Các giải pháp phát triển thị trường của Chi nhánh Công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty Lelong Việt Nam tại Hà Nội pot (Trang 47 - 54)

1. Nâng cao hiệu quả công tác điều tra nghiên cứu thị trường.

Để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì công tác nghiên cứu thị trường trong bất cứ doanh nghiệp nào cũng rất cần thiết, vì chính qua hoạt động này chúng ta sẽ thu thập được những thông tin có giá trị có nghiên cứu thị trường một cách nghiêm túc, chính xác mới có thể biết được nhu cầu và cơ cấu tiêu dùng của khách hàng. Chỉ khi biết được người tiêu dùng hay xã hội cần gì, các doanh nghiệp mới có thể hoạch định chiến lược sản xuất đúng đắn và những quyết định được viện kinh doanh mặt hàng gì, số lượng bao nhiêu? tiêu thụ ở đâu và như thế nào? Điều đó đặt ra yêu cầu đối với Chi nhánh Công ty cần phải chú trọng hơn nữa tới hoạt động nghiên cứu, dự báo, phân đoạn thị trường. Để làm được điều đó các nhân viên thực hiện công tác nghiên cứu thị trường cần phải thực hiện các công đoạn:

* Thu thập thông tin dưới mọi hình thức về thị trường, phải buôn bán sát vào cách thức ứng sử, hành vi mua sắm của khách hàng, nghiên cứu tâm lý, thị hiếu phản ứng của khách hàng. Họ thích loại ắc quy nào, số lượng, giá cả bao nhiêu là phù hợp, tăng cường thông tin thị trường ở các khu vực nông thôn, các khu kém phát triển, vùng cao.

* Dự báo khả năng, nhu cầu của thị trường hàng ắc quy trong nước, tại thị trường trọng điểm, Chi nhánh công ty cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng, mẫu mã độ bền của sản phẩm, thường xuyên liên lạc với các đại lý, tạo mới quan hệ bền vững với họ để biết được nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai. Đối với thị trường triển vọng như Thái Bình, Nam Định, Hà Tây, Hải Dương… Chi nhánh công ty cần đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo tổ chức dùng thử, có chính sách hỗ trợ giá để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính. Chi nhánh công ty phải nghiên cứu khả năng xâm nhập vào thị trường kém phát triển, còn bỏ ngỏ.

* Để hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường đem lại hiệu quả thì Chi nhánh công ty phải có hệ thống thu thập thông tin chính xác, kịp thời. Thông tin sai lệch có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng do đưa ra những quyết

định sai lầm. Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường rất phức tạp, khối lượng công việc lớn, thị trường tiêu thụ đa dạng, phong phú, nhu cầu tiêu dùng thường xuyên thay đổi để làm tốt công việc trên, Chi nhánh Công ty nên đào tạo và tuyển dụng những cán bộ có chuyên môn giỏi, Các cán bộ này không chỉ ngồi phân tích các số liệu sẵn có mà phải có kiến thức tổng hợp, năng động, tích cực đi sâu đi sát địa bàn thực tế thì mới có thể phân tích chính xác tình hình thị trường. Thỉnh thoảng Chi nhánh Công ty nên mở các lớp tập huấn mời các chuyên gia giỏi về hướng dẫn cho họ. Bên cạnh đó Chi nhánh Công ty nên trang thiết bị thêm cho nhân viên nghiên cứu thị trường các phương tiện cần thiết để sử lý thông tin hay lập quỹ nghiên cưú thị trường để tạo ra điều kiện cho cán bộ thực hiện hay lập quỹ nghiên cứu thị trường để tạo ra điều kiện cho cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ.

Trên cơ sỏ thông tin thu được từ hoạt động nghiên cứu thị trường chi nhánh Công ty tiến hành phân đoạn thị trường theo từng đối tượng tiêu dùng, theo khu vực địa lý để lựa chọn thị trường mục tiêu đồng thời chọn đúng mặt hàng và nhu cầu cho thị trường để khai thác tối đa thị trường. Cần tận dụng các mối quan hệ với các cửa hàng, đại lý để thu thập thông tin vì đây là nơi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên có thể thu thập thị trường một cách dễ dàng.

Ăcquy là mặt hàng mà chất lượng và giá cả có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng. Chi nhánh Công ty có thể chọn tiêu thức phân đoạn theo mức thu nhập và khu vực địa lý.

