Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam (Trang 44 - 45)

và phân tán rủi ro cho ngân hàng .

Hiện nay nghiệp vụ này mới chỉ được các NHTM cổ phần chú ý qua hình thức cho vay tiêu dùng gián tiếp, trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Các NHTM quốc doanh chỉ mới bắt đầu thực hiện nghiệp vụ này qua việc cho vay tập thể, thế chấp bằng qũy lương thông qua người đại diện và người vay phải là cán bộ công nhân viên cơ quan nhà nước, nên dư nợ trong lãnh vực này chưa phát triển. Vì vậy, để mở rộng tín dụng trong nghiệp vụ này các NHTM nên áp dụng hình thức cho vay trực tiếp , tức là ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này .

Hơn nữa, các cơ quan hành chánh sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Cần Thơ là rất nhiều nhưng chưa được ngân hàng tiếp cận để cho vay. Ngân hàng có thể căn cứ vào kế hoạch thu hàng năm của các cơ quan đã được cấp chủ quản phê duyệt để cho vay trước 1 phần bằng hình thức tín chấp, khi có nguồn thu sẽ hoàn trả cho ngân hàng . Đây là một thị trường tiềm năng để các NHTM mở rộng tín dụng an toàn đem lại hiệu qủa cao .

3.2.4/ Mở rộng nghiệp vụ tín dụng cho vay thế chấp :

Trong quan hệ tín dụng, các biện pháp thế chấp cầm cố và bảo lãnh hiện vẫn còn sử dụng khá phổ biến ở TP.Cần Thơ, các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường kinh doanh năng động, cạnh tranh rất khốc liệt, việc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vẫn còn được xem là một biện pháp tốt để đảm bảo lòng tin và khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng.

Theo nghị định 178/1999/NĐ-CP và nghị định sửa đổi số 85/2001/NĐ-CP của Chính phủ về thế chấp tài sản đảm bảo nợ vay. Ngân hàng và doanh nghiệp có thể tự lựa chọn hình thức đảm bảo nợ vay như thế chấp, cầm cố hoặc tín chấp ...khi tham gia vay vốn tại ngân hàng và việc định giá tài sản đảm bảo là do sự thỏa thuận giữa người vay với ngân hàng. Tuy nhiên hình thức tín chấp thường chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vì mức độ rủi ro cao nên đa số các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ đều buộc phải có tài sản thế chấp, vô hình chung tài sản thế chấp trở thành vật cản rất lớn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi muốn quan hệ tín dụng với ngân hàng .

Hiện nay biện pháp đảm bảo nợ vay chủ yếu của các NHTM chỉ là cầm cố và thế chấp tài sản . Vì vậy để mở rộng tín dụng nhưng vẫn bảo đảm được mức độ an toàn thu hồi nợ, ngoài hình thức cầm cố và thế chấp tài sản các NHTM nên áp dụng thêm hình thức đảm bảo nợ vay bằng cầm cố hàng hóa, cầm cố chứng khoán, bảo đảm bằng tiền gởi, bảo đảm bằng vàng, bảo đảm bằng hợp đồng nhận thầu và bảo đảm bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nếu áp dụng thêm được các hình thức đảm bảo này thì không những tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc với ngân hàng mà ngân hàng cũng có cơ hội để mở rộng tín dụng.

3.3/ Các giải pháp mở rộng dịch vụ:

3.3.1/ Giải pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt :

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)