Mục đích hoạt động của công ty quản lý và mua bán nợ:
Sau khi mua nợ, tổ chức này sẽ giúp doanh nghiệp (DN) khách nợ cơ cấu lại tài chính để đảm bảo cho DN có vốn tiếp tục hoạt động, đủ điều kiện để chuyển đổi sở hữu thông qua việc giảm một phần nghĩa vụ trả nợ và chuyển nợ thành vốn góp tại DN. Đồng thời sẽ tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược tham gia đầu tư vốn, hỗ trợ về kỹ thuật và quản lý để giúp DN khách nợ cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh để DN có thể phát triển hiệu quả sau khi được chuyển đổi sở hữu.
Bên cạnh đó, hoạt động của tổ chức quản lý và mua bán nợ góp phần không nhỏ trong việc bảo toàn, phát triển nguồn vốn của NHTM cũng như của các doanh nghiệp tồn tại và phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định tình hình kinh tế, chính trị xã hội.
Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng được ban hành ngày 21/12/2006, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Vệt Nam kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN.
Quy chế ban hành quy định hoạt động mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, đối với các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay. Theo đó, mua, bán nợ đó là việc chuyển nhượng khoản nợ, do bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản
nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ. Khoản nợ được mua, bán là khoản nợ được tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài cho khách hàng vay hiện đang còn dư nợ hoặc đang được theo dõi ngoại bảng.
Trong quy chế cũng nêu rõ nhiều điều cụ thể về bên mua, bán nợ, các quy định về các khoản nợ được mua bán, phương thức mua bán nợ, hợp đồng mua bán nợ và giá cả các khỏan nợ.
Sơ đồ bộ máy quản lý:
Nội dung hoạt động:
o Tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng và tài sản đảm bảo nợ vay liên quan đến các khoản nợ để xử lý, thu hồi nhanh nhất. Hoàn thiện hồ sơ có liên quan đến khoản nợ theo qui định của pháp luật trình ban giám đốc công ty xem xét, trình Tổng giám đốc và các cơ quan hữu quan cho phép xóa nợ cho khách hàng (đối với nhóm nợ không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu hồi).
o Chủ động bán các tài sản đảm bảo nợ vay thuộc quyền định đoạt của NHTM theo giá thị trường theo hình thức sau: Tự bán công khai trên thị trường; bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; bán cho Công ty Mua bán nợ của Nhà nước (khi được thành lập).
o Cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp.
o Xử lý tài sản đảm bảo nợ vay bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ.
o Thực hiện các hoạt động khác theo ủy quyền của ngân hàng thương mại theo qui định của pháp luật. o Mua, bán nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng khác, của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của
ngân hàng thương mại khác theo qui định của pháp luật. Xu hướng phát triển BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG THẨM ĐỊNH BỘ PHẬN QUẢN LÝ NỢ BỘ PHẬN GIÁM SÁT
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng thương mại dường như chỉ phù hợp với các NHTM quốc doanh hơn là các NHTMCP vì số nợ tồn đọng của các NHTM quốc doanh là rất lớn trong khi của các NHTMCP hầu như không đáng kể. Khách nợ của các NHTM quốc doanh cũng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy, quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (cổ phần hoá, khoán, bán, cho thuê doanh nghiệp) thực chất đã trở thành những đợt “thanh lọc” nợ quyết liệt của nhà nước. Đối với họat động của các NHTMCP tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được nhìn nhận là thấp hơn các NHTMQD. Tuy nhiên con số thực tế là rất lớn. Vì vậy xu hướng thành lập công ty quản lý nợ ngày một phát triển cùng với sự phát triển về nhu cầu mở rộng hoạt động của các NHTMCP.