Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế tập trung, kế hoạch hóa. Năng suất lao động thấp, nguồn lực của Nhà nước bị phân tán, thất thoát, lãng phí; các doanh nghiệp đều rất yếu kém cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn các doanh nghiệp đều là các xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu Nhà nước hoạt động theo kế hoạch đề ra nên không có một động lực phát triển nào. Nhiệm vụ duy nhất mà các doanh nghiệp này thực hiện thành công là giải quyết vấn đề lao động, còn các chức năng khác thì mức độ thành công là rất hạn chế. Thời kỳ này, kinh tế tư nhân không được thừa nhận, là
phần tử cần loại bỏ, các doanh nhân hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân đều bị kỳ thị bằng những tên gọi “bọn tư thương”, “bọn tư sản”...
Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), nước ta thực hiện cải cách kinh tế, xóa bỏ cơ chế cũ, chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Lúc này, kinh tế tư nhân mới bắt đầu có điều kiện và cơ sở pháp lý để phát triển trở lại. Thời gian này, Nhà nước lần lượt ban hành Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, trong đó có kinh tế tư nhân.
Bảng 1 : Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 1986-1999
Năm Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ tăng trưởng (%)
1994 26.000 7,2 1995 28.200 8,5 1996 30.800 9,2 1997 33.940 10,2 1998 37.616 10,8 1999 43.772 16,4
Nguồn: Viện Khoa học Tài chính (2002), Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Tài chính, Hà Nội.
Trong giai đoạn này, tiêu chuẩn xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tạm thời là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Tốc độ hình thành và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày tăng nhanh qua các năm, năm sau tăng nhiều hơn năm trước, trong đó chủ yếu là sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực kinh tế tư nhân.
Hình 1: Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam giai đoạn 1986-1999 26,000 28,200 30,800 33,940 37,616 43,772 0 10000 20000 30000 40000 50000 1994 1995 1996 1997 1998 1999
Nguồn: Viện Khoa học Tài chính (2002), Tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, NXB Tài chính, Hà Nội.
Về cơ cấu lãnh thổ, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn này tập trung ở khu vực đồng bằng như: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng miền Đông Nam bộ... và rải rác ở các vùng núi cao, trung du, tây nguyên. Riêng khu vực miền Nam là nơi tập trung các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều nhất, chiếm 55% tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa của cả nước.
Hình 2: Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo lãnh thổ giai đoạn 1986-1999
Vùng núi, trung du, tây nguyên