Motif chiến công, kỳ tích cứu người đẹp.

Một phần của tài liệu 249030 (Trang 29 - 45)

Cuộc chiến đánh cướp cứu người đẹp đi vào giai đoạn cao trào và kết thúc khi người dũng sĩ tài ba nhất xuất hiện. Thử thách lớn đòi hỏi sự xuất hiện của người anh hùng có tầm vóc lớn, đó là con người vừa hiện thực vừa mang sức mạnh siêu nhiên, thần thánh. Trước hàng trăm hàng nghìn kẻ tiền chiến thất trận và toàn thể cộng đồng, dũng sĩ tiến hành cuộc giao tranh với quái vật. Với sức mạnh áp đảo và tài năng khiên đao siêu hạng của người anh hùng thần thoại, con người này khi đạp vỡ một ngọn núi đá đồ sộ khuất phục hổ dữ cứu người đẹp, khi đập tan tảng đá nơi trú ngụ của cua thần giải thoát nạn nhân, khi chém đứt đầu con Kbư cứng như sắt, khi chiến đấu với rắn thần trên không

trung, khi tả xung hữu đột đánh tan đội quân ma dày đặc giải cứu hoàn toàn người con gái v.v... Các mon Giông đạp núi (TLCXB), Giông thử thách

(TLCXB), Cua kẹp tay Bia Lúi (TLCXB), Chàng Kram Ngai (TLCXB), Dyông

Wiwin v.v... là chuỗi chiến công huyền thoại ấy của anh hùng Giông trong sử

thi Bahnar. Cuộc giao tranh với quái vật luôn là sự kiện lớn trong các sử thi, được chú ý miêu tả một cách kỹ lưỡng, say sưa. Giữa khung cảnh rộng lớn với sự có mặt của toàn thể cộng đồng, cuộc chiến đánh cướp cứu người đẹp của người anh hùng diễn ra thật quyết liệt, hào hứng trong sự chiêm ngưỡng, kỳ vọng lớn lao. Đây là cuộc giao tranh quyết định số phận của "quái vật", một kẻ mạnh nhưng kết cục luôn thất bại và là cuộc giao tranh khẳng định sự tất thắng của người dũng sĩ hàng đầu trong đội ngũ các dũng sĩ. Như bất kỳ cuộc giao tranh "kỳ phùng địch thủ" nào khác mà ta thường bắt gặp trong sử thi, cuộc

giao chiến giữa anh hùng Giông với rắn thần Prao ( mon Giông thử thách -

TLCXB ) được "tái hiện" với tất cả sự rõ ràng, sống động: "Chàng mải miết

giao tranh với rắn thần từ trời cao, đâm chém thật mau lẹ, vô cùng khéo léo. Chàng múa khiên thành lửa khiến rắn không thể nào cắn nổi, thân mình chàng quay tít, không còn thấy đâu là đầu tóc chân tay. Rắn táp vào tấm khiên của chàng, lửa lập tức bùng cháy lan sang cả miệng rắn", "rắn thần há to miệng thở, Giông nhảy phắt ngay vào bụng nó, đi lại tìm kiếm, trông thấy trái tim rắn, chàng liền vung đao chặt đứt. Ngay khi trái tim bị chặt lìa rắn đổ vật từ trời cao xuống quằn quại vùng vẫy dữ dội khắp trên mặt đất". Người anh hùng của buôn làng Tây Nguyên, chàng Giông "con Xét và Bia Xin, cháu Bok Kơiđơi" đã tiến hành cuộc chiến với rắn thần không hoàn toàn như là một vị tù trưởng, một thủ lĩnh quân sự nữa mà như một người anh hùng thần thoại.

Chiến công tiêu diệt "quái vật" cứu người đẹp là huyền thoại, nhưng cuộc chiến để lập nên chiến công ấy của người anh hùng như chưa bao giờ đơn thuần là sản phẩm của trí tưởng tượng. Cuộc chiến ấy được sử thi hóa sâu sắc

trong một tầm vóc thật lớn lao. Song với sức mạnh, tài năng và hành động của một người anh hùng thần thoại, cuộc giao tranh giữa người và con vật khổng lồ, bí hiểm có sức mạnh khủng khiếp như thế mách bảo chúng ta rằng, sử thi anh hùng Tây Nguyên vẫn còn nhiều mối quan hệ với những ký ức tâm linh và nhận thức thời xa xưa của con người Tây Nguyên.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tính nửa thực nửa hư của nó vẫn gợi nhớ đến dấu vết về một cội nguồn sâu xa, lâu đời hơn. Dường như đã có một mối liên hệ bền chặt giữa cuộc chiến này với một tín ngưỡng xa xưa trong tiềm thức những cư dân nông nghiệp. Ta biết, vào thời công xã thị tộc, trình độ canh tác nông nghiệp còn lạc hậu, tư duy con người còn ấu trĩ là nền tảng nảy sinh tư tưởng thần phục tuyệt đối thần chủ nước (rắn, rồng, thuồng luồng...). Điều này được phản ánh rõ ở tục hiến sinh với những lễ vật cống nạp quí giá là người sống (thường là gái trinh), một hình thức thực hành tín ngưỡng hết sức thiêng liêng.

Dấu vết ấy vẫn còn in hằn trong cả văn học viết người Việt ở Truyện đền

thiêng ở cửa bể của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm [21,11-31]. Nhưng nhân loại ngày

càng vượt ra khỏi tình trạng mông muội, bị động trước thiên nhiên thần bí, những nghi lễ hiến sinh như là hành động thể hiện sự hiểu biết cao siêu thuở xưa trở nên man rợ, lỗi thời. Ở thời kỳ muộn hơn, con người bắt đầu xét lại những hành vi trong quá khứ ấy của mình, khao khát khắc phục. Thế là xuất hiện trong thần thoại những vị thần ra tay cứu giúp con người chống lại rắn thần. Sử thi, truyện cổ tích nối tiếp truyền thống thần thoại đã xây dựng hình tượng những dũng sĩ diệt rắn thần cứu người đẹp. Nói cách khác, với chủ đề ca ngợi cuộc chiến bảo vệ cộng đồng, sử thi đã nuôi dưỡng trong nó một nội lực mạnh mẽ đủ để thu hút và khuếch trương lên tầm mức mới chủ đề đánh rắn từng phôi thai trong thần thoại. Cuốn vào vòng xoáy của sử thi, motif đánh rắn trở thành hạt nhân những câu chuyện hào hùng về sức mạnh, tài năng của người anh hùng, dũng sĩ trong hành trình "diệt ác trừ bạo". Trong cuộc chiến

này, nhân loại vùng lên quật khởi, phản kháng và chiến đấu chống lại với ngay chính những thấp kém của mình trong quá khứ. Người anh hùng của họ thật gần gũi với đời thường nhưng cũng thật vĩ đại, phi thường như những vị thần, đặc biệt là trong giao tranh với các "quái vật".

Ở sử thi, hành động cướp người đẹp của "quái vật" thật ngang nhiên và đầy thách thức. Công cuộc đánh cướp cứu người đẹp đặt ra trước mắt toàn thể cộng đồng mà không hề phải là chuyện riêng tư của một cá nhân nào. Người dũng sĩ bước vào cuộc chiến đấu với "quái vật" trong tư thế là người đại diện xuất sắc nhất cho toàn thể cộng đồng. Chàng xuất hiện trong sự chiêm ngưỡng, trông đợi và cổ vũ của tất cả những con người đang đòi hỏi giành thắng lợi. Rõ ràng là cuộc giao tranh quyết liệt của dũng sĩ với rắn thần diễn ra trước mắt toàn thể cộng đồng, được cộng đồng chứng kiến và ủng hộ. Nhưng ở truyện cổ tích, mọi việc dường như đã nhiều phần đổi khác. Chàng Thạch Sanh khỏe mạnh ngẫu nhiên và đơn độc đi vào cuộc chiến với chằn tinh. Kỳ tích mà chàng lập nên trong đêm tối lại còn suýt bị con người gian giảo, bất tài là Lý Thông chiếm đoạt.

Nơi ẩn nấp của "quái vật" dù vững chắc đến mấy (núi đá, hang đá, tảng đá...) người dũng sĩ vẫn phá tan, đập vỡ để giải thoát người đẹp. Nửa là "quái

vật" nửa lại là người, con cua lớn kẹp tay Bia Lúi ( mon Cua kẹp tay Bia Lúi -

TLCXB) là tráng sĩ Glaih Phang hóa thân nên anh hùng Giông tiếp tục giao

tranh với hắn sau khi đã đập tan tảng đá nơi "quái vật" này trú ngụ. Ở mon

Giông đạp núi (TLCXB), cuộc giao tranh với hổ dữ chuyển sang giai đoạn quyết

liệt khi ngọn núi đá sừng sững - hang ổ quái vật ẩn nấp bị phá hủy. Cuộc giao tranh thật sự diễn ra sau khi anh hùng Giông đã kêu gọi toàn thể các dũng sĩ tham chiến nhưng hết thảy những con người này đều thoái thác. Trước tình thế muôn người bất lực, anh hùng Giông ung dung tiến thẳng tới "quái vật". Chàng "nhảy phắt tới túm lấy đuôi con hổ to lớn đầu đàn quật mạnh vào tảng đá. Vô

cùng khiếp sợ trước đòn đánh phủ đầu, để bảo vệ mạng sống, quái vật đã phải ngoan ngoãn quy phục người dũng sĩ. Cuộc chiến đấu với quái vật của người dũng sĩ luôn kết thúc thắng lợi, thành công mỹ mãn; quái vật bị tiêu diệt hoặc cũng có khi thần phục con người, chấp nhận sự sai khiến, điều khiển của con người. Cái kết thúc ấy là quen thuộc và tất yếu vì sử thi là bóng dáng của hiện thực lịch sử, xã hội, nhưng sử thi cũng là ước mơ của người xưa.

Với các áng sử thi anh hùng Tây Nguyên, chiến công giành lại người đẹp bị kẻ xấu cướp đoạt là chiến công luôn được đề cao, ca ngợi. Khác với cuộc chiến

cứu người đẹp, cuộc chiến giành lại người đẹp ít khi là sự kiện trung tâm trong

cốt truyện các sử thi. Nó hầu như chỉ đóng vai trò là một sự kiện trong chuỗi sự

kiện tạo nên cốt truyện các tác phẩm. Trong các sử thi Êđê, Giarai như Đam

Săn, Đăm Di, Khinh Dú, M'Hiêng, Đăm Tiông... các chương khúc về cuộc chiến

đánh cướp giành lại người đẹp luôn tràn ngập trong chuỗi sự kiện tạo nên cốt

truyện. Cùng với các hoạt động như chặt cây, làm rẫy, bắt cá thì cuộc chiến đánh cướp giành lại người đẹp là sự kiện được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các sử thi khác nhau. Theo Phan Đăng Nhật thì anh hùng Đam Săn không chỉ tiến hành hai cuộc giao chiến thành công giành lại vợ mà chàng đã phải sáu lần tiến hành cuộc chiến này với sáu Mtao khác nhau. Đây chỉ như một trong những hoạt động chứng tỏ vai trò và sứ mệnh của người anh hùng trong mối quan hệ với cộng đồng.

