Chuẩn bị không gian, tâm thế thưởng trà

Một phần của tài liệu Thưởng trà - nét ẩm thực độc đáo của văn hoá Việt (Trang 39 - 42)

8. Bố cục của khóa luận

2.1.3 Chuẩn bị không gian, tâm thế thưởng trà

Không gian thưởng trà

Không gian thưởng trà của người Hà Nội hiện nay có phần phong phú hơn không gian thưởng trà của các cụ xưa. Vì ngoài việc thưởng trà tại gia, người Hà Nội còn có những quán trà hết sức sang trọng với sự lựa chọn nhiều thức trà khác nhau. Những quán trà được trang trí bởi những đèn lồng đỏ,

những gam màu và những mảng thiết kế mang tính cổ điển tạo cảm giác ấm cúng cho mỗi ẩm khách khi bước chân vào không gian này. Tận dụng chất trầm tĩnh của trà mà chủ nhân của những quán trà đã thiết kế nên những không gian hết sức độc đáo mang đến những điều thú vị nhất và điểm nhấn để thấy được sự khác biệt của các quán trà với nhau, chứ không là sự lặp lại như thiết kế chung của các quán cà phê hiện đại.

Tới Hiên Trà Trường Xuân, chúng ta bắt gặp một không gian khá yên tĩnh trong con phố nhỏ. Theo lề lối xây cất nhà người Việt xưa, đó là nơi dành cho khách trú lỡ bộ qua đường, tạo ra một không gian cởi mở, một sự giao thoa thú vị về độ sáng tối, về âm dương giữa trên - dưới; bên trong - bên ngoài. Không gian Hiên trà được chia làm 4 khoảng dựa theo thuyết Kinh Dịch: trí giác (Hình 16), trí duy (Hình 15), trí hành (Hình 17), trí xảo (Hình 18). Trí giác thanh thoát, trong sáng như một bông hoa sen, là một khoảng không gian mang hơi hướng thâm trầm của đạo Phật. Trí duy là không gian dành cho sự suy ngẫm, đàm đạo bạn bè.

Hai gian phòng nhỏ bố trí theo phong cách phòng trà Nhật Bản thanh tao, trang trọng. Trí hành gồm hai gian nhà mái lá cọ, khung cảnh lãng mạn phù hợp cho những đôi uyên ương. Trí xảo là khoảng không gian ngoài trời cao thoáng, phóng khoáng có thể bàn công chuyện, ký kết các hợp đồng với bạn hàng. Đến đây vào mùa sen nở, chúng ta sẽ thấy những cánh sen hồng trải dài như chào đón từ bậc thềm vào tận chân cây cầu nhỏ. Khách đến với “Hiên trà” dường như cũng nhẹ nhàng nâng niu, trân trọng nét đẹp dịu dàng, tinh tế ấy

Không gian thưởng trà không phải là yếu tố quyết định trực tiếp đối với hương vị chén trà nhưng lại là một trong những yếu tố tác động mạnh đến tâm lý của người thưởng thức trà. Vì vậy mà để những ẩm khách đạt được một buổi thưởng trà viên mãn các quán trà tại Hà Nội hiện nay thường rất quan

tâm chú ý đến việc xây dựng và thiết kế một không gian thưởng trà thật sự ấn tượng.

Tâm thế thưởng trà

Ngày xưa trước khi bước vào buổi thưởng trà, người ta thường rũ bỏ mọi phiền muộn, mọi lo lắng của thường ngày để có một tâm thế thanh tịnh tham gia vào không gian thưởng trà. Nhưng ngày nay, thưởng trà bên cạnh ý nghĩa là để cảm nhận vị ngon của trà, chiêm nghiệm về cuộc đời thế sự thì việc thưởng trà còn là cái cớ để những mọi người có thể bàn công việc, gặp gỡ bạn bè hay những mục đích khác.

Thông qua kết quả của 150 phiếu điều tra tại Hiên Trà Trường Xuân về mục đích thưởng trà tại quán thì kết quả thu về như sau:

Với số phiếu của ba nhóm đối tượng chúng tôi thu về được như sau: với 28 phiếu là người già (từ 55 tuổi trở lên), 47 phiếu là trung niên (từ 35 đến 55 tuổi), 75 phiếu là người trẻ (từ 18 đến 35 tuổi).

Câu hỏi: Quý vị thường đến quán trà với mục đích gì?

Đối tượng Câu trả lời Người già (28 phiếu) Trung niên (47 phiếu) Giới trẻ (75 phiếu) SL (người) Tỉ lệ (%) SL (người) Tỉ lệ (%) SL (người) Tỉ lệ (%) 28 100 47 100 75 100 Gặp gỡ bạn bè 9 32.1 8 17 43 57.3 Thưởng trà 16 57.1 14 29.7 21 28 Công việc 2 7.1 25 53.3 7 9.4 Khác 1 3.7 0 0 4 5.3

Như vậy, chúng ta thấy được rằng nhu cầu và mục đích thưởng trà của từng đối tượng có sự khác nhau khá rõ rệt. Điều này đã thể hiện được tâm thế thưởng trà của từng đối tượng trong xã hội.

Với nhóm đối tượng là người trẻ họ là những người ưa những hoạt động nhóm và tìm hiểu những điều thú vị trong cuộc sống. Chính vì vậy mà mục đích đến quán trà của họ với 57.3% trong tổng số 75 phiếu điều tra là đến

quán trà để gặp gỡ bạn bè, 28% là thưởng trà. Đây là một tín hiệu đáng mừng, vì thế hệ trẻ họ là những người tiếp bước phát triển và gìn giữ nền văn hóa và văn hóa trà đang rất cần những người trẻ hiểu biết để xây dựng một nền văn hóa trà Việt nói chung và văn hóa trà Hà Nội nói riêng ngày càng rực rỡ hơn.

Ngoài ra, nhóm đối tượng trung niên đã tìm thấy một địa điểm khá lý thú để bàn bạc công việc, ký kết các hợp đồng kinh tế tại quán trà với 53.3% ý kiến cho rằng đến quán trà với mục đích công việc. Đến quán trà thì dường như ai cũng tự ý thức phải kiềm chế bản thân mình hơn và không gian yên tĩnh khiến cho những quyết định trở nên đúng đắn và sáng suốt hơn rất nhiều. Xu hướng này rất tốt vì đã thay thế dần cho những buổi tiệc bia rượu tốn kém, xa xỉ và ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong thời đại mới.

Nhóm người già cũng tìm đến với không gian của quán trà để có thể thưởng thức nhâm nhi hương vị của những chén trà ngon (52%) bên những người bạn tâm giao (36%), cùng với sự chiêm nghiệm về cuộc đời, về con người.

Theo quan sát của chúng tôi những quán trà thường rất đông khách vào những dịp cuối tuần, bởi vì lúc này là thời gian mọi người được nghỉ ngơi sau một tuần làm việc vất vả, nhu cầu gặp gỡ giao lưu là rất cần thiết và không gian của những quán trà là điểm đến phù hợp nhất đối với họ

Một phần của tài liệu Thưởng trà - nét ẩm thực độc đáo của văn hoá Việt (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w