MỘT SỐ TÌNH HÌNH CHỦ YẾU VỀ CHOVAY VỐN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NHNo & PTNT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhỏnh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 64 - 68)

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN YÊN LẠC.

1. Tình hình cho vay hộ nông dân theo thời hạn vay.

Theo quyết định 67/1999/TTG của Thủ tướng Chính phủ thì các khoản vay ngắn hạnđược quy định dưới 12 tháng, các khoản vay trung và dài hạn được nới rộng từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Nhưng qua nghiên cứu thực tế

tại ngân hàng chúng tôi thấy số hộ vay vốn ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá cao. Còn số hộ vay vốn trung và dài hạn tập trung chủ yếu từ 24-36 tháng.

Do vậy vay vốn ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao, tập trung vào nhóm hộ ngành nghề, thương mại dịch vụ, lượng vay lớn nên tỉ trọng dư nợ và doanh số vốn ngắn hạn thường gấp đôi tỉ trọng dư nợ và doanh số trung và dài hạn.

Tỉ trọng vốn vay ngắn hạn qua 3 năm vẫn có xu hướng tăng từ 60,7% năm 2003 lên 66,5% năm 2005.

Tỉ trọng vốn trung và dài hạn thấp là do 2 yếu tố sau:

- Các hộ ngành nghề sử dụng vốn trung và dài hạn để đầu tư mua máy móc phục vụ sản xuất có lượng vay lớn nhưng số lượng hộ vay không nhiều.

- Các hộ chăn nuôi quy mô lớn cần vốn trung và hạn để đầu tư xây dựng chuồng trại, đầu tư con giống ngày càng tăng và số lượng cũng khá lớn, nhưng lượng vay mà hộ vay được lại không cao.

Bên cạnh đó, mức dư nợ bình quân trung và dài hạn/ hộ cũng tăng lên 3,3 triệu đồng năm 2005 so với năm 2003. Nguyên nhân là do dư nợ trung hạn từ vốn vay qua các dự án tăng khá cao.

2. Nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ nông dân.

2.1 Nhóm các hộ thuần nông.

Nhóm các hộ thuần nông được hiểu ở đây là các hộ nông dân thuần tuý chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với hai nguồn thu nhập chính từ chăn nuôi các gia súc, gia cầm có quy mô nhỏ, giá trị thấp, không liên tục và các hoạt động trồng trọt. Nhóm hộ này là các nhóm hộ nghèo và cận nghèo với xuất phát điểm khá thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, dự trữ dành cho đầu tư khá thấp. Vốn vay của các nhóm hộ này chủ yếu được dùng để đầu tư cho vật tư, con giống phục vụ trồng trọt, chăn nuôi.

Tại các nhóm hộ này, ngô và lúa là hai cây trồng chính. Với bình quân 5 sào đất canh tác, các hộ ở đây thường cấy 3 sào vào vụ chiêm và 5 sào vào vụ mùa. Thời gian còn lại, họ dành 2 sào vào trồng ngô vào vụ xuân hè và 5

sào vào vụ đông xuân. Bên cạnh hoạt động trồng trọt, các hộ ở đây cũng phát triển chăn nuôi lợn là vật nuôi chủ yếu. Tuy nhiên do vốn không nhiều nên một năm trung bình một hộ chỉ nuôi khoảng 3 lứa lợn, mỗi lứa khoảng 4 con và thường xuất chuồng khi mỗi con đạt 65 kg thịt móc hàm.

Xuất phát từ vốn đầu tư thấp, các hộ mặc dù chỉ tập trung vào hoạt động nông nghiệp nhưng năng suất của các loại cây trồng và vật nuôi chưa cao. Việc tận dụng tối đa lao động của gia đình đã giúp các hộ nông dân tiết kiệm được các chi phí thuê ngoài trong trồng trọt như: cấy, gặt, vận chuyển, góp phần làm giảm chi phí đầu tư trên một đơn vị diện tích canh tác. Tính trung bình tổng thu nhập ròng bình quân của một hộ chỉ khoảng 5 triệu trong một năm từ tất cả các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Rõ ràng với mứ thu nhập này thì chi phí sinh hoạt cho một gia đình có 4-5 nhân khẩu là khá thấp và không có tích luỹ.

Đi sâu vào phân tích, chỉ xét riêng việc đầu tư cho trồng trọt chúng ta thấy rằng do tính đặc trưng của mùa vụ nên mức đáp ứng nhu cầu chi tiền của hộ trong từng vụ có khác nhau. Trong một năm, hộ cấy hai vụ lúa và trồng hai vụ ngô. Lúa vụ xuân bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5, vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 10. Ngô vụ đông bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, ngô vụ chiêm từ tháng 2 đến tháng 6.

Do đặc điểm như vậy nên nhu cầu về vốn để mua vật tư, phân bón, thóc giống, ngô giống vào thời điểm đầu vụ thường cao hơn các tháng khác trong năm.

việc xem xét sự dao động của các dòng tiền giúp ích khá nhiều cho sự phân phối vốn của hộ, đặc biệt là các thời điểm mà hộ cần phải có tiền mặt để đầu tư. phần lớn thu nhập của hộ rơi vào tháng 4, 8, 12 là những tháng mà hộ đem bán sản phẩm chăn nuôi. Trong khi đó, lượng tiền mặt thiếu hụt trong năm lại lên đến 9 tháng, nhất là các tháng giáp hạt như tháng 2 , 3, 5, 7 và tháng 9. vào các thời điểm này, mức chi tiêu cho hộ thường tăng lên đáng kể do cận vào dịp tết Nguyên đán nên khả năng phải vay vốn từ bên ngoài là rất cao, nếu như hộ không có các khoản thu nhập ngoài nông nghiệp.

