Việt Nam được thế giới đánh giá là nước cĩ tình hình chính trị ổn định tương đối cao. Mặt khác, cuối tháng 06/2006 việc Quốc hội Việt Nam lựa chọn thế hệ lãnh đạo mới, được các báo Nhật Bản cĩ những nhận xét tích cực. Cụ thể, Báo Nihon Keizai nhận xét tân Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều là những người cải cách và cùng xuất thân từ miền Nam. Báo Yomiuri cho rằng việc lựa chọn người cĩ tư tưởng cải cách Nguyễn Minh Triết và người thuộc thế hệ lãnh đạo mới Nguyễn Tấn Dũng thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc cải thiện vị thế trong cộng đồng quốc tế thơng qua con đường phát triển kinh tế (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ, ngày 29/6/06). Trong những năm vừa qua Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, luật cũng như thơng tư, nghị định đã tạo nên một cách cơ bản hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là Luật cạnh tranh và Luật thương mại.
Việt Nam đang từng bước nới lỏng chính sách bảo hộ mậu dịch thơng qua lịch trình cắt giảm thuế quan khi gia nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), và chuẩn bị gia nhập tổ chức thương mại thế giơi (WTO). Theo lộ trình AFTA, từ ngày 01/01/2006 thì thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng điện tử chỉ cịn 0 – 5% điều này cho thấy Nguyễn Kim sẽ cĩ cơ hội để tiếp cận trực tiếp các hàng hố từ các nước ASEAN nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
Tĩm gọn, tình hình chính trị tại Việt Nam được thế giới đánh giá là khá ổn định, cũng như trong thời gian qua Việt Nam đã cĩ những cải cách về luật pháp nhằm cải thiện mơi trường đầu tư, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho Nguyễn Kim cũng như các doanh nghiệp khác yên tâm đầu tư vào hoạt động kinh doanh.