Mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần Rồng Phương Đông (Trang 41 - 45)

3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty Cổ phần Rồng

3.2. Mặt hạn chế trong hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty

* Trong thời gian qua Công ty đã gặt hái được nhiều thành công nhưng vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục:

- Trước hết, đó là việc Công ty vẫn chưa tạo được cho mình một hình ảnh hay đúng hơn là một danh tiếng trên thị trường. Mặc dù là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng không vì thế mà không cần có một sản phẩm hoặc thấp hơn là có một nhãn hiệu của chính mình trên thị trường, thì điều này công ty vẫn chưa thể làm được. Tình thình kinh doanh còn bấp bênh phụ thuộc nhiều quá vào thị trường và khách hàng .

- Công ty vẫn còn đang rất thiếu thị trường, mặc dù đẵ có sự mở rộng nhưng không đáng kể so với thời kỳ hội nhập đang diễn ra. Công tác mở rộng thị trường thường bị đối thủ chèn ép hoặc lụn bại do không cạnh tranh nổi .

- Mặc dù công nghệ chế biến hàng nông sản của Công ty cũng đã được quan tâm và có những cải tiến nhất định nhưng sản phẩm của công ty chủ yếu ở dạng thô hoặc qua sơ chế, chất lượng còn thấp nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao, chưa thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính như đối với thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản,…

- Công tác thu mua tạo nguồn hàng còn nhiều bất cập: nhiều trường hợp doanh nghiệp bị ép giá từ các nhà cung ứng địa phương, hệ thống vận chuyển kho bãi còn lạc hậu, nghèo nàn, chưa tạo được mạng lưới thu mua rộng khắp. Trong năm vừa qua một số nhà cung ứng địa phương đã đẩy giá các sản phẩm phẩm lên, buộc doanh nghiệp phải có những điều chỉnh trong việc thu mua dẫn tới việc doanh nghiệp không thực hiện được một số hợp đồng đã ký với khách ngoại gây ảnh hưởng không tốt tới uy tín của doanh nghiệp.

- Cơ cấu mặt hàng chưa phong phú, tỷ trọng mặt hàng chè vẫn chiếm khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Chính vì vậy mức độ rủi ro là cao khi thị trường chè có nhiều biến động.

- Công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm mới bắt đầu được thực hiện tuy đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao. Việc xúc tiến chủ yếu thông qua các chương trình xúc tiến của Bộ thương mại, các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường nước ngoài do doanh nghiệp tự triển khai còn ít nên hiệu quả chưa cao, bên cạnh đó nguồn kinh phí cho xúc tiến thương mại vẫn còn nhỏ cũng có ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp.

* Nguyên nhân của những mặt hạn chế: - Nguyên nhân chủ quan:

+ Trước hết phải kể đến nguồn vốn. Nguồn vốn của Công ty khan hiếm, vốn tự có còn ít trong khi doanh nghiệp lại cần một nguồn vốn lớn. Do vậy vốn của công ty chủ yếu là đi vay, từ đó công ty không chủ động được trong kinh doanh. Nguồn vốn đầu tư cho kinh doanh có thể nói là đang trong tình trạng thiếu trầm trọng .

+ Thị trường đầu vào lẫn đầu ra còn thiếu, thiếu thị trường triển vọng, chưa có thị trường chủ lực, tuy vậy hiện nay công ty vẫn chưa có phòng khai thác thị trường, chưa có phòng Marketing. Công tác thu thập, xử lý, dự đoán, dự báo thông tin của Công ty còn kém, do vậy thường đưa ra nhận định sai, dự đoán giá cả và xu hướng nhu cầu thị trường sai lệch .

+ Công nghệ chế biến sản phẩm xuất khẩu của Công ty còn lạc hậu chưa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính. Mặt khác kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản, dự trữ, bốc xếp hàng nông sản còn nhiều yếu kém dẫn đến chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu không cao, giá thành sản phẩm và chí phí gián tiếp tăng nhanh.

+ Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản của công ty mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của tự do hóa thưong mại, đặc biệt là khâu Marketing, dự báo thị trường.

- Nguyên nhân khách quan

+ Giai đoạn này thị trường thế giới có nhiều biến động do các cuộc khủng hoảng về chính trị ở Trung Đông, biến động về dầu lửa,..ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và sức mua đối với hàng xuất nhập khẩu.

+ Mức độ cạnh tranh của hàng hoá trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng khốc liệt, nguồn cung của các mặt hàng nông sản ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại từ nhiều nước trên thế giới .Đặc biệt là hai mặt hàng : chè và hạt tiêu là hai trong ba mặt hàng mà công ty xuất khẩu nhiều nhất. Sức cạnh tranh về giá cũng như chất lượng của các nước lại rất cao. Ở Việt nam mặc dù có sự hỗ trợ của Chính Phủ đối với các mặt hàng chè và hạt tiêu, nhưng giá mua vào từ trong nước lại rất cao. Đồng tiền Việt Nam ngày một mất giá so với đồng ngoại tệ khác nên giá trị xuất khẩu không cao.

+ Mặc dù Việt nam đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhưng khối lượng hàng hóa còn nhỏ bé, chất lượng chưa đồng đều và ổn định.

+ Phần lớn các loại giống cây con nông dân sử dụng có năng xuất, chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

+ Bộ máy quản lý hành chính nhà nước vẫn còn quan liêu, chưa thông thoáng đã khó khăn cho một số nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước và làm tăng giá thành sản phẩm xuất khẩu. Do vậy lợi thế tiềm năng không phát huy được hết.

Trong năm 2007 vừa qua trên cơ sở những bản đánh giá, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của cả thời kỳ trước, tình hình hoạt động kinh doanh của năm 2007, Công ty đã đưa ra phương hướng phát triển trong những năm tới (2007-2009).

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần Rồng Phương Đông (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w