* Theo thu nhập

- Đoạn thị trường những người có mức thu nhập khá: đối với đoạn thị trường này, yếu tố giá cả không được coi trọng mà yếu tố chất lượng, tính năng ưu việt phải đặt lên hàng đầu. Để đáp ứng nhu cầu này chi nhánh Công ty có thể tăng các tính năng cho sản phẩm như yếu tố độ bền cao, trọng lượng giảm. Đoạn thị trường này tập trung ở các thành phố lớn như Hà nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…

- Đoạn thị trường những người thu nhập trung bình: Đây là đoạn thị trường có lượng khách tương đối đông sản phẩm dành cho thị trường này là nhữgn sản phẩm có độ bền cao, giá cả phải chăng.

- Đoạn thị trường những người người thu nhập thấp: sản phẩm phù hợp với đoạn thị trường này la những sản phẩm có chất lượng khá, giá cả rẻ tuy nhiên cũng không phải là dễ tiêu thụ vì giá cao Chi nhánh Công ty không thể bán với giá thành thấp như vậy Chi nhánh Công ty sẽ bị thua lỗ với lại chi phí vận chuyển ở những đoạn thị trường này cũng cao. Vì vậy chính sách lâu dài là Chi nhánh Công ty nên đề nghị sản xuất những sản phẩm có giá cả và chất lượng phù hợp với đoạn thị trường này mới có thể tiêu thụ được sản phẩm.

* Theo khu vực địa lý.

- Khu vực thành thị: Đây là khu vực tập trung đoạn thị trường ở nhóm có mức tiêu thụ cao, tiêu thụ được nhiều nhất, sản phẩm đa dạng về chủng loại mẫu mã, tính năng của sản phẩm nên có thể khai thác chủng loại, mẫu mã, tính năng của sản phẩm nên có thể khai thác được tối đa nhu cầu.

- Khu vực nông thôn, miền núi: Khu vực này tập trung chủ yếu những người có thu nhập trung bình và thấp. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây mức tiêu dùng của người dân đã được nâng cao, họ có thể tự mua cho mình một phương tiện giao thông như xe máy, vì vậy tương lai khu vực này sẽ tiêu thụ được lượng sản phẩm lớn, không kém nhiều so với các khu vực khác.

2. Cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính ưu việt của sản phẩm, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh.

Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế phát triển không ngừng cùng với đó là sự thay đổi thường xuyên nhu cầu xã hội, chi nhánh Công ty càng đáp ứng nhu cầu, lợi ích riêng của người tiêu dùng thì càng có khả năng nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Để làm được điều này chi nhánh Công ty cần có những biện pháp như:

- Cải tiến về chất lượng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để sản phẩm của mình càng ngày càng hoàn thiện.

- Phát huy, khuyến khích sự sáng tạo của cán bộ công nhân viên.

- Đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật để cải tiến sản phẩm ngày càng tốt hơn.

3. Xây dựng chính sách giá linh hoạt.

- Xây dựng chính sách giá linh hoạt: Thực hiện cơ chế giá linh hoạt có điều chỉnh đảm bảo có ý nghĩa khi công ty muốn mở rộng và thâm nhập cũng như phát triển thêm thị trường. Xây dựng cơ chế giá linh hoạt đòi hỏi Công ty phải xác định giá ban đầu sau đó điều chỉnh dựa theo những yếu tố khác nhau tác động môi trường xung quanh. Chi nhánh Công ty có thể tạo sự linh hoạt trong việc định giá cho từng loại sản phẩm, từng chu kỳ sản phẩm sao cho mức giá thấp dẫn người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển của thị trường, ở đây không phải giá thấp hay giá cao mà là giá tối ưu, giácả phù hợp với nhu cầu thị trường người tiêu dùng. Chi nhánh công ty có thể xác định dựa vào thu nhập của ngươi tiêu dùng, theo từng nhóm đối tượng khách hàng, giá trị thời điểm xuất hàng, giá tính cước vận chuyển, giá theo khu vực…khách hàng nếu lấy nhiều tùy theo số lượng sản phẩm nhiều hay ít chi nhánh công ty có thể thực hiện việc xác định giá chiết khấu.

* Nếu khách hàng thanh toán ngay khi nhận hàng và được chiết khấu %. * Nếu khách hàng mua số lượng lớn có thể giảm 3 - 5%.

- Sử dụng các phương pháp cạnh tranh giành lấy thị trường như thu nhỏ các chi phí không cần thiết các chính sách về giá cả, sử dụng các yếu tố tích cực về thị hiếu, tâm lý khách hàng…để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng.

