2.25 Tổng vốn ngân sách Tỷ trọng Tỉđồng % 62.57 100 79.76 100 85.6 100 106.3 100 88.4 100
( Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn