Hoàn thiện cơ chế pháp lý cho hoạt động riêng cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp và tổng quan về tín dụng thương mại (Trang 58 - 61)

Chương III: Các đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách và

3.1.1.2. Hoàn thiện cơ chế pháp lý cho hoạt động riêng cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.

mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.

Ngày 5/6/2003, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty Mua bán n và tài sn tn đọng ca doanh nghip (DATC) để xử lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản không cần dùng,

chờ thanh lý, vật tư ứ đọng kém, mất phẩm chất góp phần lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà

nước. Theo Điều 7: những nội dung chủ yếu về cơ chế tài chính của Công ty mua, bán nợ, khoản 1 của quyết định này “Kinh doanh mua, bán nợ và tài sản tồn đọng theo giá thoả thuận, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp”. Như vậy mục tiêu hoạt động của DATC là có lợi nhuận chứ không hoàn toàn vì mục đính lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp có nợ tồn đọng. Nếu kinh doanh không có lãi có nghĩa là không hoàn thành nhiệm vụ bảo toàn vốn của Chính phủ, thì DATC có dám mạnh tay mua nợ tồn đọng, khó đòi từ các doanh nghiệp hay không? Điều này có thể làm giảm sự linh hoạt cơ chế hoạt động của DATC. Nên chăng xem xét lại cơ chế tài chính cho DATC, được phép bán các khoản nợ thấp hơn giá trị món nợ đã mua theo một tỷ lệ % cho phép hoặc được phép kinh doanh thua lỗ trong một giai đoạn nhất định. Có nghĩa là cho phép DATC kinh doanh không có lãi trong giai đoạn hình thành và xây dựng thị trường mua bán nợ.

Hoạt động mua bán nợ của DATC có thể gặp “trục trặc” nếu tham chiếu theo Luật phá sản mới số 21/2004/Q11 được Quốc hội thông qua ngày 15/06/2004 cũng làm hạn chế hoạt động của DATC. Theo chương IV Các biện pháp bảo toàn tài sản, điều 43 có quy định các giao dịch bị coi là vô hiệu:

™ Các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu:

o Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác;

o Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia;

o Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;

o Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ;

o Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

™ Khi các giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này bị tuyên bố vô hiệu thì những tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo quy định này nếu các doanh nghiệp có nợ quá hạn, nợ khó đòi bán cho DATC bị phá sản trong vòng 3 tháng kể từ ngày bán nợ cho DATC thì hợp đồng mua bán nợ này có thể bị vô hiệu theo điều 43 trên. DATC khó mà xác định được khách hàng của mình khi nào bị phá sản, còn doanh nghiệp muốn xử lý nợ khó đòi thì gặp khó khăn. Nếu DATC mua nợ thì không có đủ cơ sở pháp lý chuyển quyền truy đòi nợ từ khách hàng cho DATC, đó quả là một rủi ro cho DATC. Có đơn vị nào đầu tư tiền vào một tài sản mà quyền sở hữu còn mập mờ?

Bên cạnh đó, theo ý kiến của các chuyên gia khi nghiên cứu Luật phá sản mới có nhận xét Điều 31 và 43 của Luật này không nhất quán với nhau. Xin được trích Điều 31: các hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm hoặc bị hạn chế.

™ Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau đây:

o Cất giấu, tẩu tán tài sản;

o Thanh toán nợ không có bảo đảm; o Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

o Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.

™ Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện:

o Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản; o Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng;

o Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; o Vay tiền;

o Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo quy định trên thì Điều 31 cấm các chủ thể tẩu tán tài sản kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, trong khi đó Điều 43 lại quy định, các giao dịch tài sản thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng trước ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ bị vô hiệu.

"Điều này đặt ra câu hỏi: trong trường hợp nếu người mắc khoản nợ tồn đọng thực hiện các hành vi giao dịch rõ ràng cho mục đích tẩu tán tài sản trong khoảng thời gian 6-8 tháng trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu thì cơ quan chức năng sẽ áp dụng Điều 31 hay 43?".

Ngoài ra, theo quy định của Điều 36 thì người mắc nợ trả lại tài sản cho Nhà nước trước khi áp dụng thủ tục thanh lý. Bên cạnh đó, Điều 40 lại hướng dẫn, người nợ trả lại tài sản thuê hoặc mượn trước khi áp dụng thủ tục thanh lý. "Như vậy, rõ ràng các chủ nợ như DATC sẽ bị thiệt hại".

Do vậy, để hoạt động của DATC sớm đi vào thực tế và trở thành một lối thoát mới trong xử lý nợ đặc biệt nợ khó đòi của các doanh nghiệp thì cần sớm hoàn thiện cơ chế quản lý và xây dựng các hành lang pháp luật phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho DATC chủ động và an toàn hơn trong mua bán các khoản nợ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp và tổng quan về tín dụng thương mại (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)