Thành tố chỉ kết quả

Một phần của tài liệu CÁCH BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT (Trang 50 - 56)

2.2.2.1. Các quan hệ từ chỉ kết quả

Theo kết quả thống kê, các quan hệ từ dẫn nối thành tố chỉ kết quả mà chúng tôi thu thập đƣợc là: nên, cho nên, mà, sở dĩ.

Các quan hệ từ chỉ kết quả có cấu tạo đơn chiếm tỉ lệ cao nhất. Theo thống kê của chúng tôi, trong 1000 trƣờng hợp dùng quan hệ từ kết quả đƣợc khảo sát, thì quan hệ từ nên, mà có 978 trƣờng hợp, chiếm 97,8%; trong khi

đó, các quan hệ từ chỉ kết quả có cấu tạo kép (cho nên, sở dĩ) chỉ chiếm 2,2% (có 22 trƣờng hợp).

Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) nên đƣợc coi là

kết từ với ý nghĩa “từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả trực tiếp của việc vừa nói đến. Vì bận nên không đến” [23, 665]; cho nên đƣợc coi là kết từ với ý

nghĩa “từ dùng trƣớc đoạn câu nêu kết quả của nguyên nhân đã nói đến. Bị

bất ngờ cho nên không kịp chuẩn bị.” [23, 165]; mà đƣợc coi là kết từ với ý

nghĩa “từ biểu thị điều sắp nêu ra là kết quả, hậu quả của điều vừa nói đến.

Nhờ có sự giúp đỡ mà chóng xong” [23, 604]; sở dĩ đƣợc coi là kết từ với ý

nghĩa “từ biểu thị điều sắp nêu ra là nguyên nhân, lí do giải thích tại sao có điều đƣợc nói đến ngay sau đó”. [23, 870]

* Quan hệ từ nên, cho nên

Qua tƣ liệu khảo sát, nên và cho nên thƣờng đứng ở giữa câu trƣớc các thực từ biểu thị kết quả.

Ví dụ:

Chị vốn là cô gái đặc quê, nhờ thanh sắc lại sinh ở một làng chèo nổi tiếng nên đƣợc lấy lên đoàn văn công tỉnh từ năm mới mƣời bảy tuổi.

(Nguyễn Khải. Đàn ông)

Vì mấy bữa lộn xộn, không ai gìn giữ, ăn trộm gánh lúa bó lấy một mớ,

nên ruộng của Trấn Văn Sửu tuy làm trúng, song đạp rồi lƣờng thử thì lúa hột

có một trăm năm chục giạ mà thôi. (Hồ Biểu Chánh. Cha con nghĩa nặng) Do không có lực lƣợng kiểm tra, hƣớng dẫn nên các phƣơng tiện giao

thông, trong đó có nhiều phƣơng tiện trọng tải lớn vẫn bất chấp qui định đã đƣợc thông báo. (Báo Nhân dân. Ngày 20/12/2007)

Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, cho nên chúng con bắt phải nộp thay. (Ngô Tất Tố. Tắt đèn)

Bởi thấy nhiều ngƣời mách rằng nhà nó có con chó cái khôn lắm, cho nên sáng ngày tôi mới cố mua đƣợc. (Ngô Tất Tố. Tắt đèn)

Nhờ cái phong cảnh mơ mộng ở ngoài nó kích thích Long tự thấy mình nhƣ một vai trò quan hệ trong một cuốn tiểu thuyết cho nên sự đau khổ của chàng không phải là không có thi vị. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố)

* Quan hệ từ mà

Mà cũng giống nên, cho nên là những quan hệ từ chỉ kết quả và cũng

đƣợc sử dụng khá phổ biến. Ví dụ:

Đi đâu mà vội mà vàng,

Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây.

(Ca dao)

Qua tƣ liệu khảo sát, mà thƣờng đứng sau thành phần phụ chỉ nguyên

nhân. Nó thƣờng đƣợc dùng song đôi với vì, do, nhờ, tại. Ví dụ:

Nhờ những khái niệm rõ ràng đó mà tôi tiếp thu những bài học sau một

cách dễ dàng. (Nguyễn Nhật Ánh. Bàn có năm chỗ ngồi)

Tại cha mẹ Bính cay nghiệt, tại cái tục lệ quái ác mà Bính phải xa nó,

* Quan hệ từ sở dĩ

Trong ý kiến của Hoàng Phê đƣợc dẫn ra trên đây, theo chúng tôi có điểm chƣa thật hợp lý. Theo cách hiểu của chúng tôi sở dĩ cũng giống với

những quan hệ từ chỉ kết quả đích thực nhƣ nên, mà…, tức là nó đƣợc dùng để nói kết quả, hậu quả của nguyên nhân đƣợc nói đến ngay sau nó.

