Văn hóa uống Rượu Cần.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. (Trang 33 - 35)

Rượu Cần uống ngay trong ché không phải chưng cất hay chắt lọc gì nữa nhưng để uống Rượu Cần phải có sự chuN n bị. Trước khi vào cuộc người ta buộc ché (ghè) Rượu Cần vào cột nhà rửa sạch cần và chuN n bị bầu nước sạch. Trong văn hóa các dân tộc Tây N guyên nói chung người Mạ nói riêng, dù nhà rông của làng hay nhà sàn dài của từng gia đình, luôn có một cây cọc uống rượu nhô lên mặt sàn chừng 1,5 mét. Trong những lễ hội lớn của làng, người ta thường dựng cây cột ở một bãi đất trống bằng phẳng, trên đầu cột có hoa văn trang trí, tua sen hao lá sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà (gia đình) hoặc già làng (cộng đồng) đem ché Rượu Cần buộc xung quanh cọc hoặc theo hàng ngang tùy theo không gian rộng hay hẹp và tùy theo tính chất của buổi uống rượụ Mở

miệng ché, lót vào một lớp lá khô hoặc lá tươi, có thể là lá chuối, cũng có thể là lá cà phê tươị Mục đích của việc lót lá là để khi đổ nước vào ché không nổi lên và bã rượu không bị tràn lên miệng ché. Đồng thời tạo lên một khoảng trống từ cổ đến miệng ché, khoảng trống này là cữ cho người uống. Một cữ khoảng 1/4 lít nước, uống hết một cữ là phải tiếp thêm nước.

Sau khi lót lá, chủ nhà hoặc già làng sẽ đổ đầy nước vào ché, nước châm vào ché có thể là nước suối hoặc nước giếng, nước mưa tùy điều kiện – uống rượu là uống vào cơ thể chúng ta cái chất lên men, tạo hưng phấn do tính chất kích thích hệ thần kinh, nhưng cũng có nghĩa là uống nước. N ước có thể không sạch nhưng chính rễ, lá, vỏ… cây làm men thực chất là các vị thuốc có tính chất khử trùng, diệt khuN n, đã trung hòa theo quy luật tự nhiên. Vì thế hiếm khi người uống Rượu Cần bị đau bụng dù nước không hoàn toàn tiệt trùng. Đổ nước trước khi uổng khoảng 30 phút đến một tiếng để rượu ngấm.

Sau khi đổ đầy nước người ta cắm cần xuyên qua lá xuống tận đáy ché, xoay nhẹ cần rượu một vài vòng (ngăn trấu không lọt vào các khe của cần rượu). N ước rượu cốt cơ bản vẫn nằm ở đáy ché, hút rượu theo cần vào để uống, nước lá từ phía trên theo lực hút của người uống mà ngấm dần xuống đáy, làm cho rượu nhạt dần cho đến khi cơ bản chỉ còn là nuớc lã. Trong cùng một ché (ghè) nhưng có chỗ ngon hoặc chua, nhạt….Vì vậy nếu không ưng ý thì có thể rút cần lên và cắm xuống chỗ khác ngon hơn. Cắm cần vào ché sao cho vừa tầm người uống và cần không bị tắc, đó cũng là cái khéo của người cắm cần.

Cần rượu (guốt): N ói đến uống rượu cần là phải nói đến cái cần rượụ Cần được làm từ một thân cây họ tre trúc hoặc lồ ô, dài từ 0,8 – 1,5 mét (tùy theo kích thước từng loại ché), soi thông ruột, phải lựa những cây có độ già nhất định. Đầu cần là mấuđã đựơc

khoét thành khe và đục 3 – 4 lỗ nhỏ đủ để rượu thấm và không mang theo trấu hoặc bã khi uống. Khi cần còn tươi đem uốn cong tạo thành hình dáng tùy theo độ cao, luợn của vò rượụ Việc tạo dáng chiếc cần thể hiện tính cách của người chủ . Do đó không bị lẫn với bất cứ bộ cần nào của những gia đình khác. Khác với người Mường và một số dân tộc khác, người Mạ thường chỉ dùng một cái cần duy nhất khi uống rượu cần, đây là đặc

điểm thể hiện tính chất cộng đồng, cộng cảm của cư dân Mạ. Tuy nhiên, ngày nay tùy vào số lựơng người uống, nếu người đông thì có thể dùng 2 – 3 cần.

N uớc đã đổ, cần đã cắm cũng có nghĩa là đã bắt đầu uống được. Tuy nhiên, Rượu Cần không phải chỉ để uống một mình, không phải dùng để giải sầu cho vơi đi nỗi cô đơn. N ó tạo ra sự la đà song không dung tục, gây niềm hưng phấn tươi vui nhưng không bét nhè. Và nếu như uống trà trở thành một loại nghệ thuật N m thực độc đáo ở các nuớc châu Á như N hật Bản, Trung Quốc…thì Rượu Cần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên nói chung, của nguời Mạ nói riêng cũng có những quy luật đặc trưng, khi thưởng thức được nâng lên thành nghi lễ. Đồng thời qua cách thưởng thức độc đáo đó mà tạo nên những nét văn hóa đẹp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa Rượu Cần của người Mạ ở Đạ Tẻh - Lâm Đồng. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)