III. KINH NGHIỆM QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN TRƯỜNG
3. Vai trò của vốn mạo hiểm đối với doanh nghiệp KH&CN ở Trung
Quốc
Các chính sách, thể chế từ những năm 1980 và đầu 1990 dẫn đến một số lượng lớn các doanh nghiệp khoa học và công nghệ được thành lập ở Trung Quốc trước khi ngành công nghiệp vốn mạo hiểm và các quy định thể chế liên quan hình thành. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1990 các nhà lãnh đạo Trung Quốc công nhận rằng hệ thống hiện tại cho việc hình thành doanh nghiệp mới như một phương tiện để theo đuổi mục tiêu phát triển quốc gia rộng hơn có những hạn chế nhất định. Điều này là do: việc cung ứng vốn ươm tạo ở giai đoạn đầu tiên là quá nhỏ vì nguồn lực có hạn ở các viện nghiên cứu và trường Đại học; ngân hàng bị trói buộc bởi vốn vay không triển khai được và vốn vay gia tăng đưa đến các doanh nghiệp vốn đã rủi ro cao lại không thể đứng vững được. Tương tự như vậy Chính phủ và chính quyền địa phương không có những quỹ phụ trợ để cung cấp cho các doanh nghiệp mới này.
Vấn đề đặt ra đối với đầu tư vào doanh nghiệp mới đó là sự thiếu khung khổ pháp lý thích hợp và động lực để tạo điều kiện cho các kiểu nhà đầu tư mới cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp mới này. Vấn đề tương tự cũng đã được đề cập như là một nguyên nhân của sự thiếu hụt hoạt động phát triển hợp tác giữa các tổ chức và sự thiếu hụt của thị trường công nghệ để khuyến khích các viện nghiên cứu chuyển giao công nghệ hứa hẹn và thương mại đến các doanh nghiệp. Vốn mạo hiểm được xác định như hình thức đầu tư cổ phần rủi ro cao sẽ không thể tồn tại nếu không có xác định pháp lý và bảo vệ quyến sở hữu đối với tài sản của doanh nghiệp mới.
Dần dần từ giữa những năm 1990 nhận thức về vốn mạo hiểm đã chuyển từ hình thức coi như một kiểu tài trợ chính phủ sang hình thức coi như hoạt động thương mại cần thiết để hỗ trợ cho việc thương mại hoá công nghệ mới. Các công ty vốn mạo hiểm nước ngoài đã được phép để đăng ký như một doanh nghiệp thương mại, các công ty mạo hiểm trong nước cũng bắt đầu thành lập. Bảng số liệu dưới đây tóm tắt về các loại công ty mạo hiểm đang hoạt động ở Trung Quốc.
Bảng 4: Tổng quát về các loại công ty mạo hiểm Trung Quốc
Đặc trưng GVCF UVCF CVCF
Vốn ban đầu Chính quyền
địa phương Nhóm công nghiệp của trường đại học Các công ty Trợ cấp, quỹ Mục tiêu Thúc đẩy công nghiệp CNC và thương mại hoá
Thương mại hoá kết quả nghiên cứu va phát triển từ trường đại học.
Tạo cơ hội kinh doanh
Tái đầu tư
Tập trung đầu tư vào
CNC CNC CNC Tăng trưởng/
Tiềm năng cao Giai đoạn đầu
tư chủ yếu
Giai đoạn đầu Giai đoạn đầu Giai đoạn mở rộng
Giai đoạn tăng trưởng
Ghi chú: GVCF – công ty vốn mạo hiểm chính phủ; UVCF – Công ty vốn mạo hiểm trường đại học; CVCF – công ty vốn mạo hiểm hợp danh; FVCF – công ty vốn mạo hiểm nước ngoài.
Nguồn: J. Giao and W. Zhang (2002), P. 19.