Quan hệ từ sở dĩ thƣờng dùng trong tổ hợp với là vì để nói rõ kết quả

nảy sinh do nguyên nhân đƣợc nói ở sau đó. Ví dụ:

Sở dĩ sáng đến giờ chủ tôi phải trăm đƣờng vất vả, sinh ra ác nghiệt, cả

nhà chạy loạn xạ, bối rối nhƣ có cuộc lở đất long trời, là vì con mèo Mimi sắp đẻ. (Nguyễn Công Hoan. Lại chuyện con mèo)

Sở dĩ vừa qua thƣờng vụ phạm nhiều sai lầm là vì cả tin ông Tuy Kiền

nhiều quá. (Nguyễn Khải. Tầm nhìn xa)

Ngoài cách kết hợp với là vì, sở dĩ còn có thể kết hợp với vì, là do. Ví dụ:

Tôi sở dĩ đƣợc rõ mọi điều vì chị Hiển coi tôi là bạn thân hơn hết. (Vũ Trọng Phụng. Cái ghen đàn ông)

Sở dĩ phải làm cái bé trƣớc, cái lớn sau cũng là do rút kinh nghiệm làm

nhà của ông bí thƣ đấy thôi. (Nguyễn Khải. Tầm nhìn xa) Trong một số trƣờng hợp, sở dĩ có thể lƣợc bỏ. Ví dụ:

Bấy lâu nay họ không kiếm cha là vì họ tƣởng cha chết rồi. (Hồ Biểu

Chánh. Cha con nghĩa nặng)

Em không chịu khiêu vũ là vì em không thích cuộc chơi ấy. (Hồ Biểu Chánh. Bỏ chồng)

2.2.2.2. Các yếu tố được dẫn nối bởi quan hệ từ chỉ kết quả 2.2.2.2.1. Về cấu tạo

Theo tƣ liệu của chúng tôi, cấu tạo của các yếu tố đƣợc dẫn nối bởi quan hệ từ chỉ kết quả chỉ có thể là vị từ hoặc cụm chủ vị.

Ví dụ:

Vì đèn sáng nên trông rõ lắm. (Nguyễn Công Hoan. Báo hiếu: trả nghĩa cha)

Vì dẫu có hỏng cái gì, Điền cũng không phải bỏ tiền thay, nên Điền không xót ruột.(Nam Cao. Giăng sáng)

Bởi hai ngƣời cùng giàu, cho nên tranh nhau rất kịch liệt. (Nguyễn Công Hoan. Trần Thiện, Lê Văn Hà)

Vì tôi thắng tợn nên hai cậu chủ bé nhỏ của tôi yêu quý tôi lắm. (Tô

Hoài. Dế Mèn phiêu lưu ký)

Nhờ có chậu nƣớc lạnh của chị Dậu rửa mặt cho chồng và chậu nƣớc đái của bà con hàng xóm đổ vào miệng xoa vào đầu, mặt anh ta, máu lại xuôi xuống dần dần, cho nên anh ấy tỉnh lại. (Ngô Tất Tố. Tắt đèn)

Sở dĩ tôi thích Samandji, vì hắn là ngƣời ngoại quốc, vả lại hắn phục vụ

tôi là giới văn minh hơn, cũng nhƣ tôi kính phục ngƣời Nhật Bản. (Nguyễn Công Hoan. Samandji I)

Vì thức khuya nói chuyện, nên tôi mệt. (Nam Cao. Mất cái ví)

Nhƣng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường gã và gã cũng sợ

tôi lắm. (Tô Hoài. Dế Mèn phiêu lưu ký)

- Cụm chủ vị đứng sau quan hệ từ chỉ kết quả có thể lƣợc bỏ chủ ngữ, với điều kiện chủ ngữ của thành tố chỉ nguyên nhân và thành tố chỉ kết quả biểu thị cùng một sự vật.

Ví dụ:

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. (Tô Hoài. Dế Mèn phiêu lưu ký)

→ Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên  chóng lớn lắm. (+)

Nhờ trời, Nhi khỏe mạnh nên Nhi không hộc máu mũi.

→ Nhờ trời, Nhi khoẻ mạnh nên không hộc máu mũi. (Nam Cao. Nửa đêm)

Vì tôi cần lên tỉnh sớm nên tôi bằng lòng đi xe hơi của ông. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố)

→ Vì tôi cần lên tỉnh sớm nên  bằng lòng đi xe hơi của ông. (+)

- Ngƣợc lại, nếu chủ ngữ của cụm chủ vị chỉ nguyên nhân và cụm chủ vị chỉ kết quả biểu thị những sự vật, sự việc khác nhau thì không thể lƣợc bỏ chủ ngữ ở một trong hai vế. Nếu bỏ chủ ngữ ở một trong hai vế hoặc cả hai vế thì nghĩa của câu trở nên không rõ ràng.

Ví dụ:

Nhờ ông năn nỉ dữ lắm, nên họ mới bỏ qua, song tôi phải đi Hà Tiên. (Hồ Biểu Chánh. Bỏ vợ)

→ Nhờ ông năn nỉ dữ lắm, nên mới bỏ qua, song tôi phải đi Hà Tiên. (-)

2.2.2.2.2. Về vị trí

Thành tố chỉ kết quả thƣờng đứng sau thành tố chỉ nguyên nhân nhƣng cũng có thể đứng trƣớc.

