Khái lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi từ năm 1987 đến nay

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

5. Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Khái lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi từ năm 1987 đến nay

Từ khi Luật đầu tư nước ngồi được ban hành năm 1987 đã khơi dậy khả năng đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào sản xuất kinh doanh, tạo mơi trường pháp lý để thu hút vốn FDI gĩp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của đất nước nĩi chung và của tỉnh Bình Dương nĩi riêng.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương cĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế và số vốn đầu tư nước ngồi khá cao. Nhìn chung, trong giai đoạn 1987-2004, nhịp độ thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng nhanh, cĩ thể tạm chia làm 4 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn từ 1987-1992 là giai đoạn khởi động của hoạt động đầu tư nước ngồi. Lúc này các nhà đầu tư chỉ biết đến Việt Nam nĩi chung và tỉnh Bình Dương nĩi riêng như một miền đất mới, vừa xa lạ, vừa hấp dẫn nên rất thận trọng, khơng dám mạo hiểm, chỉ thử để thăm dị cơ hội. Vì thế, số dự án và vốn đầu tư trong thời gian này khơng nhiều.

- Giai đoạn 1993-1996 là giai đoạn tăng trưởng nhanh về số lượng lẫn chất lượng của hoạt động FDI tại Bình Dương. Chỉ tính riêng số vốn đầu tư và số dự án trong năm 1993 đã gần bằng cả bốn năm trước cộng lại. Quy mơ dự án cũng tăng khá nhanh, đặc biệt năm 1994 quy mơ dự án lên đến 18,96 triệu USD/dự án. Đây là giai đoạn quy mơ của dự án cao nhất từ trước đến nay tại Bình Dương nĩi riêng và Việt Nam nĩi chung.

- Giai đoạn 1997-1999 hoạt động FDI cĩ xu hướng chựng lại, chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đơng Nam Á.

- Giai đoạn 2000-2004 giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về số dự án FDI tại Bình Dương vì số lượng dự án đầu tư hàng năm đã vượt qua số 100 và tổng vốn đầu tư cũng tăng.

Xem Phụ lục 3 (Bảng 2.1 : Tình hình thu hút FDI tại Bình Dương 1989-2004)

Tốc độ FDI vào Bình Dương trong những năm 1989-2004 tăng nhanh. Bình quân trong 16 năm 1989-2004 số dự án đã tăng 52,8% trên năm và vốn đầu tư tăng hơn 103% trên năm. Trong hai năm 1997, 1998 tốc độ đầu tư giảm sút rõ rệt biểu hiện qua việc giảm số vốn đầu tư chỉ cịn một nửa do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ của khu vực và cũng do xuất hiện một số vướng mắc trong các thủ tục đầu tư chưa được khai thơng, tạo ra tâm lý e dè, nghi ngại của một số nhà đầu tư. Trong giai đoạn 2001-2004, tốc độ đầu tư FDI tăng nhẹ và cĩ dấu hiệu suy giảm. Nguyên nhân khách quan chủ yếu là do một số nền kinh tế cĩ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp FDI tăng trưởng chậm như Anh, Đức, Nhật Bản và kinh tế Hoa Kỳ trong 6 tháng đầu năm 2003. Luồng vốn FDI trên thế giới và khu vực cũng đã chịu tác động trực tiếp của chiến tranh Irắc, hoạt động khủng bố và dịch SARS.

Quy mơ dự án được cấp phép ở Bình Dương tương đối thấp, thường là quy mơ nhỏ, tập trung vào các ngành cơng nghiệp chế biến, nơng lâm sản, may mặc và hĩa chất… Nếu như những năm đầu mở cửa, giai đoạn 1989-1992, vốn đăng ký bình quân của mỗi dự án nhỏ, gần 4,3 triệu USD, thì sau đĩ quy mơ vốn tăng lên dần cho đến 1996, bình quân là 11 triệu USD/dự án. Nhưng cho đến nay, quy mơ đầu tư của một dự án giảm dần, chỉ cịn 2,7 triệu USD năm 2004. Đây là hiện tượng chung của các tỉnh trong hoạt động thu hút FDI. Vào nữa đầu thập kỷ 90, Bình Dương cũng như các tỉnh khác tập trung thu hút các dự án lớn, sử dụng cơng nghệ hiện đại, hoặc đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng. Nhưng điều này đã khơng diễn ra lâu bởi gặp khĩ khăn khi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực xảy ra. Trước tình hình đĩ, Bình Dương đã cĩ

những điều chỉnh kịp thời: kêu gọi ngay các dự án quy mơ nhỏ, cơng nghệ ở mức trung bình, thâm dụng nhiều lao động. Do đĩ, trong những năm gần đây, tổng vốn đầu tư vào Bình Dương chỉ ở mức 300 triệu USD mỗi năm nhưng số dự án lại tăng lên gấp nhiều lần.

Một phần của tài liệu Đầu tư nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)