Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong. (Trang 102 - 106)

C) Phân tích dự án:

2. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án.

– Mục tiêu đầu tư của dự án.

– Sự cần thiết đầu tư dự án.

– Qui mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản

phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.

– Qui mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các

tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động); phân khai/phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết ...

– Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.

2. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. của dự án.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm:

– Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án

+ Phân tích quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra

của dự án.

+ Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.

+ Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai

đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.

Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như:

+ Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay.

+ Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm.

+ Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư,

mức huy động công suất thiết kế). – Đánh giá về cung sản phẩm

+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong

nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.

+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự

án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án.

+ Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ,...) đến thị trường sản phẩm của dự án.

+ Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về

tổng cung sản phẩm, dịch vụ.

– Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không.

Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, Cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:

Thị trường nội địa :

+ Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các

sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không.

+ Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng

tiêu thụ hay không.

+ Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không.

Thị trường nước ngoài:

+ Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất

khẩu hay không (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh,...)

+ Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế

nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu.

+ Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.

– Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối

+ Xem xét, đánh giá trên các mặt:

+ Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo ph-ơng thức

nào, có cần hệ thống phân phối không.

+ Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay

chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét, đánh giá kỹ. Cán bộ thẩm định cũng phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án.

+ Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các

khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án.

+ Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần

có nhận định xem có thể xẩy ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện.

– Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:

+ Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản

phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.

+ Diến biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.

+ Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty cổ phần bao bì Tiền Phong. (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w