Xác định cơ cấu tín dụng hợp lý và tiến hành phân loại khách hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK (Trang 55 - 56)

2. Về công tác nghiệp vụ

2.3.Xác định cơ cấu tín dụng hợp lý và tiến hành phân loại khách hàng

loại khách hàng

Cơ cấu tín dụng thể hiện ở tỷ trọng tín dụng đối với từng khu vực, ngành nghề; tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đặc biệt là phải xác định được kỳ hạn nợ phù hợp; tỷ lệ cho vay đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng.Hiện nay, Ngân hàng đã áp dụng các hình thức cho vay thế chấp tài sản, bảo lãnh và tín chấp, cầm cố. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều phải thế chấp tài sản, ngoài ra doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì còn có thể vay theo hình thức tín chấp. Vì các khoản cho vay tín chấp đều có khả năng gặp rủi ro khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, mà trong cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế có xu hướng cho các doanh nghiệp quốc doanh vay vốn, do vậy trong thời gian tới Ngân hàng nên nghiên cứu mở rộng đối tượng cho vay ra thành phần kinh tế ngoài quốc doanh để thiết lập mạng lưới khách hàng, hạn chế cho vay bằng tín chấp đối với các doanh nghiệp quốc doanh trừ trường hợp có những nhận xét hoàn hảo từ nghiệp vụ phân tích, thẩm định đối với người vay vốn và phương án vay vốn.

Hiện nay, Ngân hàng cũng chưa thực hiện cho các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn. Vì vậy, cần chú trọng hơn đến các đối tượng này để đạt được tăng trưởng về dư nợ, thanh toán quốc tế và các hoạt động dịch vụ. Mặt khác, cần tiếp tục duy trì thị trường truyền thống để tìm kiếm khu vực an toàn cho hoạt động kinh doanh. Thông qua hoạt động phân tích và đánh giá về khách hàng, Ngân hàng sẽ xếp loại khách hàng và đưa ra những chính sách cho vay phù hợp.

+ Khách hàng nhóm A: Là nhóm khách hàng thoả mãn đầy đủ các yêu

uy tín trong quan hệ làm ăn. Nhóm khách hàng này luôn được Ngân hàng ưu tiên cho vay vốn vì có khả năng trả nợ Ngân hàng đầy đủ và đúng thời hạn quy định.

+ Khách hàng nhóm B: Là nhóm khách hàng có tình hình hoạt động sản

xuất kinh doanh thiếu sự ổn định, hiệu quả không cao, có những khó khăn về mặt tài chính tuy nhiên vẫn có khả năng trả nợ. Ngân hàng cần phải có những xem xét, đánh giá kỹ lưỡng đối với nhóm khách hàng này trước khi tiến hành cấp tín dụng, đặc biệt phải nghiên cứu rõ ràng nguồn trả nợ vay, tính khả thi của dự án mà khách hàng đó định thực hiện, hạ thấp mức tín dụng được cấp để đảm bảo sự an toàn.

+ Khách hàng nhóm C: Là nhóm khách hàng có tình hình hoạt động sản

xuất kinh doanh kém, thua lỗ triền miên thậm chí có thể bị giải thể. Nhóm này có khả năng không trả được nợ, gây ra rủi ro rất lớn đối với Ngân hàng, vì vậy cần không cho nhóm khách hàng này vay vốn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng ở Ngân hàng thương mại và cổ phần nhà Hà Nội HABUBANK (Trang 55 - 56)