II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU TỚI KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế trong thời gian qua ở nước ta.
trong thời gian qua ở nước ta.
Nước ta đang trong quá trình hội nhập, nên hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế ngày càng phát triển đa dạng. Trong những năm gần đây tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng.
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (2004 - Quý I/2008)
NĂM Kim ngạch xuất
khẩu (tỷ USD) Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) Tổng kim ngạch (tỷ USD) 2004 26.5 31.95 58.45 2005 32.44 36.98 69.42 2006 39.83 44.89 84.7 2007 48.38 60.83 109.21 Quý I/08 13.03 20.4 33.43
(Bảng thống kê dựa trên số liệu thống kê trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội tại website Chính Phủ: www.chinhphu.vn )
Nhìn trên bảng thống kê, ta dễ dàng thấy được mức gia tăng kim ngạch trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (năm 2006 tăng 22% so với 2005, năm 2007 tăng 28.9% so với 2006...) Những mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao (thường có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD) là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, gỗ, điện tử máy tính, cà phê, gạo, cao su, than đá. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của dầu thô là 8.5 tỷ USD, dệt may 7.8 tỷ
USD, giày dép gần 4 tỷ USD, thuỷ sản đạt 3.8 tỷ USD tăng 12.9%, gạo 1.4 tỷ USD tăng 13.9%..
Các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao là máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng , xăng dầu, sắt thép, vải, điện tử máy tính và linh kiện, chất dẻo, nguyên phụ liệu dệt may, hoá chất, ô tô... Trong năm 2007, máy móc thiết bị phụ tùng đạt gần 10.4 tỷ USD (tăng 56.5 %), xăng dầu 7,5 tỷ USD (tăng 25,7%), sắt thép gần 4,9 tỷ USD (tăng 66,2%), vải 4 tỷ USD (tăng 33,6%) điện tử, máy tính và linh kiện 2,9 tỷ USD (tăng 43,7%), ô tô 1,4 tỷ USD (tăng 101%)...
Đến hết tháng 3/2008, đã có 3 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD và cả ba mặt hàng này đều có tốc độ tăng cao so với quí I năm trước: dầu thô đạt trên 2,6 tỷ USD, tăng 48,1%; dệt may 1,9 tỷ USD, tăng 20,2%; giày dép trên 1 tỷ USD, tăng 16,1%...
Nhìn qua tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua, và so sánh với những mặt hàng buôn lậu “nóng” trong từng thời điểm, ta có thể thấy việc tác động của chúng tới toàn bộ ngành là không phải là lớn. Để có được kết quả như vậy thì các cơ quan chức năng phải luôn đấu tranh không khoan nhượng với lực lượng buôn lậu.