- Trƣờng hợp thành tố chỉ kết quả đứng sau thành tố chỉ nguyên nhân. Tại thầy lâu ngày gặp tôi rồi thầy quên, nên thầy kêu tôi bằng cô Hai chớ không kêu bằng bà nữa phải không? (Hồ Biểu Chánh. Bỏ chồng)

Vì Chắt cao lớn và có dáng đi lừng lững nhƣ đàn ông nên dân đảo gọi

cô là “Chắt Đực” để phân biệt với cô Chắt khác là Chắt Còi. (Ngô Tự Lập. Bão lạc mùa)

Nhờ ngƣời ta giữ anh Minh ở đây cho nên anh mới được tự do hú hí với

cô hàng hoa xinh đẹp kia mà lại còn hỏi ơn về việc gì! (Khái Hƣng, Nhất

Linh. Gánh hàng hoa)

Trong trƣờng hợp này, quan hệ từ chỉ nguyên nhân và quan hệ từ chỉ kết quả có thể lƣợc bỏ mà không làm thay đổi cơ bản ý nghĩa của cấu trúc.

Ví dụ:

Nhờ có cô dìu dắt, nên nó học đƣợc, thiệt tôi mừng quá. (Hồ Biểu

Chánh. Bỏ chồng)

Cha vì giận con nên phải uống thuốc độc tự tận. (Nguyễn Khải. Hậu duệ dòng họ Ngô Thì)

→ Cha giận con, phải uống thuốc độc tự tận. (+)

Tại cậu lơ đễnh, đánh mất ví tiền nên mới sinh ra lắm cái rắc rối.

(Nguyễn Công Hoan. Mất cái ví)

→ Cậu lơ đễnh, đánh mất ví tiền mới sinh ra lắm cái rắc rối. (+)

- Thành tố chỉ kết quả đứng trƣớc thành tố chỉ nguyên nhân. Trong trƣờng hợp này, từ duy nhất có khả năng dẫn nối thành tố kết quả là sở dĩ.

Ví dụ:

Sở dĩ anh bán sớm ngay phiên này, vì mẹ ốm, cần tiền uống thuốc.

(Nguyễn Công Hoan. Mua lợn)

Sở dĩ tôi thế này là vì thân làm tội đời, mình làm mình chịu. (Vũ Trọng

Phụng. Gương… tống tiền)

Sở dĩ tôi phải lăn vào với hợp tác xã, vì tôi không thể ngồi đấy mà nhìn

anh em khác hoạt động đƣợc. (Nguyễn Khải. Tầm nhìn xa)

Trong những cấu trúc nhƣ trên, quan hệ từ chỉ kết quả có thể lƣợc bỏ mà không làm thay đổi cơ bản ý nghĩa cấu trúc.

Ví dụ:

Sở dĩ tôi thích Samandji vì hắn là ngƣời ngoại quốc, vả lại hắn phục vụ

tôi là giới văn minh hơn, cũng nhƣ tôi kính phục ngƣời Nhật Bản. (Nguyễn Công Hoan. Samandji I)

→ Tôi thích Samandji vì hắn là ngƣời ngoại quốc, vả lại hắn phục vụ tôi là giới văn minh hơn, cũng nhƣ tôi kính phục ngƣời Nhật Bản. (+)

Tuy nhiên, khi chuyển đổi vị trí của thành tố chỉ kết quả lên trƣớc thành tố nguyên nhân nhằm mục đích nhấn mạnh thì quan hệ từ chỉ nguyên nhân thƣờng không thể lƣợc bỏ.

Ví dụ:

Vì cƣờng độ tập luyện quá cao nên Hoàng Lan bị ốm. (Báo An ninh thế

→ Hoàng Lan bị ốm vì cƣờng độ tập luyện quá cao. (+)  Hoàng lan bị ốm cƣờng độ tập luyện quá cao. (-)

Nhƣ vậy, chính vì tính phụ thuộc của thành tố chỉ nguyên nhân lớn hơn tính phụ thuộc của thành tố chỉ kết quả nên quan hệ từ chỉ nguyên nhân khó bị lƣợc bỏ hơn quan hệ từ chỉ kết quả trong các cấu trúc nhân quả. Do đó, có thể nhận thấy rằng: quan hệ từ chỉ nguyên nhân có tần số xuất hiện nhiều hơn quan hệ từ chỉ kết quả trong các cấu trúc nhân quả.

Tóm lại, cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phƣơng tiện cú pháp (quan hệ từ) trong tiếng Việt khá phổ biến. Quan hệ nhân quả có thể đƣợc biểu hiện bằng hai nhóm quan hệ từ sau:

- Quan hệ từ chỉ nguyên nhân. - Quan hệ từ chỉ kết quả.

Số lƣợng quan hệ từ chỉ nguyên nhân nhiều hơn số lƣợng quan hệ từ chỉ kết quả và tần số xuất hiện trong câu cũng nhiều hơn, khả năng lƣợc bỏ cũng hạn chế hơn. Điều này cho thấy trong cấu trúc nhân quả đƣợc biểu hiện bằng quan hệ từ tính phụ thuộc của thành tố nguyên nhân so với thành tố kết quả lớn hơn.

Một phần của tài liệu CÁCH BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)