4. Đa dạng hoá các hình thức bán hàng hoàn thiện kênh tiêu thụ và phân phối sản phẩm

Phân phối sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Kênh phân phối là sự kết hợp giữa người sản xuất và người trung gian để tổ chức bán hàng một cách hợp lý để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Hệ thống phân phối cũng như bán hàng của chi nhánh Công ty đã phát triển tương đối rộng qua mấy năm qua chủ yếu là các đại lý ở tỉnh thành. Tuy nhiên

để tổ chức và hoàn thiện việc bán hàng được tốt hơn nữa chi nhánh Công ty cần tiến hành các biện pháp như:

- Mở rộng hơn nữa hệ thống đại lý trong kênh phân phối ở tất cả các tỉnh thành miền Bắc, tăng số lượng đại lý ở các tỉnh thành lớn.

- ở các thị trường mới chi nhánh Công ty nên mở các cửa hàng đại diện nhờ đó sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu thị trường, thấy được những khó khăn từ phía đại lý và người tiêu dùng.

- Bên cạnh việc mở rộng hệ thống phân phối, chi nhánh Công ty phải tăng cường quản lý kênh phân phối của mình chủ yếu là quản lý các cửa hàng đại lý.

- Quản lý các đại lý theo khu vực

- Quản lý đại lý thông qua việc xem xét tốc độ tiêu thụ, doanh số

- Quản lý nghiêm ngặt về giá cả để tránh việc đại lý tự do nâng giá quá cao để cạnh tranh gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

- Tìm ra những khó khăn, trở ngại trong kênh phân phối để có sự trợ giúp kịp thời.

- Thường xuyên và đều đặn đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên trong kênh theo những tiêu chuẩn cụ thể như: sản lượng, doanh số tiêu thụ, mức thu hút khách hàng.

5. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng

Khách hàng có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của chi nhánh Công ty, vì vậy việc tăng cường hiệu quả chăm sóc khách hàng là yêu cầu quan trọng đối với chi nhánh Công ty. Để làm được điều này chi nhánh Công ty thường áp dụng các biện pháp như:

- Thường xuyên có chính sách hỗ trợ khách hàng, vận tải hàng hoá miễn phí đến tận tay khách hàng.

- Hỗ trợ khách hàng tìm kiếm các đại lý mới bằng cách cử nhân viên thị trường xuống cùng với đại lý phát triển thị trường.

- Hỗ trợ các thiết bị máy móc, hướng dẫn cụ thể khách hàng bảo hành các sản phẩm.

- Tăng cường các dịch vụ sau bán hàng 6. Các giải pháp quảng cáo khuyếch trương

Khi xem tivi, đọc báo khách hàng thường chú ý trước hết chính là quảng cáo. Khuôn khổ một bài quảng cáo không lớn nhưng lại chứa đựng nhiều tính nghệ thuật và lợi ích lại rất lớn. Mỗi sản phẩm bán chạy trên thị trường không chỉ ở giá trị sử dụng mà còn ở khả năng môi giới, quảng bá sản phẩm giúp người tiêu dùng có thể thực hiện những ý tưởng của họ. Do vậy quảng cáo không chỉ bó gọn trong giá trị sử dụng mà còn phải nhấn mạnh sự hữu ích đối với việc thoã mãn những mong muốn của mọi người. Để làm tốt công tác quảng cáo chi nhánh Công ty cần chú ý đến những công việc cụ thể:

- Mục tiêu quảng cáo là gì?

- Chi phí dành cho quảng cáo là bao nhiêu?

- Quảng cáo ở đâu: tivi, hội trợ, đài báo, phương tiện giao thông... - Quảng cáo phải nêu được những ưu điểm nổi bật của sản phẩm - Quảng cáo lúc nào?

Bên cạnh đó chi nhánh Công ty cũng có thể tận dụng những khách hàng truyền thống của mình để quảng cáo.

7. Đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động.

Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra chi nhánh Công ty nên khuyến khích hơn nữa lòng trung thành và nhiệt tình của đội ngũ công nhân viên.

- Không ngừng đào tạo và đào tạo lại cũng như bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, tạo sự thích ứng giữa con người với công việc.

- Sử dụng đòn bẩy kích thích lợi ích vật chất, tinh thần, các phúc lợi và dịch vụ: tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm XH, y tế...tạo môi trường lành mạnh trong Công ty.

Trong tiêu thụ phải nâng cao trình độ của cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường, tăng khả năng giao tiếp, sáng tạo khi họ tiếp xúc với các đại lý hoặc

khách hàng trực tiếp. Đây là đội ngũ quan trọng nhằm phát triển chi nhánh Công ty. Người lao động chính là nguồn lực của chi nhánh Công ty, vì vậy chi nhánh Công ty cần quan tâm chăm sóc nguồn lực này để phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty Lelong Việt Nam tại Hà Nội pot (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)