Phương hướng phát triển thương mại, du lịch của huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc trong thời gian tới và định hướng tới năm 2020.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 35 - 37)

Vĩnh Phúc trong thời gian tới và định hướng tới năm 2020.

Trong chiến lược phát triển của huyện từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, huyện uỷ, UBND huyện xác định hướng phát triển thương mại du lịch như sau:

Phát triển mạnh thương mại, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp, từng bước hình thành các khu du lịch, công nghiệp theo quy hoạch. Đối với sản xuất nông nghiệp, đó là quá trình chuyển đổi cơ cấu theo hướng đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá phục vụ thương mại, du lịch, tiêu dùng và tham gia xuất khẩu. Cụ thể đối với các ngành:

- Ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng khai thác tối ưu các tiềm năng lợi thế để phát triển hàng hoá phục vụ nhu cầu du lịch và tham gia xuất khẩu. Đối với các sản phẩm nông nghiệp, hàng hoá được lựa chọn phát triển gồm có các sản phẩm về thuỷ sản, lúa gạo, rau sạch, quả tươi và gia súc, gia cầm của ngành chăn nuôi chất lượng cao được đưa vào chế biến. Hình thành các tiểu vùng sản xuất hàng hoá chuyên môn sâu, xây dựng các khu nông nghiệp kỹ thuật cao và thương hiệu sản phẩm để nâng cao uy tín trên thị trường. Đồng thời đa dạng hoá các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển mạnh các hình thức kinh tế trang trại, các công ty sản xuất nông nghiệp, kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp nông thôn.

- Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Phát triển mạnh và ổn định công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Tập trung khai thác các tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp theo hướng phục vụ thương

mại du lịch và tham gia xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản để thu hút nguyên liệu, nâng cao giá trị sản phẩm qua chế biến và đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu tiêu thụ ngày càng cao của thị trường.

- Về thương mại, du lịch: Nâng cấp và xây mới hệ thống chợ từ huyện đến xã, phấn đấu đến năm 2011 mỗi xã sẽ có ít nhất một chợ. Khuyến khích mở thêm các cửa hàng lớn và đan xen thêm các siêu thị loại nhỏ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế du lịch. Tăng cường các hoạt động dịch vụ phục vụ cho du lịch huyện nhà. Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất của các trung tâm du lịch, thương mại và dịch vụ như: Khu du lịch danh thắng Tây Thiên, Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, Khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo, sân golf, thác Thậm Thình và phát triển du lịch sinh thái lâm viên. Tăng cường các hoạt động dịch vụ công cộng nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của tiến trình phát triển.

- Về văn hoá – xã hội: Phát triển mạnh các hoạt động văn hoá - xã hội phấn đấu đạt được các chỉ tiêu cơ bản sau: 100% số thôn, bản có nhà văn hoá phục vụ cho các hoạt động văn hoá cộng đồng, 95% thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hoá, 100% số xã nối mạng Internet, số máy thuê bao cố định đạt 18 máy/100 dân, 100% dân số được dùng nước sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

Phổ cập phổ thông trung học trong độ tuổi, 100% số trường học trong huyện đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi vào nhà trẻ giai đoạn 2006 – 2010 là 30% và giai đoạn 2011 – 2020 là 70%, huy động 99% số trẻ đến độ tuổi vào lớp 1, động viên 90% các cháu khuyết tật đến lớp. Tất cả các trường tiểu học có các lớp bán trú với trên 50% học sinh được học 2 buổi/ngày (giai đoạn 2006 – 2010) và giai đoạn 2011 – 2020 là 100% .

Về y tế và chăm sóc sức khoẻ: Củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ y tế các cấp, phấn đấu đến năm 2010 có phòng khám đa khoa khu vực và có ít nhất 50% số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 50 – 60% dân số được tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chỉ còn 5%. Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật đạt 30% tổng nguồn lao động. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm chỉ còn 10 – 12%. Giảm thiểu các tệ nạn xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững, quốc phòng được củng cố vững mạnh.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Tam Đảo được xác định là huyện trọng điểm để phát triển du lịch của tỉnh, do vậy khách du lịch đến với Vĩnh Phúc chủ yếu sẽ đến với khu vực Tam Đảo, dự kiến lượng khách du lịch đến với Tam Đảo vào năm 2010 khoảng 1,643 triệu lượt người; trong đó khách du lịch quốc tế 43 triệu lượt, khách nội địa 1,6 triệu lượt.

Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch phụ thuộc lớn vào mức độ chi tiêu và thời gian du khách nghủ lưu lại qua đêm tại địa bàn và các hoạt động vui chơi giải trí, tiêu khiển của các hoạt động dịch vụ. Dự kiến doanh thu đến năm 2010 là 192 tỷ đồng.

Để đạt được mục tiêu trên các cấp, ban ngành cũng đã đưa ra rất nhiều giải pháp để phát triển thương mại, du lịch trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch của Phòng Thương mại – Du lịch huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w