Đây cũng chính là thời điểm mà sự hỗ trợ của ngân hàng là cân thiết nhất đối với nhóm hộ này. Các khoản vay ngắn hạn trong vòng 1 năm với mức lãi suất thấp từ nguồn vốn ưu đãi và chia ra làm hai lần sẽ giúp rất nhiều cho đời sống cũng nhu hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ.

Như vậy, giả thiết đưa ra đối với lượng vốn tối thiểu mà hộ cần sẽ nằm trong khoảng từ 5 đến 7 triệu đồng. Nếu lượng vốn bằng tiền mà hộ chủ động được khoảng 50% thì nhu cầu vay là một nửa số lượng đó. Tuy nhiên, nếu giả thiết này được chấp nhận, vấn đề nảy sinh sẽ là thời điểm cần vay vốn. Nếu thời hạn vay vốn là 1 năm thì có thể có những tháng hộ không sử dụng hết số tiền đó. Do đó, đối với nhóm hộ thuần nông, nếu như giữ nguyên quy mô hoạt động hiện tại thì món vay tối thiểu mà người dân chờ đợi khoảng 3 đến 4 triệu trong thời hạn một năm kể cả nhu cầu dự phòng. Vấn đề quan trọng là tìm cách giải quyết quan hệ giữa lượng vốn vay và nhu cầu theo từng tháng nhất là những hộ thiếu tiền mặt nhất.

2.2 Nhóm hộ chăn nuôi bò sữa.

Chăn nuôn bò sữa là ngành đem lại thu nhập khá cao đối với hộ nông nghiệp và so với ngành chăn nuôi khác. Do nuôi bò chiếm khá nhiều lao động, nhất là khâu cắt cỏ nên phần lớn các hộ ở đây thường thuê lao động vì vậy chi phí trên một sào canh tác đối vối ngô và lúa khá cao.

Chăn nuôi bò sữa là ngành có chi phí chăn nuôi khá cao. Chi phí bình quân cho một con bò đang khai thác sữa một ngày từ 30.000 đến 35.000 đồng và một tháng từ 900.000 đến 1.000.000 đồng. Vào những tháng cao điểm, khi sản lượng sữa khai thác lớn từ 25 – 28 kg/ ngày, thời gian này kéo dài 4 – 5 tháng thì chi phí cho một con bò có thể lên đến 40.000 đồng/ ngày. Và sau 4 – 5 tháng đó thì chi phí cũng giảm đi bởi lượng sữa thu được cũng ít hơn, khoảng 18 – 20 kg/ngày. Như vậy, tính trung bình một con bò sữa giống cao sản cho 20 kg sữa/ ngày tương đương với 18 triệu đồng trên một năm. Trong khi đó, chỉ tính riêng chi phí thức ăn chăn nuôi, thì tổng thu nhập từ hoạt động canh tác chỉ đáp ứng được 27% cho chi phí này.

Do sự biến động về thời điểm bò đẻ giữa các nhóm hộ khá cao nên việc xác định thời điểm chi phí cũng như thu nhập của hộ hàng tháng không đơn giản.

Có thể thấy, thu chi trong hoạt động canh tác chủ yếu biến động theo thời vụ là chính. Tuy nhiên biên cạnh đó, hàng tháng hộ vẫn phải đầu tư khoảng 10 kg đạm cho 1 sào cỏ hoặc lau, ngoại trừ tháng 7, tháng 8 là những tháng nước lên không thu hoạch cỏ được thì hộ tạm thời không phải đầu tư chăm bón. Đối với hoạt động chăn nuôi bò sữa, chi phí bỏ ra tương ứng với sản lượng sữa mà hộ khai thác nhưng nhìn chung, mức độ dao động không nhiều, chênh lệch phần lớn vào những tháng mà hộ ngừng khai thác sữa. Và trong 1 năm, hộ thường vắt sữa trong vòng 10 tháng, trừ hai tháng cuối trước khi bò mẹ chuẩn bị đẻ thì hộ ngừng vắt sữa để tập trung cho bò mẹ chuẩn bị nuôi con.

Như vậy, dựa trên dòng thu nhập của hộ có thể thấy các hộ chăn nuôi bò sữa không gặp khó khăn về vốn qua các tháng. Nhu cầu về vốn thực sự chỉ đến từ các thời điểm đầu tư khi mà hộ muốn vay tiền ngân hàng để mua con giống. trên thực tế, nhu cầu này đặc biệt quan trọng đối với các hộ bắt đầu tham gia vào hoạt động chăn nuôi bò sữa. Những hộ này, thường không có nhiều tiên mặt trong nhà, thu nhập thuần tuý dựa trên hoạt động nông nghiệp hoặc các nguồn thu ngoài nông nghiệp. Thêm vào đó, sau khi mua bê về hộ cũng phải đầu tư ít nhất khoảng 1 năm thì mới thu hoạch sữa được. Bởi vậy, cũng giống như nhóm hộ thuần nông, các hộ này cần các khoản vay ngắn hạn để hỗ trợ cho hoạt động chăn nuôi của mình.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhỏnh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w