KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BẮC KẠN (Trang 103 - 107)

8. Đóng góp mới của luận văn

3.3. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẦN THIẾT VÀ KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN

ĐÃ ĐỀ XUẤT

Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm tăng cường hiệu quả bồi dưỡng NVQL cho HT các trường MN tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn hiện nay. Do thời gian nghiên cứu có hạn, người nghiên cứu chưa kịp triển khai các biện pháp này trong thực tiễn. Hơn nữa vị thế của người nghiên cứu không cho phép tổ chức thực nghiệm những biện pháp do mình đề xuất. Vì thế chúng tôi chỉ trưng cầu ý kiến 100 CBQL các cấp từ Sở GD-ĐT đến Phòng GD và HT trường MN về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu ra.

Mục đích của khảo nghiệm là thông qua ý kiến của những nhà quản lý bậc học MN và những HT trường MN của tỉnh, đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng NVQL cho HT các trường MN tỉnh Bắc Kạn. Tuy chưa được triển khai trong thực tiễn nhưng thông qua ý kiến đánh giá của các chuyên gia, chúng ta cũng có thể khẳng định về mặt nhận thức mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

Sau khi nghiên cứu lý luận về bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN và thực tiễn công tác bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN của tỉnh Bắc Kạn. chúng tôi đưa ra 5 biện pháp bồi dưỡng NVQL cho HT trường MN. Sau đó trưng cầu ý kiến của 86 HT, phó HT và 14 cán bộ quản lý ngành mầm non các cấp của tỉnh Bắc Kạn. (tổng số là 100 người). Bằng phiếu điều tra và xử lý bằng cách thống kê phần trăm theo từng biện pháp. Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.15

Bảng 3.15: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dƣỡng NVQL cho HT trƣờng MN

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Cần thiết Ít cần Ko cần Khả thi Ít khả thi K khả thi 1 Đánh giá đúng thực trạng nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng trường mầm non

96 96% 4 4% 0 95 95% 5 5% 0 2

Xác định rõ nhu cầu bồi dưỡng của hiệu trưởng trường mầm non 98 98% 2 2% 0 94 94% 4 4% 2 2% 3

Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng cho hiệu trưởng trường mầm non

97 97% 3 3% 0 94 94% 4 4% 2 2% 4

Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả 88 88% 12 12% 0 86 86% 11 11% 3 3%

5 Nâng cao khả năng tự bồi dưỡng

cho hiệu trường mầm non

90 90% 10 10% 0 82 82% 15 15% 3 3%

Số liệu ở bảng 3.15 cho ta thấy các ý kiến đánh giá của những người được hỏi ý kiến như sau:

- Về mức độ cần thiết của các biện pháp:

Tất cả các biện pháp đề xuất đều được đa số đánh giá là cần thiết ở mức độ cao. Biện pháp được đánh giá ở mức độ cần thiết thấp nhất là 88%, cao nhất là 98%. Điều đó cho thấy, về mặt nhận thức những người được hỏi ý kiến đều thấy cần thực hiện tốt các biện pháp này để bồi dưỡng NVQL cho HT các trường MN và chắc chắn công tác bồi dưỡng cho HT trường MN sẽ đạt hiệu quả. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chưa đạt điểm tối đa. Thậm chí có ý kiến cho là ít cần thiết. Đặc biệt, về biện pháp: Đảm bảo các điều

kiện cần thiết cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả có 12 ý kiến cho là ít cần thiết. Điều này có thể do thực tế ngành giáo dục còn rất nhiều khó khăn, chúng ta có kiến nghị thì khả năng thực thi cũng khó nên một số CBQL cho là ít cần. Ý kiến đánh giá về tính cần thiết cũng phù hợp với ý kiến đánh giá về mức độ khả thi của biện pháp này. Có 12 ý kiến cho rằng biện pháp này ít khả thi và 2 ý kiến cho rằng không khả thi. Chứng tỏ, việc đảm bảo các điều kiện cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả là khó khăn. Tuy nhiên nếu không chú ý đến các biện pháp này thì công tác bồi dưỡng sẽ kém hiệu quả, nên vẫn có 88% số ý kiến cho là cần thiết.

- Về tính khả thi của các biện pháp:

Cả 5 biện pháp đều được đánh giá có tính khả thi ở mức cao (trên 80%), nhưng mức độ tính khả thi giữa các biện pháp có khác nhau.

Ba biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao hơn (trên 90% số ý kiến) là: Đánh giá đúng thực trạng nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng, Xác định rõ nhu cầu bồi dưỡng, đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng. Đây là những biện pháp mà các nhà quản lý có thể thực thi mà không cần nhiều điều kiện về thời gian và điều kiện vật chất. Ba biện pháp này cũng là 3 biện pháp không quá khó. Vì thế đa số ý kiến cho rằng khả thi.

Hai biện pháp được đánh giá có tính khả thi ở mức thấp hơn một chút (trên 80% số ý kiến) là: Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bồi dưỡng và Nâng cao khả năng tự bồi dưỡng. Có một số người cho rằng không khả thi (có 2 đến 3 ý kiến). Điều này cũng hợp lý vì đảm bảo các điều kiện cần thiết cho bồi dưỡng và quản lý công tác bồi dưỡng đòi hỏi nhiều công sức, kể cả kinh phí nên nhiều khi cũng gặp khó khăn. Đồng thời việc nâng cao khả năng tự bồi dưỡng của HT cũng không phải là dễ dàng vì trình độ cả về chuyên môn và NVQL của HT trường MN tỉnh Bắc Kạn so với mặt bằng chung trong cả nước vẫn còn thấp, Hơn nữa Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cơ

sở hạ tầng thấp, tốc độ phát triển kinh tế chậm, tuy đã có sự quan tâm của nhà nước về chính sách và chế độ cho giáo viên mầm non nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập... Vì vậy, tính khả thi của 2 biện pháp 4 và 5 không được đánh giá cao như 3 biện pháp trên cũng là hợp lý. Tuy vậy, đa số đánh giá các biện pháp đều có tính khả thi. Kết quả này cho phép chúng ta tin tưởng vào tính khách quan và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của các biện pháp đã đề xuất.

Kết luận chƣơng 3

- Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1 và những nguyên tắc đề xuất biện pháp đã nêu ở chương 3. Sau khi khảo sát thực trạng về NVQL của HT trường MN tỉnh Bắc Kạn chúng tôi đưa ra 5 biện pháp tăng cường hiệu quả bồi dưỡng NVQL cho hiệu trưởng các trường MN. Đây là các biện pháp bổ sung thêm cho các biện pháp mà tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện.

- Kết quả khảo sát ý kiến của các đối tượng về tính cần thiết và mức độ khả thi của 5 biện pháp cho thấy:

+ Về mức độ cần thiết của các biện pháp: Các biện pháp đều được đa số các ý kiến đánh giá là cần thiết. Chỉ có biện pháp 4 Đảm bảo các điều kiện cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả là mức độ cần thiết không được đánh giá bằng 4 biện pháp trên, nhưng cũng đạt tỷ lệ trên 80% số ý kiến.

+ Về tính khả thi: Đa số các ý kiến đánh giá cả 5 biện pháp đều có tính khả thi nhưng mức độ ở từng biện pháp có khác nhau. Biện pháp 1, 2, 3 được đánh giá có tính khả thi cao hơn biện pháp 4 và 5. Tuy mức độ đánh giá có khác nhau đôi chút nhưng các ý kiến đều thống nhất cho rằng các biện pháp đưa ra đều cần thiết và có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON TỈNH BẮC KẠN (Trang 103 - 107)