HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI – NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ

Một phần của tài liệu 43406_1_ (Trang 62 - 64)

QUYẾT TRIỆT ĐỂ

1. Do việc tiếp cận thực tế tại Nhà xuất bản Giáo dục – một đơn vị đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con mà tất cả các đơn vị thành viên đều thuộc phạm vi trong nước – nên những giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện việc soạn thảo báo cáo tài chính hợp nhất vẫn chưa đạt đến sự đầy đủ cần thiết. Nếu có điều kiện và thời gian tiếp cận thực tế ở các tập đoàn lớn, có các đơn vị ở trong và ngoài nước thì những giải pháp đưa ra sẽ phong phú và hoàn thiện hơn. Liên quan tới vấn đề này cần nghiên cứu thêm một số vấn đề như chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài, về chênh lệch tỷ giá hối đoái………… Như vậy, trong trường hợp này, việc hợp nhất báo cáo tài chính sẽ được tiến hành như thế nào, có đặc điểm gì khó khăn và khác biệt so với phương pháp hợp nhất đối với tập đoàn trong nước hay không. Đó là vấn đề mà phạm vi đề tài chưa giải quyết được.

2. Đề tài chưa đưa ra phương pháp xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất dựa trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ độc lập của các đơn vị thành viên một cách hợp lý nhất, nhanh nhất, đảm bảo tính chính xác, cân đối với Bảng cân đối kế toán hợp nhất. Có thể xây dựng mẫu biểu như một báo cáo lưu chuyển tiền tệ loại trừ, nhằm loại trừ luồng tiền di chuyển từ các giao dịch giữa các đơn vị thành viên trong tập đoàn. Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất sẽ là sự kết hợp của các báo cáo lưu chuyển tiền tệ độc lập của các đơn vị thành viên và báo cáo lưu chuyển tiền tệ loại trừ này.

3. Đề tài chưa đưa ra những giải pháp trong việc kiểm soát ở tầm vĩ mô đối với các hoạt động, quá trình xử lý nghiệp vụ cũng như các phương pháp hạch toán kế toán ở công ty mẹ đối với công ty con.

KẾT LUẬN

Cho đến thời điểm này, khi chuẩn mực 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất

và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con – cùng thông tư hướng dẫn đều

đã được ban hành, nhưng khái niệm và phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất vẫn là một vấn đề mới đối với các tập đoàn tại Việt nam. Thực tế cho thấy, quá trình soạn thảo báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình công ty mẹ – công ty con tại NXB Giáo dục tuy đã cố gắng bám sát các chế độ kế toán Việt nam và thông lệ kế toán quốc tế nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập và khó khăn cần phải giải quyết.

Có thể nói, với mô hình còn quá mới mẻ này, những khó khăn của NXB Giáo dục cũng là những khó khăn chung đối với các tập đoàn công ty mẹ – công ty con khi lập báo cáo tài chính hợp nhất. Chính vì vậy, với ví dụ điển hình là NXB Giáo dục, người viết rút ra những giải pháp, đề xuất nhằm đặt ra và giải quyết những khó khăn đó. Hy vọng, những ý kiến đã nêu ra sẽ hữu ích trong việc hoàn thiện phương pháp lập báo cáo tài chính hợp nhất theo mô hình công ty mẹ – công ty con đang được áp dụng phổ biến hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Bùi Văn Dương, “Để báo cáo tài chính hợp nhất đi vào đời sống”,

Tạp chí phát triển kinh tế, (11/2004).

2. ThS. Nguyễn Thiềng Đức (2004), “Cơ chế hạch toán trong Tổng Công ty theo mô hình Mẹ – Con”, Viện kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

3. TS. Lê Văn Liên, ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân (2005), “Cần nghiên cứu hoàn chỉnh hướng dẫn kế toán chuẩn mực số 25”, Tài chính doanh

nghiệp, (8/2005), tr 22-23.

4. NXB Giáo dục (2004), Hệ thống tài khoản kế toán, NXB Giáo dục, Hà nội.

5. TS. Võ Văn Nhị (2004), 16 chuẩn mực kế toán và kế toán tài chính cho

doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội.

6. Ngô Hà Trung (2005), “Một số vấn đề cần lưu ý đối với các khoản đầu tư”, Tạp chí Kế toán, (8/2005), tr 34.

7. Quyết định số 12/2005/QĐ – BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt nam (đợt 4).

Một phần của tài liệu 43406_1_ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)