Hiện tượng trên cũng rất quen thuộc trong sử thi Bahnar nhưng khác hơn là kho tàng sử thi dân tộc này còn bảo lưu được (dù rất ít) dạng tác phẩm mà cốt truyện chỉ xoay quanh sự kiện người đẹp bị cướp và cuộc chiến giành lại nàng. Ở trường hợp này, tiến trình cốt truyện tác phẩm có phần tương tự dạng đề tài - cốt truyện cuộc chiến đánh cướp cứu người đẹp. Hệ thống hóa những điểm chính trong nội dung cốt truyện và nhất là các chương khúc về cuộc chiến giành và bảo vệ người đẹp, ta có bảng sau:

Bảng 2:

Người đẹp Kẻ cướp người

đẹp Mục đíchcướp Địa điểm Người tham giađánh cướp - Em gái hoặc vợ dũng sĩ… - Mtao (tù trưởng) láng giềng - Dũng sĩ xứ khác… Làm vợ Làm tôi tớ… - Buôn làng người anh hùng - Người anh hùng cùng toàn thể cộng đồng

Cuộc chiến giành lại người đẹp thường được chính người anh hùng và cộng đồng của anh ta tiến hành. Ở đây, hành động cướp người đẹp được nhìn nhận như là sự xâm hại nặng nề tới cuộc sống và hạnh phúc của kẻ khác. Không còn những cuộc trưng cầu, tìm kiếm người dũng sĩ xuất sắc nhất, đảm nhận sứ mệnh giành lại người đẹp không ai khác chính là con người bị tấn công, cướp đoạt. Kẻ cướp người đẹp ở đây cũng không còn xuất hiện dưới dạng "quái vật" mà là những Mtao láng giềng, những tráng sĩ kiêu căng, tự phụ. Tơđăm Pơla

tráng sĩ "hạ nguồn" cướp nàng BiaPhu vợ Giông ( mon Tơđăm Pơla cướp vợ

Giông ) vốn là kẻ nổi danh giàu có, đẹp đẽ, lừng lẫy một vùng. Hắn cũng

chẳng hề thua kém Giông về sức mạnh, lòng dũng cảm và tài khiên đao. Giành lại vợ từ tay một kẻ tài ba, hung hãn như Tơđăm Pơla quả là vô cùng gian nan. Trong cuộc giao tranh bất phân thắng bại khiến "trời như muốn rách đất như muốn sụp " với một đối thủ ngang tài ngang sức, đã có lúc anh hùng Giông "tay giơ không nổi chân cựa không xong". Nhưng sự hỗ trợ kịp thời của những người thân cùng vợ, em gái, dân các làng liên minh đã giúp chàng chiến thắng đối thủ, giành lại được hạnh phúc với người đẹp BiaPhu.

Đối với nhân vật anh hùng Đam Săn của sử thi Êđê, giao chiến với các Mtao láng giềng giành lại người vợ bị cướp hầu như không phải là một việc gì quá to lớn, bất ngờ. Con người này thật bình tĩnh, tự tin trước mọi việc xảy ra. Nghe tin Hơ Nhị người vợ đã giúp chàng "trở nên một tù trưởng giàu có chiêng

lắm, la nhiều" bị cướp, Đam Săn vẫn thản nhiên đùa giỡn: "Ừ hắn muốn cướp thì cho hắn cướp hắn không muốn cướp thì hắn thôi. Vợ nhà giàu thì ai mà chẳng muốn cướp...". Nhưng rồi chàng lập tức thúc giục tôi tớ tập hợp lực lượng đi đánh kẻ "dũng tướng chuyên đi giày xéo đất đai các tù trưởnng nhà giàu" giành lại vợ. Với tư cách là người tù trưởng, Đam Săn dõng dạc cất tiếng kêu gọi: "Ơ Y Suh, ơ Y Sah, ơ những chàng trai có tài ăn nói, giỏi lý lẽ, biết thuyết phục bọn tù trưởng nhà giàu, các ngươi hãy lấy dây đồng đem theo nhiều sải, hãy lấy thóc lúa đem theo nhiều gùi, hãy đi gọi về đây bàn dân thiên hạ, cả người Bih rộng miệng, cả người M' nông tai dài, người người đem theo hồ lô nỏ lẫy. Hãy đi gọi về đây tất cả để cùng ta đi đánh kẻ thù, bắt tù trưởng, xéo nát đất đai của tên tù trưởng nhà giàu Mtao Grự! Các ngươi hãy đi gọi về đây từ tây xuống đông tất cả các tù trưởng người M' nông đeo răng rắn, các tù trưởng người Bih đeo nanh cọp! (nói với tôi tớ) Hỡi nghìn chim sẻ, hỡi vạn chim ngói, hỡi tất cả tôi tớ của ta, các người theo ta đi đánh thằng Mtao

