Một số kiến nghị tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu k1139 (Trang 50 - 57)

Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển đổi cho đến nay đã có những bước thăng trầm, Nhà nước ta đã có được những chính sách góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nhưng bên cạnh đó còn có những chính sách khônng có hiệu quả, kế hoạch thực hiện không khả thi, gây ra sự khó khăn trong việc thực hiện và những bất cập trong nền kinh tế.

Nói chung hoạt động kinh tế trong mọi lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ đều chưa có được sự quy củ, trật tự, nề nếp. Các chính sách của Nhà nước hầu như chỉ là khắc phục, cải tiến những gì không còn phù hợp hay hết tác dụng mà chưa có nhiều chính sách làm chủ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vì những lý do trên, em xin đề xuất một vài ý kiến về những vấn đề cần phải giải quyết trong nền kinh tế hiện nay:

* Nhà nước cần phải có những chính sách khắc phục tình trạng trốn thuế, gian lận thuế hoặc những chính sách hiện tại đang là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp. Chính sách thuế phải đồng nhất, công bằng cho các loại hình doanh nghiệp trong cùng một nghành và cho các thành phần kinh tế khác nhau. Hiện nay các loại hình thuế đang được áp dụng, chẳng hạn như thuế VAT vẫn còn nhiều thắc mắc trong quá trình triển khai.

* Nhà nước cũng cần phải có những chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Chính những chính sách này cũng bảo vệ cho những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Sự bảo vệ này giúp cho nền kinh tế công bằng hơn, hiệu quả hơn vì không bị hàng hoá, sản phẩm dịch vụ chất lượng kém lấn át, ảnh hưởng đến uy tín của người làm ăn chân chính.

* Cuối cùng, Nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý đối với nền kinh tế - xã hội vì khả năng kìm chế lạm phát còn yếu, chưa vững chắc. Cần cải tiến công tác điều hành của Nhà nước theo hướng đảm bảo sự nhất quán trong các quyết định, phối hợp đồng bộ giữa các cấp quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. Đổi mới hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô trọng yếu, tiếp tục đổi mới bổ sung và đồng bộ hoá hệ thống luật kinh tế của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Các quyết định về kênh phân phối thuộc trong số những quyết định phức tạp nhất mà Công ty phải thông qua. Mỗi hệ thống kênh tạo ra một mức tiêu thụ và chi phí khác nhau. Khi đã lựa chọn một kênh phân phối thì Công ty sẽ phải duy trì nó trong một thời gian khá lâu. Kênh được chọn sẽ chịu ảnh hưởng lớn của các chính sách khác nhau trong Marketing - Mix.

Qua những phân tích, đánh giá thực trạng kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm ở Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực và Thực phẩm Hà Nội và một số đề xuất hoàn thiện hệ thống phân phối này ở Công ty, ta thấy rằng một công ty muốn hoạt động hiệu quả phải tổ chức hoàn thiện kênh phân phối cho phù hợp với điều kiện của Công ty và xu hướng chung của thị trường.

Muốn đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tạo được hệ thống kênh phân phối hợp lý, Công ty phải thường xuyên nghiên cứu môi trường kinh doanh của mình để đưa ra các giải pháp xử lý linh hoạt đối với những biến động của môi trường nhằm loại bỏ nguy cơ và tận dụng cơ hội có thể đến với Công ty. Song song với việc nghiên cứu tác động của môi trường bên ngoài, Công ty phải có định kỳ đánh giá yêú tố nội bộ trong hệ thống kênh của mình để hoàn thiện các kênh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Marketing Thương Mại - PGS, PTS Nguyễn Bách Khoa - ĐHTM. 2. Quản trị kênh Marketing - Trương Đình Chiến và PGS, PTS Nguyễn Văn Thường – Đại Học Kinh Tế TPHCM.

3. Marketing căn bản - Philip Kotler. 4. Quản trị Marketing - Philip Kotler. 5. Quản trị Marketing dịch vụ.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU... 2

Chương I Phân tích và đánh giá thực trạng kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội... 4

I. Khái quát quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội...4

1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội ...4

2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội...4

2.1. Chức năng...4

2.2. Nhiệm vụ...5

2.3. Quyền hạn chủ yếu của Công ty...6

2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty...6

3. Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội...17

II. Phân tích và đánh giá thực trạng kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực và Thực phẩm Hà Nội...22

1. Sơ đồ tổng quát hệ thống kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội ...22

2.1. Dòng vận động sản phẩm hàng hóa của Công ty...23

2.2. Dòng thông tin trong kênh...23

2.3. Dòng vận động thanh toán...23

2.4. Dòng vận động xúc tiến quảng cáo...24

3. Thực trạng các kênh phân phối Lương thực - Thực phẩm của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội...24

3.1. Nghiên cứu phân định mục tiêu và ràng buộc kênh...24

3.1.1. Thị trường mục tiêu của Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội...26

3.1.2. Uy tín của Công ty Cổ Phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội...26

3.2. Phân tích động thái hệ kênh tổng thể...27

3.2.1 Tăng trưởng hệ tiếp thị dọc (VMS)...27

3.2.2 Tăng trưởng hệ tiếp thị hàng ngang...29

3.2.3 Sự phát triển của hệ thống tiếp thị đa kênh...29

3.3. Hoạch định lựa chọn các phương án thế vị kênh...31

3.3.1. Các kiểu nguồn hàng, bạn hàng trung gian và mạng lưới kinh doanh của Công ty...31

3.3.2. Các điều kiện của thành viên kênh...32

3.3.3. Đánh giá và lựa chọn kênh phân phối...34

3.4. Thực trạng hoạt động marketing...35

III. Đánh giá chung...38

1. Ưu điểm...38

2. Khó khăn và hạn chế...39

3. Nguyên nhân của những hạn chế...39

Chương II Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội...41

I. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập

khẩu Lương thực và Thực phẩm Hà Nội...41

1. Dự báo xu thế phát triển thị trường phân phối Lương thực - Thực phẩm trong thời gian tới ...41

2. Mục tiêu và phương hướng chiến lược của Công ty trong thời gian tới ...41

2.1. Mục tiêu...41

2.2. Phương hướng nhằm đạt được mục tiêu đề ra của Công ty...42

II. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực - Thực phẩm Hà Nội...42

1. Hoàn thiện quy trình nghiên cứu thị trường...42

2. Hoàn thiện kênh phân phối của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lương thực – Thực phẩm Hà Nội...44

2.1. Lựa chọn các kiểu trung gian phân phối...44

2.1.1. Lực lượng bán hàng của nhà sản xuất...44

2.1.2. Đại lý ngoài ngành...44

2.1.3. Các nhà phân phối trong ngành...44

2.2. Số lượng trung gian...44

2.2.1. Phân phối rộng rãi...45

2.2.2. Phân phối độc quyền...45

2.2.3. Phân phối có chọn lọc...45

2.3. Điều khoản và trách nhiệm của thành viên kênh phân phối...46

2.3.1. Điều kiện khi lựa chọn thành viên kênh phân phối...46

2.3.2. Trách nhiệm của nhà cung ứng đối với thành viên kênh...48

III. Một số kiến nghị tầm vĩ mô...50

KẾT LUẬN... 52

Một phần của tài liệu k1139 (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w