II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU TỚI KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
TẾ CỦA VIỆT NAM
TẾ CỦA VIỆT NAM 1. Trách nhiệm chống buôn là của toàn xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam phải là người đi đầu.
Để tạo nên sức mạnh tổng lực, to lớn, mạnh mẽ, rộng khắp, điều trước tiên là trách nhiệm chống buôn lậu cần được quán triệt trong Đảng từ Trung ương tới cơ sở. Vì Đảng Cộng sản Việt Nam là người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, nên trước một vấn đề lớn của Tổ quốc, hơn ai hết, mỗi tổ chức Đảng, mỗi Đảng viên, phải nhận thức rõ và thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu. Nếu trên địa bàn còn nhiều hiện tượng buôn lậu, thì trách nhiệm trước tiên thuộc về chi bộ Đảng phụ trách. Đảng viên biến chất, đi buôn lậu hay tiếp tay cho buôn lậu cần được xử lý kịp thời, công khai... Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ rõ: Buôn lậu là giặc “nội xâm” và do đó chống buôn lậu phải là cuộc cách mạng lớn của toàn Đảng. toàn dân, của tất cả các ngành, các cấp - một cuộc chiến tranh tổng lực thời bình.
Phải nói là đối tượng buôn lậu hiện nay rất đa dạng, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần xã hội, với những quy mô khác nhau. Chỉ xét ở khía cạnh bảo vệ luật pháp thì chống buôn lậu có nghĩa là không loại trừ bất kỳ một đối tượng nào. Song, thường những trường hợp có quy mô lớn, mức độ nghiêm trọng và làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân là hoạt động buôn lậu hoặc tiếp tay của một số cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Hiểu rõ những kẽ hở của hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện, có thế lực và tài lực, họ dùng tiền của Nhà nước để buôn lậu, trục lợi riêng, gây nên những hậu quả lớn về nhiều mặt. Với phương châm chống