Grự"[42, 171]. Trong lực lượng đông đảo, hùng hậu nổi bật lên hình ảnh người

tù trưởng uy dũng: "Đoàn người ra đi đông như bầy cà-tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Voi đực đóng bành mây, voi cái đóng bành mui, ngồi trên đầu voi là những chàng trai vạm vỡ. Một trăm người đi trước, một nghìn người cất bước theo sau , một mình Đam Săn cao lênh khênh đi giữa. Tôi

tớ kéo theo tầng tầng lớp lớp, bóng người đi rợp cả một vùng"[42, 171, 172].

Cuộc tiến đánh không chỉ để giành lại người vợ bị cướp mà còn có ý nghĩa phô trương lực lượng, tấn công trấn áp các thế lực đối địch, mở mang và phát triển cộng đồng. Cuộc giao chiến đầy kịch tính (cận cảnh của cuộc giao tranh lớn) giữa hai dũng tướng đồng thời là hai tù trưởng giàu mạnh diễn ra với sự phân biệt rõ ràng hai con người với hai tính cách, hai cấp độ của tài năng và sức mạnh. Đam Săn hơn hẳn Mtao Grự, là dũng tướng đường hoàng, cao thượng. Ngược lai địch thủ của chàng lại không giấu nổi sự hoảng sợ, lúng túng. Đam

Săn lớn tiếng đòi "lấy sàn hiên nhà" Mtao Grự "đem bổ đôi ra", "lấy cái cầu thang" nhà hắn "đem chẻ ra kéo lửa". Mtao Grự hốt hoảng trước uy lực của đối thủ, hắn lập tức dè chừng sự tấn công đột ngột của đối phương: "Ấy, khoan, diêng, khoan! Để ta xuống. Không được đâm ta khi ta đang xuống đó, nghe!". Nhưng Đam Săn, con người với khí chất thượng võ không thèm tấn công đối thủ khi hắn đang trong tình thế bất lợi, trấn an: "Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống đất! Ngươi xem đến con lợn của nhà ngươi trong chuồng, ta

cũng không thèm đâm nữa là"[42, 173]. Tuy thế, Mtao Grự, con người của thế

lực tàn phá vẫn không yên tâm. Hắn vừa đi xuống vừa tiếp tục dè chừng: "Ơ diêng, ơ diêng, không được đâm ta khi ta đang đi đó, nghe!". Đam Săn một lần nữa khẳng định sự sẵn sàng nghênh chiến với tư thế của một tráng sĩ oai hùng, đáp lại: "Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ! Ngươi xem đến con trâu của nhà ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là". Nhưng Mtao Grự cũng hoàn toàn không phải là kẻ hèn yếu. Lời lẽ hắn đầy sự đe dọa khi Đam Săn có ý châm chọc tấm khiên của hắn: "Ơ diêng, ơ diêng, khiên đao của ngươi là khiên đao gi` vậy?". Mrao Grự đáp lại: "Khiên thần đao thần, khiên đao dính đầy những oan hồn, khiên đao chỉ nhằm đùi bọn tù trưởng nhà giàu..."[42, 173]. Cuộc giao tranh diễn ra, trong phút chốc Đam Săn làm chủ chiến trận. Đối thủ của chàng yếu ớt chống đỡ những đòn đánh như bão táp. Cuộc chiến mau chóng kết thúc với thắng lợi thuộc về Đam Săn là điều dường như đã luôn được định sẵn: "Mtao Grự lảo đảo như gà gãy cánh, khập khiễng như gà gãy chân, vừa chạy vừa kêu oai oái ở bãi đông, vừa kêu oai oái ở bãi

Một phần của tài liệu 249030 (Trang 29 - 45)