Cần chuyên môn hoá cán bộ tín dụng trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Trang 56 - 58)

Điều đáng nói trớc tiên là công tác đào tạo cán bộ, tổ chức bộ máy kinh doanh cho phù hợp với khả năng, trình độ của cán bộ.

Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các khách hàng có đầu t lớn, đòi hỏi cán bộ tín dụng trớc tiên cần phải phân tích đánh giá khách hàng về mặt khả năng tài chính của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp về luân chuyển vốn, từ đó cần thẩm định dự án, tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo tính sát thực của thông tin để tính toán đề phòng rủi ro.

Để làm đợc việc đó, đòi hỏi cần phải chuyên môn hoá cán bộ tín dụng. Bởi một cán bộ tín dụng dù tài giỏi đến đâu cũng không thể có hiểu biết sâu sắc về mọi lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế. Sự gia tăng các khoản nợ quá hạn của Sở trong những năm qua, tất nhiên là có nhiều nguyên nhân, nhng phải khẳng định rằng nguyên nhân cơ bản là khả năng dự đoán thị trờng và trình độ xử lý thông tin tín dụng của cán bộ tín dụng còn yếu. Do đó chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng là cần thiết.

Khi chuyên môn hoá, Sở cần chia khách hàng theo từng nhóm có đặc điểm riêng. Trên cơ sở đó, căn cứ vào năng lực sở trờng của từng cán bộ tín dụng (hay nhóm cán bộ tín dụng) cụ thể để phân công mỗi ngời thực hiện cho vay một loại khách hàng nhất định.

Đối với các khách hàng truyền thống, những khách hàng có uy tín và tình hình tài chính ổn định có thể phân theo ngành nghề kinh doanh. Đối với những khách hàng vay vốn lần đầu hoặc không thờng xuyên vay vốn tại Sở, có độ tin cậy cha cao, cần coi trọng các điều kiện vật chất đảm bảo.

Để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp, phân công nhân viên cũng cần đặc biệt hạn chế.

Tóm lại việc chuyên môn hoá đối với từng cán bộ tín dụng vẫn đảm bảo đ- ợc khả năng đa dạng hoá đầu t của Sở để tránh rủi ro khắc phục đợc mâu thuẫn giữa chuyên môn hoá và đa dạng hoá, làm tăng chất lợng tín dụng đồng thời giảm chi phí trong công tác điều tra tìm hiểu khách hàng, thậm chí phân tích tín dụng, giám sát khách hàng trong quá trình sử dụng tiền vay.

3.2.2. Đa dạng hoá hoạt động đầu t, tín dụng

Đây là biện pháp mang tính chất chủ động cao nhằm phân tán RRTD. Thực chất của đa dạng hoá đầu t là đầu t vào nhiều loại tài sản có mức độ lợi tức khác nhau, tức là phân tán mức độ rủi ro trên tài sản có thể gặp phải. Qua đó ngân hàng không tập trung quá nhiều vốn vào một dự án nào đó. Việc giảm mức độ rủi ro có thể gặp phải cho từng dự án cũng chính là việc giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng.

Đa dạng hoá hoạt động tín dụng đầu t cũng chính là thực hiện nguyên tắc “không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Thời gian qua, cơ cầu vốn vay của Sở còn không đều, phần lớn tập trung vào một số khách hàng truyền thống sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công thơng nghiệp nh tổng công ty Bu chính viễn

thông, công ty Dợc phẩm TW 1, công ty thực phẩm Hà Nội. Do hoạt động tín dụng của Sở tập trung trong lĩnh vực truyền thống và chủ yếu là các DNQD nên cho tới nay Sở cha có đợc khách hàng truyền thống là các DN NQD.

Mặc dù năm 2003, với chính sách khách hàng hợp lý, Sở đã thu hút đợc nhiều khách mới là các doanh nghiệp lớn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và các khách hàng t nhân, mở rộng đối tợng khách hàng. Thực hiện cho vay sinh viên, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ CNV. Tuy nhiên, số lợng doanh nghiệp còn thấp. Vậy nên trong những năm tới, Sở cần chú trọng hơn để nâng cao chất lợng cũng nh khối lợng tín dụng. Trong thời gian tới phù hợp với định hớng phát triển kinh tế thủ đô, Sở có thể mở rộng cho vay các dự án lớn có vốn đầu t nớc ngoài với trình độ kỹ thuật hiện đại nh liên doanh sản xuất lắp ráp xe máy, đầu t cho vay xây dựng bệnh viện, trờng học t nhân, đây là khu vực có nhu cầu lớn trong tơng lai. Đa dạng hoá đối tợng khách hàng nhng vẫn duy trì cho vay có trọng điểm đối với các DNNN, các tổng công ty sẽ giúp cho Sở hạn chế rủi ro trong cho vay đối với khu vực quốc doanh cũng nh khai thác đợc tiềm năng vốn có của khu vực kinh tế khác.

Bên cạnh các phơng thức cho vay nh: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, Sở cần phát triển các phơng thức khác nh cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, chiết khấu các giấy tờ có giá. Ngoài ra, Sở cần phát triển hình thức dịch vụ trọn gói từ mở tài khoản, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán... việc cung cấp loại hình dịch vụ này sẽ giúp đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, tăng cờng mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng và giúp cho ngân hàng có một lợng thông tin đầy đủ hơn về khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w